Ngành khách sạn Trung Quốc củng cố lại vị thế sau chuỗi ngày đóng cửa bởi Covid

Chủ nhật, 03/07/2022 17:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi du lịch trong nước phải vật lộn với những ảnh hưởng nặng nề sau một chuỗi ngày dài đóng cửa bởi Covid-19, các khách sạn lớn tại Trung Quốc đang dần củng cố lại chỗ đứng bằng làn sóng sát nhập hợp nhất với các khách sạn khác nhỏ hơn.


Vào cuối tháng 3, một khách sạn nổi tiếng Trung Quốc - Zhejiang SSAW Boutique Hotels thông báo rằng họ đã mua lại hai nhà điều hành khách sạn khác. Các giao dịch này có trị giá tổng cộng 140 triệu nhân dân tệ (20,9 triệu USD) và sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của công ty tới hơn 300 địa điểm.

nganh khach san trung quoc cung co lai vi the sau chuoi ngay dong cua boi covid hinh 1

Khách sạn nổi tiếng Trung Quốc - Zhejiang SSAW Boutique Hotels vừa qua đã thu mua lại hai khách sạn nhỏ nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sau đại dịch. Ảnh: Internet.

BTG Homeinns Hotels (Group), một chuỗi khách sạn lớn với khoảng 6.000 địa điểm trên khắp Trung Quốc, đang thu hút các khách sạn nhỏ hơn tham gia vào mạng lưới liên kết ngày càng gia tăng của mình. Khoảng 1.700 khách sạn là một phần của tập đoàn vào cuối năm 2021, tăng so với khoảng 800 khách sạn một năm trước đó.

Đại diện BTG cho biết: “Các khách sạn độc lập đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng do thiếu khả năng hoạt động và chưa có thương hiệu, đồng thời ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc tham gia một phần vào các chuỗi khách sạn hàng đầu”.

Nhiều công ty và nhà đầu tư đang muốn bán bớt khách sạn của họ. Hơn 8.500 tài sản liên quan đến khách sạn tại Trung Quốc đã được đưa ra đấu giá trên nền tảng Alibaba Group Holding vào đầu tháng 6.

Vừa qua, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế du lịch nghiêm ngặt như một phần của chiến lược ngăn chặn Covid, giáng một đòn nặng nề vào các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Theo Bộ Văn hóa và Du lịch, quốc gia này đã ghi nhận 79,61 triệu chuyến đi nội địa trong kỳ nghỉ Lễ hội Thuyền Rồng kéo dài ba ngày vào đầu tháng 6 - giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch trong nước đã giảm 26% trong Lễ hội Thanh minh vào tháng 4 và 30% trong kỳ nghỉ Lễ Lao động vào tháng 5.

Việc đi công tác cũng gặp nhiều khó khăn. Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc, một trong những triển lãm thương mại lớn nhất của đất nước còn được gọi là Hội chợ Canton, đã phải tổ chức hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến trong năm nay. Triển lãm ô tô quốc tế Bắc Kinh dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 cũng đã bị hoãn lại.

Các hãng hàng không cũng chung nỗi đau với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Hãng hàng không lớn nhất của đất nước, China Southern Airlines, đã chứng kiến lưu lượng hành khách giảm 41% trong năm, xuống còn 20,34 triệu người trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4. Các đối thủ lớn là Air China và China Eastern Airlines cũng bị sụt giảm hành khách hơn 40%.

Nhưng không giống như các hãng hàng không, có thể tiết kiệm tiền bằng cách giảm các chuyến bay, các khách sạn phải gánh chịu các khoản chi phí khó cắt giảm như thuê xây dựng và đất đai. Nhiều khách sạn nhỏ và nhà trọ do chủ sở hữu điều hành ở các thành phố cấp thấp hơn và khu vực nông thôn đã buộc phải đóng cửa.

Các khách sạn ở khu vực thành thị là những người hưởng lợi từ nhu cầu được tạo ra bởi nhiệm vụ kiểm dịch áp đặt đối với khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, điều này chỉ dành cho những khách sạn lớn. Sự biến mất của nhiều khách sạn ở các khu du lịch xa xôi có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh nếu nhu cầu du lịch tăng cao trong tương lai.

 Theo Cục Thống kê nước này, chi tiêu cho du lịch năm ngoái là gần 3 nghìn tỷ nhân dân tệ - tăng 30% so với năm 2020, tuy nhiên chỉ bằng một nửa so với năm 2019.

Mọi người hầu như đã trì hoãn việc lưu trú kéo dài và di chuyển đường dài vì sợ bị lây nhiễm Covid-19 tại điểm đến du lịch và buộc phải cách ly. Thay vào đó, các khu cắm trại ở ngoại ô các thành phố được coi là nơi nghỉ ngơi hợp lý hơn với người dân.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô