Dự án đường sắt nhẹ 20 tỷ USD tại Bali phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc
(CLO) Dự án cũng làm dấy lên những lo ngại về nguồn trợ cấp và khả năng xảy ra ùn tắc giao thông.
Theo dõi báo trên:
Theo thông cáo báo chí của Bộ, hơn 96.000 tấn phân bón của Nga hiện đang bị chặn tại các cảng của EU.
“Là một phần của Bản ghi nhớ Nga - Liên hợp quốc ngày 7 tháng 9 năm 2022, xứ bạch dương đã chủ động gửi 262.000 tấn phân khoáng bị chặn tại các cảng Latvia, Estonia, Bỉ và Hà Lan để viện trợ nhân đạo cho các nước nghèo nhất… Tuy nhiên, chỉ có hai đợt giao hàng được hoàn thành”, Bộ cho biết, đề cập đến chuyến hàng 20.000 tấn đến Malawi và chuyến giao 34.000 tấn sau đó đến Kenya.
“Việc xuất khẩu ba lô hàng theo kế hoạch khác - tới Nigeria (34.000 tấn), Zimbabwe (23.000 tấn) và Sri Lanka (55.000 tấn) đã bị đình trệ, mặc dù thực tế là mọi thủ tục chuẩn bị đã được hoàn tất”, thông báo cho biết thêm.
Cơ quan này lưu ý rằng EU đã nhiều lần tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt không áp dụng trực tiếp đối với phân bón và xuất khẩu thực phẩm của Nga, nhưng trên thực tế, Brussels vẫn tiếp tục ngăn chặn "việc giao hàng miễn phí, thuần túy nhân đạo" các nguồn cung cấp của Nga.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Nga tiếp tục phải đối mặt với nhiều trở ngại do các lệnh trừng phạt, bao gồm các khoản thuế đáng kể và phí cắt cổ cho việc lưu kho, trung chuyển và các dịch vụ hậu cần khác. Nước này cũng không thể thanh toán các dịch vụ sau khi bị cắt khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT.
Thông báo còn mô tả việc phong tỏa các sản phẩm của Nga tại các cảng của EU là “bất hợp pháp” và kêu gọi chính quyền khối này giải phóng các lô hàng.
“Đã đến lúc Brussels, London và Washington phải gắn hành động của họ với những lời nói về việc không gia hạn các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp đối với các sản phẩm nông nghiệp của Nga", Bộ Ngoại giao nước này kết luận.
Phân bón của Nga là một điểm quan trọng trong thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian, theo đó Moscow và Kiev ban đầu đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine tới thị trường thế giới, bất chấp xung đột giữa hai quốc gia. Đổi lại, Nga dự kiến sẽ có các rào cản của phương Tây ngăn cản việc dỡ bỏ xuất khẩu nông sản của nước này.
Thỏa thuận này có hiệu lực vào mùa hè năm 2022 nhưng đã bị hủy bỏ vào tháng 7 năm nay sau khi Moscow cáo buộc phương Tây không thực hiện đúng thỏa thuận. Liên hợp quốc đã kêu gọi Nga quay trở lại thỏa thuận, mặc dù Moscow khẳng định sẽ không làm như vậy trừ khi các điều kiện được đáp ứng đầy đủ.
Trong số các biện pháp khác, Nga đã yêu cầu ngân hàng cho vay nông nghiệp lớn Rosselkhozbank được kết nối lại với SWIFT.
Theo nhiều nguồn tin, trong những tháng đầu năm 2023, nhập phân bón từ Nga của Hoa Kỳ lập kỷ lục mới, đồng thời nước Đức cũng ghi nhận con số gấp 4 lần so với cùng kỳ.
Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê Mỹ, trong 7 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ nhập khẩu phân bón Nga với giá trị kỷ lục 944 triệu USD. Đây là mốc kỷ lục mới trong nhập khẩu phân bón Mosocw của xứ cờ hoa, so với mức 900 triệu USD năm 2022.
Với số liệu trên, Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Hoa Kỳ trong năm nay, chỉ đứng sau Canada. Kế tiếp là Saudi Arabia, Israel và Qatar là 3 quốc gia hàng đầu khác mà Mỹ nhập khẩu phân bón. Từ tháng 1 - 7/2023, Hoa Kỳ đã giảm 22% nhập khẩu phân bón, đạt tổng trị giá 6 tỷ USD.
Không chỉ riêng Hoa Kỳ, nền kinh tế đầu tàu của châu Âu là Đức cũng tăng hơn 4 lần giá trị nhập khẩu mặt hàng phân bón của Nga chỉ từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023.
Trong tuần đầu tháng 9/2023, các tính toán dựa trên dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho thấy Đức đã tăng cường nhập khẩu phân đạm từ Nga trong năm vừa qua bất chấp việc Berlin liên tục bày tỏ ý định tẩy chay quốc gia bị trừng phạt
Lê Na (Theo RT)
(CLO) Dự án cũng làm dấy lên những lo ngại về nguồn trợ cấp và khả năng xảy ra ùn tắc giao thông.
(CLO) Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE) có nguồn gốc từ Việt Nam.
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet vừa công bố Bảng xếp hạng PROFIT500 – Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đạt thứ hạng cao, góp mặt trong đội ngũ 10 đơn vị thành viên của Petrovietnam được tôn vinh trên bảng xếp hạng.
Cán bộ, người lao động Agribank quyên góp, ủng hộ 01 ngày lương chung tay chia sẻ cùng các địa phương và người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
(CLO) Căng thẳng chính trị, tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và sự cạnh tranh khốc liệt trong nước đang làm suy yếu niềm tin của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào quốc gia này. Đặc biệt, sự lạc quan về triển vọng năm năm của họ giảm xuống mức thấp kỷ lục, một cuộc khảo sát cho thấy.