Bắc Giang tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch gắn với hội Xuân Tây Yên Tử
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch và hội Xuân Tây Yên Tử gồm 8 hoạt động chính và 6 hoạt động hưởng ứng, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Theo dõi báo trên:
Phát biểu tại sự kiện, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Đoàn cho biết, Champa là quốc gia cổ đại từng tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hoá Champa chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Java cùng với những sáng tạo riêng đã tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật như phong cách Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm... Nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc còn tồn tại đến ngày nay cho thấy Ấn Độ giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của vương quốc Champa xưa.
Champa hưng thịnh nhất vào các thế kỷ thứ 9 - 10. Sau thế kỷ 15, trung tâm của vương quốc Champa dịch chuyển dần về phía Nam và mang sắc thái mới. Giai đoạn từ năm 1692 (khi chúa Nguyễn đặt Trấn Thuận Thành trên vùng đất Champa) đến năm 1832 (khi Champa chính thức sáp nhập vào Đại Nam dưới triều vua Minh Mạng), những vấn đề về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật Champa dường như còn ít được quan tâm nghiên cứu.
Theo đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã cùng các đơn vị phối hợp nghiên cứu và lựa chọn hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc thuộc giai đoạn lịch sử này (thế kỷ 17 -18) để giới thiệu tới công chúng, trong đó hầu hết các hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.
"Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa dường như còn ít được biết tới, từ đó, biết trân trọng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc", ông Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh.
Trưng bày gồm 2 phần: Tượng và linh vật tôn giáo: Giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu như tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý. Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này.
Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc: Giới thiệu những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo, gồm: khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc... được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga…
Đây là những vật dâng cúng cho thần linh hoặc được sử dụng trong hoàng tộc Champa. Những hiện vật này đều được thể hiện rất tinh mĩ với trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt.
Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Champa, ngoài các công trình kiến trúc đền tháp ở khu vực miền Trung với các phong cách nghệ thuật và khung niên đại tương ứng, ngay từ cuối thế kỷ 19, các học giả người Pháp đã biết đến những vật dụng, đồ thờ phụng quý giá của vua và hoàng tộc Champa thuộc giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 19.
Năm 1905, hai nhà khảo cứu nổi tiếng người Pháp là H. Parmentier và E. Durand đã công bố kết quả nghiên cứu, giới thiệu khá chi tiết về những “kho báu” của các vua Chăm trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Qua các tài liệu đó, chúng ta có được những hình ảnh chân thực đầu tiên để nhận diện và đánh giá những hiện vật thuộc loại hình này đang nằm trong các bộ sưu tập của các bảo tàng, các sưu tập tư nhân trong và ngoài nước.
Trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” diễn ra từ ngày 28/8/2024 đến tháng 10/2024.
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch và hội Xuân Tây Yên Tử gồm 8 hoạt động chính và 6 hoạt động hưởng ứng, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 21/1, khu vực Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng trời rét.
(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa thông báo triển khai kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn Thủ đô.
(CLO) Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa phát hiện sai phạm hơn 9,3 tỷ đồng tại UBND thị xã An Khê (Gia Lai). Trong đó, đáng chú ý có khoản chi phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định với số tiền hơn 8,8 tỷ.
(CLO) Chiều 20/1, TAND TP Hà Nội đã tuyên án phạt 10 bị cáo trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh về các tội: “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” với điểm nhấn là màn trình diễn thiết bị bay không người lái (drone) hỏa thuật lớn nhất thế giới chào Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Chốt phiên ngày 20/1, VN-Index dừng ở mức 1.249,55 điểm, tăng nhẹ 0,44 điểm (0,04%). Tuy nhiên, thị trường ở trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” bởi cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế.
(CLO) Instagram ra mắt ứng dụng chỉnh sửa video Edits giữa lúc TikTok gặp khó khăn, cung cấp công cụ sáng tạo mới, cạnh tranh trực tiếp với CapCut.
(CLO) Những ngày cuối năm, không khí tại làng Thủy Trầm, xã Minh Thắng (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người dân nơi đây đang tất bật với vụ thu hoạch cá chép đỏ, loài cá đặc biệt được dùng trong lễ cúng ông Công ông Táo, một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt.
(CLO) Mùa lễ hội năm 2025, thuyền đò tại chùa Hương sẽ được tích hợp một mã QR để quản lý và tiếp nhận phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò.
(CLO) Dữ liệu nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn cho thấy, lợi suất cho thuê chung cư tại Bình Dương hiện đang dẫn đầu toàn quốc, cao hơn khoảng 30% so với Hà Nội, có một địa bàn trong tỉnh còn cao gấp đôi TP HCM.
(CLO) Tòa án nhân dân TP HCM vừa có quyết định cấm CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KIDO Foods) sử dụng nhãn hiệu Celano cũng như quảng bá thương hiệu này trong chương trình Anh Trai Say Hi.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng loạt dự án ở TP. HCM; Thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia; Phòng CSGT Công an TP. HCM thông tin vụ đèn xanh 40 giây bỗng chuyển đỏ ở quận 1…
(CLO) "Bà tôi, mẹ tôi, chị em tôi" - bộ phim tài liệu không chỉ là những thước phim, mà còn là những câu chuyện cuộc đời đầy cảm xúc, truyền cảm hứng về nghị lực sống và khát vọng vươn lên của những người phụ nữ Việt Nam.
(CLO) Sáng 20/1, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trong tỉnh, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, TP Thanh Hóa tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Ngày 14/1 vừa qua, Mỹ và Armenia đã ký kết một thỏa thuận an ninh nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Trong bối cảnh Nhà Trắng đã đình chỉ quan hệ đối tác với Gruzia, thỏa thuận Mỹ-Armenia được cho là động thái nhằm giành chỗ đứng của Washington ở Nam Kavkaz.
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch và hội Xuân Tây Yên Tử gồm 8 hoạt động chính và 6 hoạt động hưởng ứng, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
(CLO) Mùa lễ hội năm 2025, thuyền đò tại chùa Hương sẽ được tích hợp một mã QR để quản lý và tiếp nhận phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò.
(CLO) Những ngày này, người dân làng trồng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liên, Hà Nội) lại tất bật vào việc chăm sóc, tỉa tót và thu hoạch hoa để kịp cung ứng ra thị trường trước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Chủ tịch Miss Vietnam Business Đặng Gia Bena chính thức công bố chiếc vương miện quyền lực dành cho Tân Hoa hậu Doanh Nhân Việt Nam 2025. Bên cạnh đó, Chủ tịch Đặng Gia Bena kết hợp cùng “Người con đạo hiếu” Ngọc Sơn sẽ trao tặng một căn hộ đặc biệt cho Tân Hoa hậu của cuộc thi, cùng phần thưởng 100 triệu đồng hiện kim ngay trong đêm Chung kết. Tổng giá trị giải thưởng dành cho “chủ nhân” của ngôi vị cao quý nhất lên đến gần 4 tỷ đồng.
(CLO) UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành văn bản về việc tổ chức bắn pháo hoa nổ đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Với thiết kế sang trọng cùng nhiều công nghệ hiện đại, tổng mức đầu tư hơn 504 tỷ đồng, Bảo tàng Đà Nẵng sẽ chính thức đi vào hoạt động ngày 29/3.
(CLO) Phát huy giá trị các nghi lễ cung đình và phong tục Tết dân gian truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1 đến 6/2/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 9 Tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với nhiều chương trình đặc sắc, đây hứa hẹn là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô trong dịp đầu xuân.
(CLO) Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 thu hút số đông người dân và du khách trong nước tham gia.
(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, nhiều cơ sở sản xuất gốm tại làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) lại tất bật sản xuất những mẻ gốm, cho ra mắt nhiều sản phẩm hình rắn độc đáo trước thềm năm mới như một điểm nhấn báo hiệu “Tết đến Xuân Sang” đang rất gần với người Việt.
(CLO) Lễ hội Đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025 tại Nam Định dự kiến sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 11 - 16 tháng Giêng) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức đồng loạt.