Ngành đường sắt: Cần giải pháp đột phá để tồn tại, phát triển

Thứ năm, 01/04/2021 09:44 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù được nhận định là đất nước có hệ thống đường sắt tương đối hoàn thiện và sớm ở khu vực nhưng hiện nay ngành này đang đối mặt trước không ít thách thức để bứt phá và phát triển nội lực vốn có.

Đường sắt đã quá lạc hậu!

Đối mặt với những khó khăn kinh niên như hạ tầng yếu, công nghệ lạc hậu, chưa được đầu tư xứng đáng và thêm tác động của đại dịch Covid-19, ngành đường sắt đã khó khăn nay lại càng lao đao. Có thể nói, đường sắt tụt hậu là một sự lãng phí nguồn lực của đất nước.

Đường sắt Việt Nam đã quá lạc hậu và không có nhiều thay đổi so với lúc bắt đầu hình thành.

Đường sắt Việt Nam đã quá lạc hậu và không có nhiều thay đổi so với lúc bắt đầu hình thành.

Theo chia sẻ của ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), các tuyến đường sắt đã được xây dựng cách đây 140 năm. Đường sắt của chúng ta hiện nay đang ở nền tảng công nghệ thứ hai, đó là công nghệ diezen, công nghệ ban đầu đó là đầu máy hơi nước. Hiện nay, các nước phát triển họ đưa công nghệ lần thứ ba, đó là công nghệ điện khí hóa, thứ tư là điện từ và bây giờ người ta còn đang nghiên cứu đến đường sắt chạy trong đường ống.

Một thực trạng khác là từ khi hình thành đến nay, ngành đường sắt không xây dựng các tuyến mới, không cải tạo, nâng cấp mà chỉ duy tu, bảo trì để đảm bảo hoạt động an toàn chạy tàu thường niên và kinh phí đó cũng đang thiếu.

Đồng thời với sự phát triển kinh tế, rõ ràng nhu cầu của cả vận tải hàng hóa cũng như vận tải hành khách là rất lớn. Trong khi năng lực thông qua nhu cầu vận tải của thời điểm xây dựng và tính trong 50 năm tiếp theo còn hạn chế bởi năng lực của đường sắt đơn thông qua một ngày đêm chỉ có 21 đôi tàu. 

Trong bối cảnh hiện tại, ĐSVN là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Sản lượng, doanh thu trong năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng do lượng khách hạn chế đi lại. Đặc biệt trong đợt cao điểm vận tải Tết Nguyên đán vừa qua, dịch bệnh bắt đầu bùng phát trở lại tại Hải Dương và một số tỉnh phía Bắc, doanh thu của ngành đường sắt chỉ đạt khoảng 30% so với cùng kỳ. 

Đứng trên góc độ về kinh tế tài chính, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhận định, trong 30 năm đổi mới ngành đường sắt chưa được quan tâm đúng mức. Việc đầu tư cho ngành đường sắt chưa có được một căn cơ đúng tầm chiến lược và có tính đột phá đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Nhất là với nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa.

Khi so sánh với các lĩnh vực giao thông khác như hàng không, đường bộ,... thì đường sắt là một trong những ngành chậm phát triển, tư duy nhận thức chưa thay đổi và quan trọng nhất là sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với ngành đường sắt là chưa được thỏa đáng. Để phát triển ngành ĐSVN phải có một kế hoạch chiến lược đầy đủ thì chúng ta mới bố trí nguồn lực, huy động nguồn lực để phát triển.

Một đất nước nếu không khai thác được hạ tầng giao thông đường sắt một cách hiệu quả thì sự phát triển của đất nước, đặc biệt phát triển công nghiệp nặng, phát triển công nghiệp khác cũng sẽ không hiệu quả. Bài học cho thấy rằng, vận tải đường bộ đã đến lúc bão hòa và phải có đường sắt thì mới đảm bảo được sức cạnh tranh của nền kinh tế, ông Tiến nhận định.

Xây dựng tuyến đường sắt đôi trong 20 năm tới

Thông tin từ ông Nguyễn Chính Nam - Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, nhằm giảm thiểu thiệt hại và giảm bớt khó khăn trong thời điểm hiện tại, ngành ĐSVN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương có đường sắt đi qua thực hiện nghiêm túc, triệt để các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Để phát triển ngành đường sắt Việt Nam phải có một kế hoạch chiến lược đầy đủ, huy động nhiều nguồn lực.

Để phát triển ngành đường sắt Việt Nam phải có một kế hoạch chiến lược đầy đủ, huy động nhiều nguồn lực.

Đồng thời tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, thu hút khách đi tàu và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách muốn hủy trả vé. Điều chỉnh giá vé theo từng cung chặng, giảm từ 12%-30% giá vé đối với tàu thống nhất và một số tàu địa phương theo từng giai đoạn diễn biến thực tế của dịch và khuyến cáo của các cơ quan chức năng;

Theo dõi tình hình luồng khách để điều chỉnh linh hoạt kế hoạch chạy tàu cũng như thành phần đoàn tàu nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Rà soát đánh giá kết cấu vận chuyển hàng hóa, hành khách trong điều kiện vận tải hiện tại, xây dựng phương án tổ chức vận tải hàng hóa, hành khách phù hợp,...

Về giải pháp lâu dài nhằm để phát triển ngành đường sắt, ông Phan Lê Bình - chuyên gia về kỹ thuật hạ tầng cho rằng, nếu không thể nào khác hơn là phải có một tuyến đường đôi để chạy tàu. Bởi không thể nào phát triển được năng lực chạy tàu nếu chúng ta chỉ có một tuyến đường đơn. Để phát triển hạ tầng, nếu không xác lập được quy hoạch và xác lập được vị trí của tuyến trên bản đồ từ đó giữ đất cho tương lai, càng về sau chi phí giải phóng mặt bằng càng khó khăn, khiến cho tính khả thi của việc xây dựng tuyến đường đôi càng lâm vào ngõ cụt.

Theo ông Bình, rất cần thiết phải xác định rõ trong quy hoạch phát triển ngành là làm đường đôi. Xác định được hướng tuyến, giữ đất, sau đó có thể không phải ngay bây giờ chúng ta xây dựng tuyến đường đôi trong 5 năm, 10 năm thậm chí 20 năm nữa chúng ta có thể làm dần. Nhưng ngay thời điểm này, cần phải xác định được hướng tuyến và giữ đất cho phát triển đường sắt.

Còn theo ông Đặng Quyết Tiến, đề án quản lý khai thác hạ tầng của ngành đường sắt cần sớm hoàn thiện để xác định rõ lĩnh vực nào là trách nhiệm của Nhà nước thì ngân sách phải bố trí. Khi phân tách rõ, doanh nghiệp cần xác định mình phải làm gì. Những cơ chế chính sách gì để thúc đẩy cho doanh nghiệp thì chúng ta thiết kế cho doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định để có những giải pháp đột phá.

Được biết, Tổng Công ty ĐSVN đã triển khai hàng loạt các giải pháp như tiết giảm tối đa các chi phí sản xuất kinh doanh, tìm mọi biện pháp tăng sản lượng vận chuyển, tập trung đẩy mạnh khai thác vận chuyển hàng hóa để bù đắp doanh thu vận chuyển hành khách thiếu hụt.

Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong chính sách như Nghị định 65 về niên hạn toa xe, Đề án 46 về quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, chính sách thuế đất của các cơ sở sản xuất công nghiệp đường sắt.

Ngày 8/2/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTC quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt. Theo đó, kể từ ngày 8/2/2021 đến hết ngày 31/12/2021, mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được xác định là 4% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt (đã giảm 4% so với quy định tại Thông tư số 295/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 là 8%).

Thế Anh

Tin khác

Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương phối hợp quản lý, không cấp đổi giấy phép lái xe cho tài xế khi chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Giao thông
Thanh Hóa: Gần 1.000 trường hợp vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng

Thanh Hóa: Gần 1.000 trường hợp vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng

(CLO) Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường tập trung xử lý các hành vi vi phạm của các phương tiện chở hàng (đất, đá, cát, sỏi …) vượt quá tải trọng hoạt động trên các tuyến giao thông.

Giao thông
Thêm nút giao cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 sắp được đưa vào khai thác

Thêm nút giao cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 sắp được đưa vào khai thác

(CLO) Thông tin từ Ban điều hành dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (Ban Quản lý dự án Thăng Long), nút giao Đồng Thắng trên tuyến sẽ hoàn thành các hạng mục trước ngày 31/3.

Giao thông
Đồng Nai đề xuất bổ sung làn dừng xe khẩn cấp trên tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Đồng Nai đề xuất bổ sung làn dừng xe khẩn cấp trên tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

(CLO) Mới đây, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai có báo cáo trình UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn.

Giao thông
Tiếp tục tăng cường chạy tàu khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Tiếp tục tăng cường chạy tàu khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), căn cứ vào kế hoạch chạy tàu hiện hành và để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, ngành đường sắt bổ sung thêm kế hoạch chạy tàu khách trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh kể từ ngày 28/3.

Giao thông