Ngành công nghiệp hỗ trợ tích cực chuyển đổi số: Giải pháp ứng phó hậu COVID-19

Thứ năm, 15/09/2022 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo ý kiến chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ khi chuyển đổi số, chuỗi giá trị toàn cầu sẽ được điều chỉnh theo hướng linh hoạt và bền vững hơn để có khả năng ứng phó tốt hơn với các rủi ro và cú sốc từ bên ngoài như đợt dịch COVID-19 vừa qua.

Tốc độ chuyển đổi số của toàn ngành công nghiệp còn thấp

Vài năm trở lại đây, nhiều ngành nghề kinh tế đã tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ hiện đại, phát triển sản xuất thông minh, nhằm cắt giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Tuy nhiên, trong một báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang có tốc độ chuyển đổi số tương đối thấp, với điểm trung bình toàn ngành chỉ đạt 0,53/5 điểm.

nganh cong nghiep ho tro tich cuc chuyen doi so giai phap ung pho hau covid 19 hinh 1

Theo ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, bên cạnh việc thiếu một chiến lược phát triển phù hợp, thì khả năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp cũng đang bị hạn chế bởi những vấn đề có tính chất hết sức cơ bản mà ngay cả doanh nghiệp cũng chưa nhận thức hết được.

Một số hạn chế có thể kể đến như: khả năng số hóa dữ liệu trong doanh nghiệp chưa cao, mức độ ứng dụng các công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn rất thấp, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa trang bị những kỹ năng đầy đủ cho người lao động để làm việc trong một nhà máy thông minh,...

Bên cạnh đó, trong một báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Đơn cử như doanh nghiệp sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân, dữ liệu doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp khó khăn do thiếu hiểu biết của người lao động. Cũng có doanh nghiệp khó chuyển đổi số do thiếu cam kết, hiểu biết của đội ngũ quản lý doanh nghiệp, khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số,…

Do đó, ông Hòa cho rằng: Chuyển đổi số sẽ là một hành trình dài và mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một lộ trình cụ thể. Đồng thời, doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển đổi số sẽ là đầu tư cho những giá trị và sức cạnh tranh mới của doanh nghiệp.

“Lộ trình này sẽ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp trong một bối cảnh phát triển mới”, ông Trần Việt Hòa nhấn mạnh.

Công nghiệp hỗ trợ tích cực chuyển đổi số

Trong khi tốc độ chuyển đổi số của toàn ngành công nghiệp còn thấp, thì riêng ngành công nghiệp hỗ trợ lại là một điểm sáng. Nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề này đang đầu tư rất mạnh nhằm đổi mới công nghệ và chuyển đổi số.

Theo ông Nguyễn Xuân Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trần Thành cho biết: Trước đây, dây chuyền sản xuất bao bì của nhà máy này thường xuyên gặp lỗi ở công đoạn in dẫn đến công suất nhà máy không được cao, thì nay đã được cải thiện nhờ vào việc doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp chuyển đổi số.

nganh cong nghiep ho tro tich cuc chuyen doi so giai phap ung pho hau covid 19 hinh 2

“Bước đầu chúng tôi đã xây dựng được nền tảng nhà máy thông minh, nền tảng ERP cho các bộ phận, tăng năng lực nhà máy thông minh, tăng được 26% hiệu suất sử dụng kho, giảm 50% lỗi giới hạn tại công đoạn in”, ông Dũng nói.

Chuyển đổi số, tái cơ cấu là xu thế tất yếu của doanh nghiệp thời 4.0, nhưng theo các chuyên gia, hiện tham gia xu hướng mới này vẫn chỉ là những tên tuổi quen thuộc trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong khi phần lớn doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số.

Theo ông Jang Yoon Ho - Giám đốc bộ phận Hỗ trợ đối tác, Samsung điện tử Việt Nam cho biết: Từ cách đây vài năm, Hàn Quốc đã thực hiện dự án nhà máy số, và điều này đã cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh sản xuất.

“Tương tự như vậy, tôi tin rằng thông qua chuyển đổi số, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ cải thiện được khả năng cạnh tranh căn bản, xây dựng nền móng vững chắc để hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu”, ông Jang Yoon Ho nói.

Đồng tình với nhận định này, ông Cao Văn Bình - Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng: Trong thời gian tới, chuyển đổi số sẽ diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, hoạt động kinh tế.

“Chuỗi giá trị toàn cầu sẽ được điều chỉnh theo hướng linh hoạt và bền vững hơn để có khả năng ứng phó tốt hơn với các rủi ro và cú sốc từ bên ngoài như đợt dịch COVID-19 vừa qua”, ông Bình nói.

Công nghiệp hỗ trợ nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung tập trung chuyển đổi số

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung trong việc chuyển đổi số, Bộ Công Thương sẽ triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ tập trung theo hướng hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh.

Trước hết sẽ tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, nâng cấp công nghệ cho doanh nghiệp; tạo nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, từ đó tận dụng tốt các cơ hội tiếp cận thị trường từ các hiệp định thương mại, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cùng với đó, thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp. Cơ quan quản lý sẽ đóng vai trò kết nối, hướng dẫn, hỗ trợ, thiết lập các yếu tố nền tảng cho quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Tiếp đó, tập trung xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Bộ gắn với phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.

Trong đó, ưu tiên triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới và thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời, triển khai kết nối các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Bộ với hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong ngành.

Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tăng cường nâng cao năng lực, phát huy tiềm lực của các tổ chức khoa học và công nghệ trong ngành; nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư và hỗ trợ để phát huy tiềm lực, lợi thế của mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ chuyên ngành với bề dày kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia, cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao; đồng thời khai thác hiệu quả các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm tại các viện nghiên cứu, trường đại học trực thuộc Bộ.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô