Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản Hoàng thành Thăng Long

Thứ sáu, 09/09/2022 06:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hội thảo khoa học quốc tế về di sản Hoàng thành Thăng Long là diễn đàn trao đổi, tham vấn khoa học về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị khu di sản.

Trong hai ngày 8- 9/9, UBND TP Hà Nội phối hợp Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”.

Hội thảo nhằm đánh giá những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là kết quả khai quật khảo cổ học kể từ khi khu di sản được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới; đồng thời trao đổi, học tập kinh nghiệm cũng như tham vấn khoa học về định hướng công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị khu di sản.

nghien cuu bao ton va phat huy gia tri khu di san hoang thanh thang long hinh 1

Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”

Hội thảo đã nhận được 31 tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý di sản trong nước và quốc tế. Các tham luận đề cập đến những kết quả đã đạt được trong các hoạt động tại Hoàng thành Thăng Long trong 20 năm kể từ khi phát lộ, đặc biệt 10 năm kể từ sau khi được vinh danh Di sản văn hóa thế giới trên các lĩnh vực khai quật khảo cổ học theo khuyến nghị của ICOMOS.

Đánh giá kết quả 20 năm khảo cổ học kinh đô Thăng Long (2002-2022) và 10 năm Khảo cổ học khu vực Không gian chính điện Kính thiên (2011-2022), PGS.TS Tống Trung Tín nhấn mạnh, các cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực kinh đô Thăng Long và khu vực Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ một hệ thống di tích và di vật lịch sử đồ sộ minh chứng tiêu biểu, xác thực cho lịch sử - văn hóa Thăng Long, lịch sử - văn hóa Việt Nam phát triển liên tục qua hơn 1000 năm lịch sử.

Đối với việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của khu di sản, PGS.TS Tống Trung Tín cho rằng, công tác khai quật khảo cổ học đã đem lại nguồn tư liệu xác thực, góp phần tích cực và quyết định vào việc xây dựng nhiều chương trình bảo tồn, phát huy giá trị của khu di sản.

Trong đó, có thể kể đến việc xây dựng khu bảo tồn các di tích khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu; nghiên cứu, khôi phục không gian Chính điện Kính Thiên; nghiên cứu, xây dựng Bảo tàng Hoàng cung Thăng Long; nghiên cứu các phương án phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Kinh đô Thăng Long.

nghien cuu bao ton va phat huy gia tri khu di san hoang thanh thang long hinh 2

Chương trình Vui Tết trung thu với chủ đề “Đèn thu lung linh” - một hoạt động bên lề của Hội thảo

nghien cuu bao ton va phat huy gia tri khu di san hoang thanh thang long hinh 3

Một dấu tích khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: TL

nghien cuu bao ton va phat huy gia tri khu di san hoang thanh thang long hinh 4

Phóng viên báo chí tác nghiệp, đưa tin về Hội thảo

Nhận diện kiến trúc cung điện thời Lê qua hệ thống di vật tiêu biểu phát hiện tại khu di sản, theo Thạc sĩ Đỗ Đức Tuệ (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), nhóm di vật đá đều vỡ nhỏ, có niên đại khác nhau nên hiện nay nhận thức còn rất sơ lược, các mô típ, đồ án hoa văn khó hình dung đầy đủ.

Ông Tuệ lưu ý, nhóm di vật bằng gỗ liên quan đến bộ khung chủ yếu là các cấu kiện của một đơn nguyên kiến trúc dạng lầu, gác 3 tầng mái nên có kích thước nhỏ, do đó khi nghiên cứu về cung điện, đặc biệt là chính điện cần phải tính toán tỷ lệ phù hợp.

Đối với nhóm di vật ngói lớp và trang trí mái cho thấy bộ mái cung điện được lợp bằng 2 loại ngói cong và ngói phẳng với đa dạng màu men… Để có dữ liệu khoa học và đầy đủ của hệ thống di vật này cần có kế hoạch nghiên cứu tổng thể và hệ thống tất cả vị trí đã khai quật, làm cơ sở khoa học để nhận diện kiến trúc cung điện cũng như tạo tính xác thực trong việc khôi phục các kiến trúc này…

GS Ueno Kunikazu (Đại học nữ Nara - Nhật Bản) nêu kinh nghiệm về phục dựng lại các công trình kiến trúc đã bị phá hủy, chỉ còn lại dấu tích có tuổi đời hơn 10 thế kỷ mà phía Nhật đã tiến hành phục dựng thành công.

Theo đó, trước tiên, cần dựa vào kết quả của các cuộc khảo cổ học, để dựng lên phác thảo chính xác tới 70-80% công trình kiến trúc cổ. “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựng mô hình ở tỷ lệ 1/50 đến 1/100. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ phá hủy các hiện vật có giá trị gốc” - vị chuyên gia từ Nhật Bản chia sẻ.

nghien cuu bao ton va phat huy gia tri khu di san hoang thanh thang long hinh 5

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu

Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart khẳng định rằng hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục, lâu dài như khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Đồng thời, Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa từ khắp châu Á.

Theo ông Christian Manhart, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại trước đây và vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất. Do đó, việc nghiên cứu và bảo tồn di sản là một quá trình rất lâu dài, đòi hỏi phải có kế hoạch và chiến lược, trong đó cần xác định rõ ràng những lĩnh vực và trọng tâm nghiên cứu…

Ngày 9/9, các chuyên gia sẽ tiếp tục thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn, phục dựng các công trình kiến trúc tại các khu di sản; diễn giải và trưng bày nhằm làm rõ các giá trị nổi bật toàn cầu của các khu di sản thế giới; nghiên cứu giải pháp thiết kế kiến trúc để bảo tồn và phát huy giá trị khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu…

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Cặp bánh chưng nặng hơn 70 kg dâng lên Quốc tổ Hùng Vương ở Hà Tĩnh

Cặp bánh chưng nặng hơn 70 kg dâng lên Quốc tổ Hùng Vương ở Hà Tĩnh

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương tại Khu di tích Đại Hùng, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), người dân phường Đậu Liêu đã gói cặp bánh chưng nặng hơn 70kg để làm lễ vật dâng Tổ và các vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Tổ chức bắn 150 giàn pháo hoa khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức bắn 150 giàn pháo hoa khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại chương trình kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế, khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Đời sống văn hóa
Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy - Biểu tượng của lòng hiếu nghĩa tại Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy - Biểu tượng của lòng hiếu nghĩa tại Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

(CLO) Sáng 16/4, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy năm 2024 với sự tham gia của 13 đội đến từ 13 huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện ý nghĩa nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương 2024.

Đời sống văn hóa
Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

(CLO) Sáng 16/4/2024, tại khuôn viên khu di tích lịch sử - văn hóa đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn tổ chức Lễ dâng hương.

Đời sống văn hóa
Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024); đồng thời, đây cũng là một trong những sự kiện chính nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.

Đời sống văn hóa