Ngân hàng Thế giới: Việt Nam nên gia hạn chương trình phục hồi kinh tế sang năm 2024

Thứ hai, 18/12/2023 20:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: Thúc đẩy thị trường bất động sản là chìa khóa cho ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Trong bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 năm 2023, WB  khuyến nghị Việt Nam xem xét gia hạn thực hiện chương trình hỗ trợ kinh tế (2022-2023) sang năm 2024.

WB đưa ra khuyến nghị này để cho phép các khoản đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đầy đủ, hỗ trợ tổng cầu vì nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những khó khăn.

ngan hang the gioi viet nam nen gia han chuong trinh phuc hoi kinh te sang nam 2024 hinh 1

Nền kinh tế hiện vẫn đối diện với nhiều khó khăn. Ảnh: TNCK.

“Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, những điểm yếu của khu vực tài chính đòi hỏi phải tiếp tục cảnh giác. Đồng thời, nỗ lực khôi phục niềm tin và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản sẽ là chìa khóa hỗ trợ ổn định kinh tế trong ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, WB lưu ý thêm.

Theo nhận xét của WB, sản xuất công nghiệp của Việt Nam tiếp tục cải thiện hơn nhưng triển vọng vẫn khá ảm đảm. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,7% do tăng sản lượng một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may và thiết bị điện nhưng PMI của Việt Nam vẫn nằm trong vùng suy giảm trong tháng 11 (47,3 – mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2023). Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm trong tháng 11, cho thấy tình trạng bên cầu vẫn còn khá mong manh.

Soi vào số liệu thống kê doanh số bán lẻ hàng tháng gần như không thay đổi (-0,27%) vào tháng 11 năm 2023, tăng trưởng doanh số bán lẻ trung bình đạt khoảng 7,5% so với cùng kỳ trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch là khoảng 12% so với cùng kỳ, WB chỉ ra rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ chững lại và tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn mức trước đại dịch.

Cũng theo WB, bất chấp sự sụt giảm nhỏ và có thể chỉ mang tính tạm thời trong xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nói chung trong tháng 11 vẫn ổn định trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài phục hồi, tăng lần lượt 6,7% (so cùng kỳ) và 5,1% (so cùng kỳ). Tuy nhiên, xuất khẩu và nhập khẩu lũy kế trong 11 tháng năm 2023 vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2022, giảm lần lượt 5,9% (so cùng kỳ) và 10,7% (so cùng kỳ).

Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn ổn định ở mức 3,5% (so cùng kỳ) vào tháng 11 năm 2023, so với 3,6% (so cùng kỳ) trong tháng 10, thấp hơn nhiều so với lạm phát mục tiêu 4,5%.

Tăng trưởng tín dụng tăng nhẹ trong tháng 11, tăng ở mức 10,3% (so cùng kỳ), so với mức tăng 9,3% (so cùng kỳ) trong tháng 10, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN đặt ra (14,5%) và mức trước đại dịch (12-15%). Tình hình này là do niềm tin của nhà đầu tư và đầu tư tư nhân tiếp tục còn yếu, một phần liên quan đến sự không chắc chắn về sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài cũng như sự trì trệ của thị trường bất động sản.

Cam kết FDI tiếp tục mạnh mẽ, tập trung cao vào lĩnh vực chế biến, chế tạo. Cam kết FDI lũy kế trong 11 tháng năm 2023 tiếp tục tăng, đạt 28,8 tỷ USD, cao hơn 14,8% so với cùng kỳ năm 2022, bất chấp những bất ổn toàn cầu, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khoảng 10% so với mức trước Covid (2019). Sản xuất chiếm hơn 60% số vốn cam kết đăng ký mới và góp vốn bổ sung.

Mặt khác, bất động sản chỉ chiếm 3,5% vốn đăng ký trong 11 tháng đầu năm 2023 so với 16,7% cùng kỳ năm 2022, phản ánh tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản trong nước.

Tính đến cuối tháng 11, vốn FDI giải ngân đạt 20,3 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách Chính phủ 11 tháng đầu năm 2023 giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2022, do các hoạt động kinh tế chững lại. Mặt khác, chi tiêu công lũy kế 11 tháng đã tăng 10,6% (so với cùng kỳ), phản ánh nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại. Giải ngân đầu tư công trong 11 tháng đầu năm tăng 36,3% (so cùng kỳ), nhưng vẫn chỉ chiếm 63,4% tổng phân bổ ngân sách vốn hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt cho năm 2023.

Tính đến cuối tháng 11/2023, Kho bạc Nhà nước đã phát hành trái phiếu Chính phủ trị giá 284 nghìn tỷ đồng, tương đương 71% kế hoạch phát hành năm 2023 để tái cấp vốn và chi đầu tư công. Phần lớn các đợt phát hành (88,6%) có kỳ hạn dài (10 đến 30 năm) với lãi suất trung bình là 3,25%/năm.

Theo WB, Chính phủ Việt Nam đang tăng tốc thực hiện ngân sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

“Do nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những khó khăn, các cơ quan chức năng có thể xem xét gia hạn thực hiện chương trình hỗ trợ kinh tế (2022-2023) sang năm tới để cho phép các khoản đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đầy đủ, hỗ trợ tổng cầu”, WB khuyến nghị.

WB khuyến nghị thêm: Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, những điểm yếu của khu vực tài chính đòi hỏi phải tiếp tục cảnh giác. Đồng thời, nỗ lực khôi phục niềm tin và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản sẽ là chìa khóa hỗ trợ ổn định kinh tế trong ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô