Nga tạm dừng xuất khẩu dầu thô cho Kazakhstan

Chủ nhật, 10/07/2022 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuần này, Nga đã tạm dừng xuất khẩu dầu thô cho Kazakhstan qua một cảng Biển Đen. Kazakhstan là nhà cung cấp lớn thứ năm của EU và điều này làm giảm hiệu xuất nhập khẩu dầu của khối.

Trong cuộc điện đàm ngày 4/7, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã đảm bảo với Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel rằng nước này sẽ hỗ trợ khối 27 quốc gia vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

nga tam dung xuat khau dau tho cho kazakhstan hinh 1

Bằng cách đóng cửa nhà ga Novorossiysk, Nga có thể đưa 1,5 triệu thùng dầu/ ngày ra khỏi thị trường vốn đã chật hẹp. Ảnh: DW.

Tạm thời bị đóng băng nguồn cung dầu

Chỉ một ngày sau sau tuyên bố trên, một tòa án quận ở Novorossiysk - cảng Biển Đen lớn nhất của Nga - đã ra lệnh “đóng băng” một đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan và ngưng xuất khẩu dầu sang châu Âu trong một tháng.

Hai sự kiện không phải là ngẫu nhiên. Chúng là một phần trong việc “trả đũa” giữa phương Tây và Nga về cuộc chiến ở Ukraine.

Khi các nhà chức trách Kazakhstan cố gắng giảm leo thang vấn đề bằng cách tuyên bố rằng đường ống sẽ hoạt động "phù hợp với các yêu cầu an toàn", Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev hôm 7/7 cho biết Kazakhstan sẽ điều tra các tuyến đường xuất khẩu xăng dầu khác của họ.

"Ông ấy [Tổng thống Tokayev] đưa ra tuyên bố với ý định giúp EU khắc phục các vấn đề năng lượng do Nga sắp ban bố lệnh cấm vận dầu mỏ sắp và hiện nay việc cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu bị hạn chế", ông Mikhail Krutikhin, một chuyên gia về chính sách năng lượng của Nga tại công ty tư vấn độc lập RusEnergy chia sẻ với DW.

Nhưng Leyla Alieva, chuyên gia Đông Âu tại Đại học Oxford, cho rằng động thái này "nhìn chung là một phản ứng đối với những nỗ lực của Kazakhstan nhằm trở nên độc lập hơn về mặt chính trị so với Moscow."

Sau hơn 20 năm hoạt động mà không gặp bất kỳ sự cố nào, đường ống dẫn dầu của CPC đã phải hứng chịu hàng loạt sự cố ngừng hoạt động trong những tháng kể từ khi Nga tấn công Ukraine và EU áp đặt các lệnh trừng phạt.

Vào ngày 22/3, hai phao tải hàng được cho là đã bị hư hỏng trong một cơn bão, khiến toàn bộ nhà ga phải ngừng hoạt động trong vài tuần. Tuy nhiên, tờ báo kinh doanh Handelsblatt của Đức đã đưa tin mặc dù không có "bão lớn" trong khu vực, trích dẫn dữ liệu của Cơ quan Thời tiết Đức.

Đường ống tải dầu thay thế có khả thi?

Được biết, hành động ngưng cung cấp dầu của Nga đối với nước này chỉ là "quả bóng bay thử nghiệm”, để xem Kazakhstan phản ứng như thế nào với các biện pháp can thiệp của Moscow.

Nhiều nguồn thạo tin cho rằng Điện Kremlin đang hy vọng các nhà lãnh đạo Kazakhstan sẽ nhượng bộ các yêu cầu của họ trong các cuộc đàm phán có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc gây sức ép thường mang lại kết quả không mong muốn và các nước trong khu vực có thể bắt đầu tìm kiếm các liên minh, thị trường và nguồn lực thay thế.

Nhưng các lựa chọn thay thế cho các tuyến đường xuất khẩu qua Nga là rất xa và rất khó kiếm tìm giữa các nước Trung Á. Các luận điểm chính thức được công bố từ cuộc họp Tokayev-Michel vào đầu tháng 7 cho thấy Tổng thống Kazakhstan đang tìm kiếm sự hỗ trợ của EU để phát triển "các hành lang xuyên lục địa thay thế", bao gồm "một tuyến đường giao thông quốc tế xuyên Caspi."

Những gì ông Tokayev nghĩ đến là một tuyến đường xuất khẩu dầu thô của Kazakhstan sẽ đi qua Nga, dẫn dọc theo Biển Caspi đến Azerbaijan, nơi có một đường ống hiện kết nối nước này với cảng Ceyhan ở Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ.

Kazakhstan đã có quyền tiếp cận tối thiểu với đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan, được vận hành bởi một tập đoàn gồm 11 công ty năng lượng và sẽ phải được mở rộng.

Ảnh hưởng của Nga đối với xuất khẩu dầu thô của Kazakhstan sẽ vẫn là "một vấn đề lớn và lâu dài", ông Krutikhin cho biết, vì hiện tại các lựa chọn thay thế không thể bù đắp cho sự thiếu hụt CPC hiện tại.

Dầu Kazakhstan ngày càng quan trọng đối với EU

Trong vòng hơn hai thập kỹ qua, Đức đã nhập khẩu dầu thô từ Kazakhstan, trong những năm gần đây, nước này lại càng chiếm ưu thế trong thị trường năng lượng Đức.

Năm 2021, quốc gia Trung Á này trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ ba của Đức, sau Hoa Kỳ và Nga. Các số liệu của toàn EU cho thấy dầu của Kazakhstan chiếm 7,5% thị phần, đưa nước này trở thành nhà cung cấp lớn thứ 5 của khối vào năm 2019.

Bên cạnh đó, Kazakhstan đang đạt được vị thế lớn hơn với các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với dầu của Nga, dự kiến có hiệu lực vào ngày 5/12 và nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 xem xét giới hạn giá đối với xuất khẩu dầu thô của nước này.

Ông Krutikhin đến từ Đại học Oxford cho biết ông không mong đợi những tác động lớn đối với thị trường dầu mỏ châu Âu nếu dòng chảy từ Kazakhstan vẫn bị hạn chế trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, nguồn cung cấp cho các nhà máy lọc dầu của EU có thể bị ảnh hưởng, ông nói thêm, "rất khó để đưa ra đánh giá vì hiện nay trên thị trường thế giới vẫn chưa thiếu dầu."

Lê Na (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp