Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trịnh Hải: Nhớ mãi lần được Bác Hồ khen

Thứ năm, 21/05/2020 10:36 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên của Báo Nhân Dân, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trịnh Hải đã có may mắn được chụp ảnh Bác Hồ trong những dịp Bác tiếp khách trong nước, quốc tế và cho đến nay đó đều là những tư liệu quý giá được lưu giữ tại một số bảo tàng.

Sự kiện: Bác Hồ

Trong tâm thức của người nghệ sĩ ở tuổi xấp xỉ 90 hôm nay không chỉ là những kỷ niệm trong những lần chụp ảnh Bác mà còn là một lần được Người khen.

Báo Công luận

Đối với mỗi người Việt Nam được gặp và trò chuyện với Bác Hồ đã là một may mắn lớn trong cuộc đời. Vậy nhưng Trịnh Hải không những được tiếp cận mà còn được đi theo chụp ảnh Bác thì quả là một vinh dự không hề nhỏ. Tuy nhiên, đây là công việc không hề đơn giản đòi hỏi mỗi tấm ảnh chụp phải toát lên được phong thái, tầm vóc của vị lãnh tụ dân tộc, người được coi là bộ mặt của đất nước. Cũng chính những lần được gần Bác, ông lại càng cảm nhận sâu sắc hơn về con người, tính cách, lối sống, cả những bài học mà Người dạy dỗ, chỉ bảo và ông luôn ghi nhớ suốt gần 90 năm cuộc đời, 70 năm làm nghề ảnh chuyên nghiệp của mình.

NSNA Trịnh Hải kể, một lần đang công tác ở Vinh, ông được đi theo Bác thăm quê nhà Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) và đã chụp được bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ về thăm quê”. Đây là thời điểm cuối năm 1961, là lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong đời Người được về nơi “chôn rau cắt rốn”. Từ căn nhà tuổi ấu thơ ở làng Sen (Kim Liên), khi Bác bước sang nhà bên thì dân làng kéo đến rất đông. Xúc động với tình cảm bà con dành cho mình, Bác nói: “Tôi đi công tác, nhân dịp ghé về thăm quê hương nên không kịp mang theo quà. Bây giờ ai nhiều tuổi ở đây thì giơ tay lên tôi mời thuốc lá”. Trong hộp thuốc lá còn chừng 6, 7 điếu, Bác chia hết cho các cụ cao tuổi. Căn dặn mọi người đoàn kết, ra sức sản xuất xong, Bác chào mọi người để đi chỗ khác. Lúc này, Trịnh Hải mới hỏi nhỏ bác sĩ đi theo Bác: “Một ngày Bác hút mấy bao thuốc lá?”. Vị bác sĩ nói: “Trước đây hạn chế một bao, giờ thì 10 điếu một ngày. Bác chia hết thuốc cho mọi người, thế là từ giờ đến mai sẽ nhịn”. Lúc ấy ông cũng đang nghiện thuốc lá thơm nên rất hiểu sự “thèm thuốc”, thế mà Bác nhịn được trong gần một ngày chỉ vì giữ nguyên tắc “một ngày 10 điếu”. Qua lần ấy, ông rất thấm thía tính kỷ luật tự giác ngay cả trong sinh hoạt của Bác.

Bức ảnh “Bác về thăm quê” nổi tiếng của NSNA Trịnh Hải.

Bức ảnh “Bác về thăm quê” nổi tiếng của NSNA Trịnh Hải.

Nhìn những bức ảnh mà NSNA Trịnh Hải chụp Bác trong một thần thái xuất thần, toát lên một vị lãnh tụ thiên tài nhưng lại rất đỗi bình dị, tôi đã mạnh dạn hỏi ông: “Bác Hồ có khi nào khen những bức hình này?”. Trịnh Hải đáp: Bác vốn dĩ là người suy nghĩ rất thấu đáo, Bác không bao giờ khen như thế. Như hồi tôi còn công tác, nếu có ý kiến về ảnh đăng báo thì Bác thường trao đổi với Tổng Biên tập. Ngày ấy Báo Nhân Dân mới từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội được in bằng máy in Trung Quốc, với lợi thế tự gấp, tự xén nhưng lại có nhược điểm là chỉ in rõ chữ thôi còn ảnh thì rất tồi. Một lần, khi tôi đang làm việc ở phòng Bí thư (nay là Ban Thư ký biên tập) thấy Bác gửi trả lại Tổng Biên tập Hoàng Tùng một tờ Báo Nhân Dân có bức ảnh không nhìn thấy gì, chỉ có một màu tối đen. Bác dùng bút bi đánh dấu hỏi bên rìa ảnh kèm câu: “Cái zì đây?” (Bình thường, Bác hay viết chữ z thay cho d, gi; f thay cho ph).

Thế nhưng, trong đời Trịnh Hải cũng đã được Bác Hồ khen một lần nhưng không phải vì những bức ảnh đẹp mà là cách ăn mặc gọn gàng. Năm ấy là 1960, nhân Ngày Quốc khánh 2/9, Bác mời cơm các gia đình có công với cách mạng từ miền Trung trở ra đến Việt Bắc. Hôm ấy, Bác mặc bộ quần áo nâu. Bác đi chạm ly tất cả các mâm nhưng không uống. Đến bàn dành cho các Bộ trưởng và các nhà báo, thấy một người mặc bộ com lê thắt ca-vạt nhàu quá, Bác dừng chân bảo người ấy: “Chú mặc thế này mà đón khách à? Chú xem các gia đình đến đây toàn nông dân, bình thường người ta ăn mặc xuềnh xoàng có gì mặc nấy nhưng hôm nay đến đây họ mặc quần áo tươm tất còn chú mặc thế này thì gần người ta sao được”. Rồi Bác quay sang Trịnh Hải (khi ấy ông mặc áo sơ mi trắng, quần kaki xanh, đi đôi giầy da): “Đây này, mặc như chú này thì được”.

Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác rất quan tâm đến những người làm Báo Nhân Dân. Bác thường gửi quà cho những người làm báo Đảng. Có lần Bác gửi thuốc lá thơm, chia nhau mỗi người một điếu. Có năm Bác gửi cho xoài, hai người ăn chung một quả, rồi có năm lại gửi nước mắm Nghệ, chia nhau mỗi người một chai. Về sau Bác bảo đồng chí Tổng Biên tập Hoàng Tùng giữ lại nhuận bút bài báo “Nói mà nghe” để cuối năm âm lịch, Bác góp thêm tiền vào liên hoan tất niên. Là người chụp ảnh Bác nhưng Trịnh Hải cũng đã có vinh dự được có mặt chung trong một tấm hình duy nhất với Bác. Đó là bức ảnh của ông Nguyễn Kim Côn (phóng viên ở Phủ Chủ tịch) chụp Bác đến thăm Báo Nhân Dân ngày 18/1/1957. Đó là khoảnh khắc Bác phát kẹo cho con cán bộ Báo Nhân Dân vẫn theo bố mẹ đến cơ quan, còn Trịnh Hải đứng cạnh Bác, hôm ấy ông thắt cà-vạt nhân nhà có đám cưới. Bức ảnh quý này hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trịnh Hải cũng đã đến tận nơi nhờ phóng từ phim gốc để treo trong phòng làm việc bé nhỏ của mình.

Bác Hồ phát kẹo cho con em những người làm Báo Nhân Dân tại trụ sở 71 Hàng Trống (nghệ sĩ Trịnh Hải đeo cà-vạt đứng cạnh Bác). Ảnh: Nguyễn Kim Côn.

Bác Hồ phát kẹo cho con em những người làm Báo Nhân Dân tại trụ sở 71 Hàng Trống (nghệ sĩ Trịnh Hải đeo cà-vạt đứng cạnh Bác). Ảnh: Nguyễn Kim Côn.

Trong căn phòng ấm áp tại tư gia ở phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), NSNA Trịnh Hải say sưa kể về những lần chụp Bác và những câu chuyện đằng sau những bức hình. Khi câu chuyện thật cởi mở, chân tình, tôi gặng hỏi ông: “Khi ấy, Bác Hồ có biết ông là phóng viên Báo Nhân Dân được cử đi chụp ảnh Bác không?”. Ông suy ngẫm một chút rồi đáp: “Có thể Bác chỉ biết mặt, chứ không biết tên. Vì hồi ấy, các NSNA Đinh Đăng Định, Nguyễn Kim Côn rồi Vũ Đình Hồng là những phóng viên ảnh ở Văn phòng Chủ tịch nước chuyên chụp ảnh các hoạt động của Bác thì có thể Bác biết”.

Có thể nói cuộc đời cầm máy đã giành được không ít giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế về nhiều mảng đề tài khác nhau nhưng được chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là “phần thưởng” lớn nhất trong cuộc đời của người nghệ sĩ quê lụa Trịnh Hải. Chính trong khoảng thời gian được gần gũi Người, ông đã học được nhiều đức tính quý báu của Bác để rồi ông luôn nhắc nhở bản thân phải luôn cố gắng rèn rũa, kiên trì và bền bỉ với công việc.

An Vinh

Tin khác

Báo Hải Phòng khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử

Báo Hải Phòng khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử

(CLO) Ngày 29/3, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Báo Hải Phòng tổ chức khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử (tại tên miền baohaiphong.vn). Dự khai trương có nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Nghề báo
Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

(CLO) Sáng 29/3, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, Sở VH-TT TP Đà Nẵng tổ chức khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8-2024.

Nghề báo
Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo