(CLO) Tại nước Anh, nỗi lo thiếu khí đốt đã lan tràn khắp các hộ gia đình đến các nhà máy khí nghiệp. Nổi bật, ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất trong lịch sử.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã mang đến “hai đám mây đen ở phía chân trời” cho các công ty sản xuất - các hóa đơn năng lượng tăng vọt và viễn cảnh buộc phải đóng cửa do chính phủ thực thi.
Theo các quan chức chính phủ Anh, các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ được yêu cầu đóng cửa để bảo toàn điện cho các bệnh viện, dịch vụ khẩn cấp và hộ gia đình trong trường hợp thời tiết lạnh giá kết hợp với tình trạng thiếu khí đốt gây mất điện.
Vào thứ 6 tuần này, chính phủ nước Anh đã thông báo sẽ xem xét tăng trợ cấp cho một số công ty, đơn vị sử dụng năng lượng lớn nhất. Trong khi đó, chính phủ cũng đã giảm giá năng lượng tái tạo cho những bên sử dụng năng lượng lớn trong các ngành công nghiệp thép, giấy, thủy tinh, gốm sứ và xi măng. Theo sự tư vấn, chiết khấu đó có thể tăng từ 85% đến 100%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp, điển hình là những công ty sử dụng năng lượng lớn nhất mới được hưởng lợi.
Tại nhà máy sản xuất ngói đất sét Dreadnought Tiles bên ngoài Birmingham, các nhân viên chuyên môn giám sát 9 lò nung xuyên suốt 24 giờ/ngày. Trong đó, các lò nung đạt nhiệt độ 1.130C và có khả năng nung 40.000 viên ngói mỗi ngày. Giờ đây, Alex Patrick-Smith, giám đốc điều hành của công ty có tuổi đời 217 tuổi đang phải đối mặt với viễn cảnh buộc phải “đóng băng” hoạt động sản xuất.
Được biết, nhà máy Dreadnought thuộc một nhóm công ty sử dụng năng lượng nhiều nhất ở Vương quốc Anh, các nhà sản xuất này sử dụng khoảng 210.000 nhân công và đóng góp 29 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế.
Từ các nhà sản xuất thép và công ty hóa chất đến các nhà sản xuất thủy tinh và gốm sứ, những người chơi lớn nhất trong nhóm này “ngốn” một lượng lớn năng lượng. Theo các thống kê, lĩnh vực công nghiệp nặng chiếm khoảng 16% mức sử dụng năng lượng của Anh Quốc, sau lĩnh vực giao thông và tiêu dùng trong nước.
Theo báo cáo của công ty sản xuất gạch ngói Dreadnought, hàng tháng giám đốc Patrick-Smith sẽ phải trả hoá đơn tiền điện đã tăng lên con số 147.000 bảng Anh vào tháng 6, (tăng 89 bảng Anh so với mức 58.000 bảng Anh cùng kỳ năm trước).
Dự kiến, con số này có thể vượt quá 400.000 bảng Anh nếu không có sự can thiệp của chính phủ, công ty có thể phải cắt giảm lực lượng lao động của mình.
Bên cạnh đó, ông Smith chia sẻ: “Nếu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga thì chúng ta cần thừa nhận đây là một cuộc chiến kinh tế, nếu không có sự hỗ trợ, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan”.
Nếu các công ty sử dụng nhiều năng lượng đang phải đối mặt với chi phí nhiên liệu tăng cao thì nhiều nhà sản xuất nhỏ hơn phải đối mặt với các hợp đồng bảo hiểm rủi ro dài hạn, được ký trước khi giá năng lượng hiện tại thậm chí có thể cạn kiệt vào mùa thu này. Hiện nay, nhiều công ty không muốn cố định ở mức giá cao, họ sẽ phải đối mặt với những biến động của thị trường đầy rẫy hỗn loạn.
Vào tháng 10, công ty Nuneaton Subcon Laser Cutting dự kiến sẽ ký hợp đồng năng lượng cố định có hiệu lực trong vòng 5 năm, tuy nhiên với giá năng lượng tăng cao đến 5 lần, buộc nhà sản xuất này phải chuyển sang một thỏa thuận linh hoạt hơn. Matt Brown, người điều hành của doanh nghiệp cho biết: “Cuộc khủng hoảng năng lượng này là cơn đại hồng thủy đối với ngành công nghiệp và không có hồi kết. Nó dường như đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn và các doanh nghiệp chỉ không đủ khả năng chi trả”.
Anh Brown cho hay: dự kiến chi phí năng lượng hàng tháng của doanh nghiệp sẽ tăng từ 15.000 bảng đến 20.000 bảng Anh đạt mốc 50.000 bảng Anh trong vòng một tháng.
Trong khi đó, Tom Stokes, quản lý công ty gia đình John Stokes Chrome, dự kiến sẽ trả một khoản tiền tương tự. Dự kiến, các hoá đơn năng lượng phải trả sẽ gấp đôi số tiền trước đó - thường là từ 18.000 đến 23.000 bảng - theo một hợp đồng có tỷ lệ cố định kết thúc vào tháng Sáu. Giờ đây, công ty của anh, doanh thu khoảng 2,5 triệu bảng mỗi năm, dự kiến sẽ phải kiếm thêm 300.000 bảng Anh nữa mới có thể gồng lỗ.
Các ông lớn công nghiệp của Anh cũng sẽ theo dõi chặt chẽ sự khác biệt về chi phí năng lượng giữa Vương quốc Anh và Châu Âu. Cơ quan công nghiệp UK Steel ước tính các nhà sản xuất Anh đã trả nhiều hơn 61% cho tiền điện so với các đối thủ cạnh tranh ở Đức và 51% so với ở Pháp.
Người đứng đầu bộ phận chính sách của UK Steel, Richard Warren, cho biết: “Các nhà sản xuất thép của Vương quốc Anh phải đối mặt với chi phí điện cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất ở châu Âu, ngay cả khi giá bán buôn toàn cầu tăng. Vì thế, chính phủ Anh Quốc nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp để giảm chính sách và chi phí. "
Các nhà sản xuất có ít lựa chọn để cắt giảm mức tiêu thụ hiện có. Được biết, nhiều công ty đã phải chạy ca đêm để tận dụng giá thị trường rẻ hơn - nhưng đối với các công ty nhỏ chi phí trả lương cao hơn để khuyến khích nhân viên làm việc theo giờ giấc không ổn định là điều cấm đoán.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng năng lượng cũng làm tăng trọng tâm đầu tư vào máy móc hiệu quả nhằm giảm tiêu tốn năng lượng
Công ty của anh Subcon đã chuyển các dòng máy móc cũ laser CO2 sang các máy sợi quang tân tiến hơn. Trong khi đó, công ty của ông Stokes cũng đang tìm cách giảm thiểu việc sử dụng năng lượng bằng cách đầu tư vào các máy móc mới.
Tuần trước, chính phủ nước Anh cho biết “các hộ gia đình, doanh nghiệp và ngành công nghiệp có thể tự tin rằng họ sẽ có điện và khí đốt mà họ cần”, tuy nhiên những lo ngại về tình trạng mất điện vào mùa đông vẫn là nỗi lo.
Tata Steel, chủ sở hữu của nhà máy thép Port Talbot rộng lớn ở miền nam xứ Wales, cho biết công ty đang theo dõi tình hình “rất chặt chẽ”, mặc dù hoạt động sản xuất của công ty không có khả năng bị ảnh hưởng.
Trong tình hình năng lượng diễn biến tiêu cực, các công ty sẽ bị yêu cầu đóng cửa. “Có rất nhiều chi phí phát sinh - bảo hiểm, tiền thuê nhà - mà chúng tôi vẫn phải trả nếu đóng cửa” ông Steel chia sẻ.
(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.
(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.
(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.