Nghiêm túc xem xét trách nhiệm khi có công trình tổng mức đầu tư tăng lên “gấp 3 lần”

Thứ bảy, 24/07/2021 17:06 PM - 0 Trả lời

(CLO)Đó là nhìn nhận của ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) tại phiên thảo luận tổ về KH đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sáng nay. Theo ĐB Nguyễn Thị Việt Nga, "chúng ta phải chỉ rõ đâu ra nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan để khắc phục trình trạng này trong thời gian tới".

Bài liên quan
Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ 13 của các đại biểu Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ 13 của các đại biểu Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Nghiêm túc xem xét trách nhiệm khi có công trình tổng mức đầu tư tăng lên gần “gấp 3 lần”

Tại phiên thảo luận tổ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sáng nay (24/7), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, trong Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến giai đoạn 2021-2025 đã nêu nên những hạn chế trong thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

“Một trong những hạn chế nổi bật là các công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư quá lớn cho nên là không cân đối nguồn lực nguồn vốn đầu tư. Có công trình tổng mức đầu tư tăng lên gần gấp 3 lần”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Cho rằng đây là việc rất phổ biến, do đó, bà Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị: “Chúng ta phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của các cơ quan có liên quan”.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đặt câu hỏi: Đã chỉ ra việc liên tục phải tăng vốn đầu tư thì trách nhiệm của các cơ quan nằm ở đâu? Nguyên nhân gì? Do năng lực thành lập dự án quá kém của chủ đầu tư hay là do các cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nếu do cơ chế, chính sách thì xem xét đề nghị Quốc hội sửa đổi.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương).

Cũng theo đại biểu đoàn Hải Dương, việc điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư phải chăng do lập dự án quá sơ sài mà vội vàng quyết định để dẫn đến tình trạng khi bắt tay vào thực hiện rất nhiều lần các dự án phải điều chỉnh thì cuối cùng tổng mức đầu tư tăng lên rất nhiều? Hay do sự phối hợp của các Bộ ngành, các địa phương chưa đồng bộ?

“Chúng ta phải chỉ rõ đâu ra nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan để khắc phục trình trạng này trong thời gian tới. Còn nếu không giải quyết dứt điểm việc này mà phân bổ vốn đầu tư công trung hạn sau rồi lại phải liên tục điều chỉnh sẽ vẫn diễn ra”, bà Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Nội dung thứ hai mà đại biểu đoàn Hải Dương băn khoăn đó là trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tổng mức đầu tư công trung hạn giai đoạn này được đề xuất lên 2 triệu 870 nghìn tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch bởi trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

“Cái băn khoăn của tôi là chúng ta thấy trong giai đoạn hiện nay, cho đến 2024, thì nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề của dịch bệnh, thì có nên xây dựng kế hoạch như thời kỳ chưa có dịch bệnh? Cứ giai đoạn sau lại cao hơn giai đoạn trước về vốn đầu tư công trung hạn. Đành rằng nếu tăng vốn đầu tư thì thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng giai đoạn tới thì thu ngân sách rất khó khăn, báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra rõ là giai đoạn 2021-2025 thì còn rất nhiều khoản đến hạn phải tra. Nếu bố trí nhiều ngân sách thế có thực hiện được hay không?”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu vấn đề.

Đại biểu đoàn Hải Dương cho rằng, nên “chốt hạ” con số như đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 sẽ là hợp lý hơn trong tình hình hiện nay và sắp tới bởi vốn đầu tư công trung hạn tăng lên nhiều quá không những rất khó khăn cho ngân sách Trung ương mà còn rất khó khăn cho ngân sách các địa phương, nhất là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Quá nhiều trình tự thủ tục về đầu tư công

Phát biểu tại thảo luận, Trung tướng Trần Hồng Minh (UVTW Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội đoàn Lai Châu) băn khoăn về việc giải ngân vốn tồn đọng và chuyển sang nhiệm kỳ sau rất nhiều, đặc biệt là ở Bộ Giao thông rồi một số địa phương. Trung tướng Trần Hồng Minh cho rằng vấn đề này rất quan trọng nhất là nút thắt, trình tự thủ tục về đầu tư công.

“Chúng tôi làm mà theo các bước quy định ở các bước cơ sở nhỏ như Bộ của chúng tôi thì để thông đồng bén giọt thì cũng mất từ 10 đến 12 tháng mới đến ngày khởi công”, Đại biểu Quốc hội đoàn Lai Châu cho biết.

Trung tướng Trần Hồng Minh (UVTW Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội đoàn Lai Châu).

Trung tướng Trần Hồng Minh (UVTW Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội đoàn Lai Châu).

Trung tướng Trần Hồng Minh nêu ví dụ đó là quy trình của một tư vấn: Ngày xưa làm 1 người tư vấn làm gộp lại từ A đến Z bởi nếu cho dự án chính xác về số liệu thì thường tư vấn phải làm từ bước đầu, chưa trình dự án phải làm các thiết kế chi tiết thì mời chuẩn xác được nhưng đây cứ khái toán nhưng thời gian quy định mỗi một bước như thời gian xin chủ trương đầu tư, sau chủ trương đầu tư tiếp tục đến là đấu thầu, lập dự án. Sau đấu thầu lập dự án mất thời gian đến giai đoạn triển khai lại phê duyệt dự án xong lại đến thiết kế kĩ thuật, rồi dự toán thi công xong rồi đến các bước khác nữa.

“Chỉ cộng lại quy trình mà trong các Luật Xây dựng và Luật Đầu tư công để thực hiện các nội dung này thì ở cấp nhỏ nhất là cấp huyện thì mất gần 1 năm. Ngay trong chỗ báo cáo của Trung ương thì Bộ Giao thông và một số địa phương phản ánh khoảng 2,5 năm cho đến 3 năm mới xong thủ tục đầu tư. Cái này tôi thấy chậm lý do ở đó” Trung tướng Trần Hồng Minh nói.

Vấn đề tiếp theo Trung tướng Trần Hồng Minh băn khoăn đó là gần như các cơ quan chuyên môn để thẩm định một dự án trong đầu tư thì xin ý kiến của tất cả các cơ quan. Theo đại biểu đoàn Lai Châu sẽ rất khó truy trách nhiệm bởi bên nào cũng có liên quan. Do đó, ông đề nghị ban Ủy ban Tài chính – Ngân sách cần nghiên cứu và Chính phủ cần có tháo gỡ thì mới triển khai được.

Vấn đề nữa về muộn triển khai các dự án đầu tư, đại biểu Trần Hồng Minh cho biết: "Tôi thấy cuối năm mỗi nhiệm kỳ thì nghiên cứu để phân bổ vốn đầu tư trung hạn hay các ngân sách khác. Nhưng chúng ta cứ sang đầu nhiệm kỳ thì lại họp, các đơn vị bây giờ muốn làm thì sang năm 2022, mất năm 2021 không làm được gì. Chính phủ trình rồi Quốc hội phê duyệt rồi đến lúc có tiền về cơ sở thì sang năm 2022, như vậy mất 1 năm, thì bảo sao giải ngân chậm. Nếu lên cấp bộ ngành nữa thì xong bộ ngành đá quả bóng xuống các vụ thẩm tra, thẩm định nữa thì thủ tục chắc chắn các địa phương không làm được".

Trung tướng Trần Hồng Minh nêu ví dụ: "Như Bộ Giao thông gần nhất với Chính phủ để thực hiện các nội dung cho mình. Hôm rồi, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết mất hơn 3 năm cho một dự án. Nếu 'thông đồng bén giọt' thì 45 ngày, mà nếu được trong 45 ngày thì các đơn vị yêu cầu chỉnh sửa văn bản này kia mất 1 tháng, 2 tháng. Chỉnh sửa xong không hợp lý thì lại bắt làm lại. Như vậy tôi thấy trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án thì phải bo vào".

Đại biểu Trần Hồng Minh đề nghị chỉ cần 1,2,3 cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dưới là Sở Kế hoạch và Đầu tư là nơi chủ quản thì phải chịu trách nhiệm về việc đó và chỉ cần giao cho một bộ ngành thẩm định dự án đầu tư công thuộc lĩnh vực ngành đó. "Anh có đầy đủ ban bộ ngành chuyên môn, không phải đi sang bộ nọ, bộ kia như Bộ Tài chính thì làm sao đọc được hồ sơ thiết kế", Trung tướng Trần Hồng Minh nêu ví dụ.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức
Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức