(CLO) Một nghiên cứu gần đây do Trung Quốc dẫn đầu về quá trình tiến hóa của khủng long đã đưa ra một cảnh báo quan trọng đối với thế giới hiện đại, nơi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào công nghệ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ, trí thông minh, thính giác và khứu giác của các loài khủng long có sừng đã giảm dần khi chúng phát triển trong suốt 100 triệu năm tiến hóa. Các nhà khoa học cho rằng quá trình này có thể là một cảnh báo cho con người nếu chúng ta tiếp tục quá phụ thuộc vào công nghệ.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Paleobiology vào tháng 10, các nhà nghiên cứu viết: "Khứu giác của các loài khủng long ceratopsian phân kỳ sớm nhạy hơn so với các loài ceratopsid phân kỳ muộn và Protoceratops (một loài khủng long cuối kỷ Phấn trắng ở châu Á). Những loài khủng long có sừng đầu tiên có khối lượng não tương đối lớn, thậm chí lớn hơn nhiều so với hầu hết các loài bò sát còn tồn tại).
Các nhà khoa học giải thích rằng các chức năng như thính giác và khứu giác giúp khủng long nhỏ tránh được kẻ săn mồi, nhưng khi chúng phát triển và lớn hơn, những khả năng này không còn được sử dụng nhiều và dần trở nên kém quan trọng.
Ceratopsian, những loài khủng long ăn cỏ có sừng và diềm, sống trong kỷ Jura và kỷ Phấn trắng. Những loài ceratopsia đầu tiên, như Psittacosaurus và Yinlong, đi bằng hai chân và dài khoảng 1-2 mét. Tuy nhiên sau gần 100 triệu năm tiến hóa, đến cuối kỷ Phấn trắng, các loài ceratopsian như Triceratops đã phát triển khả năng đi 4 chân và đạt chiều dài lên tới 9 mét, có khả năng chiến đấu với các loài khủng long săn mồi như Tyrannosaurus rex.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Viện Cổ sinh vật học và Nhân chủng học Động vật có xương sống ở Bắc Kinh, Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh, cùng Đại học George Washington đã sử dụng công nghệ quét CAT để tạo hình ảnh và phân tích khoang não của các hóa thạch khủng long, từ đó tái tạo kích thước não của chúng.
Phó giáo sư Han Fenglu tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán cho biết: "Khi khủng long sừng lớn lên và phát triển những đặc điểm như lớp phủ bảo vệ, khả năng tự vệ trước kẻ săn mồi được cải thiện, giảm nguy cơ trở thành con mồi. Môi trường trở nên an toàn hơn đối với chúng, trong khi các loài nhỏ hơn vẫn phải dựa vào sự cảnh giác và nhanh nhẹn để sinh tồn".
Han cho rằng, ví dụ từ động vật hiện đại, các loài động vật ăn thịt sống theo bầy đàn như sư tử thể hiện mức độ thông minh cao để phối hợp trong việc săn mồi. Trong khi đó, động vật ăn cỏ như bò rừng và ngựa vằn ít cần trí thông minh hơn, vì sự sống còn của chúng phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm thức ăn và tránh kẻ săn mồi.
Đối với con người, Han cảnh báo rằng việc quá phụ thuộc vào công nghệ có thể làm suy yếu các khả năng tự nhiên của chúng ta. "Chúng ta khó có thể quay lại cuộc sống hoang dã nếu xã hội hiện đại và công nghệ đột ngột biến mất. Chúng ta cần phải duy trì sự nhạy bén của các giác quan và các khả năng khác khi tiến hóa", ông nói.
Han nhấn mạnh rằng con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, đặc biệt là cơ giới hóa và trí tuệ nhân tạo. Điều này có thể khiến chúng ta gặp khó khăn nếu không còn những công cụ này trong tương lai.
"Các phát hiện về khủng long nhắc nhở chúng ta không nên quá phụ thuộc vào công nghệ. Trong khi khủng long không thể kiểm soát quá trình tiến hóa, con người với bộ não tiên tiến có thể quản lý hành vi và lựa chọn của mình", ông nói.
Giới khoa học nói chung và cả những bộ phim viễn tưởng về tương lai (như bộ phim Idiocracy) cũng đều từng đưa ra những cảnh báo tương tự, khi cho rằng việc không phải suy nghĩ nhiều do phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ sẽ khiến trí thông minh con người giảm sút theo thời gian, thậm chí có thế đến mức khờ khạo hoặc ngu ngốc (do mọi thứ đều đã do máy móc làm).
Và đó cũng là căn cứ để các nhà khoa học lo rằng đến một ngày nào đó, robot mới sẽ thống trị thế giới chứ không phải con người trên hành tinh này. Loài người thực tế cũng nhìn ra viễn cảnh đó đang dần định hình ngay vào lúc này, trong bối cảnh robot AI đang phát triển vượt bậc qua từng ngày.
(CLO) Ngày 19/1, tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sơn La đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm sách, báo “Mừng Đảng, mừng Xuân” Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng mùa xuân - Niềm tin với Đảng” và Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Tối 19/01/2025, câu lạc bộ Hà Nội đã giành chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng tại vòng 10 giải V.League 2024/25. Với 3 điểm có được, đại diện Thủ đô hiện đã có 17 điểm, vượt qua Công an Hà Nội để chiếm lấy vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Ngày 19/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu tại Czech, gồm: ông Pavel Tykac - Chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư toàn cầu Sev.en Global Investments và Câu lạc bộ bóng đá SK Slavia Praha – đội bóng hàng đầu của Czech; ông Jiri Smejc – Giám đốc Điều hành Tập đoàn quốc tế PPF và ông Radek Pluhar –Giám đốc Điều hành Tập đoàn Home Credit (công ty con của PPF); ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Cộng hòa Czech.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở châu Âu nói riêng tiếp tục đóng góp tích cực cho đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
(CLO) Ngày 19/1/2025, cuộc thi "Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Du lịch nhí Việt Nam" đã chính thức công bố thêm 2 đại sứ là Nguyễn Phương Trà (Thái Nguyên) và Trần Hương Mộc Trà (Hà Nội).
(CLO) Ngày 19/1/2025 tại Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã có nhiều đóng góp quan trọng.
(CLO) Ngày 19/1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi gặp mặt vinh danh tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu, nhân dịp kiều bào về nước tham dự chương trình Xuân quê hương năm 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 20/1, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, sáng và đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
(CLO) Chiều 19/1, tại Hà Nội, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
(CLO) Google đang nổi lên như một đối thủ nặng ký trong cuộc đua AI nhờ vào nghiên cứu mạnh mẽ, dữ liệu tìm kiếm lớn, hệ sinh thái tích hợp và các sản phẩm AI đột phá như Gemini.
(CLO) Một lệnh ngừng bắn được mong đợi từ lâu ở Gaza đã bắt đầu có hiệu lực sau gần ba giờ trì hoãn, do Hamas chậm cung cấp danh sách ba con tin đầu tiên mà họ cam kết trả tự do.
(CLO) Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?
(CLO) Đài phát thanh và truyền hình Na Uy (NRK) gần đây đã bắt đầu thêm phần tóm tắt do AI tạo ra vào nhiều bài viết được đăng trên trang web của mình để thu hút độc giả trẻ tuổi.
(CLO) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.
(CLO) Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp thực hiện chiến dịch trục xuất hàng loạt những người nhập cư trái phép ngay sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.
(CLO) Một lệnh ngừng bắn được mong đợi từ lâu ở Gaza đã bắt đầu có hiệu lực sau gần ba giờ trì hoãn, do Hamas chậm cung cấp danh sách ba con tin đầu tiên mà họ cam kết trả tự do.
(CLO) Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp thực hiện chiến dịch trục xuất hàng loạt những người nhập cư trái phép ngay sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.
(CLO) Hàng nghìn người đã tập trung tại trung tâm London vào thứ Bảy (18/1) để tham gia cuộc biểu tình ủng hộ Palestine, ngay trước khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas bắt đầu có hiệu lực.
(CLO) Một số cái tên nổi tiếng đã xác nhận sẽ tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1, bao gồm Elon Musk và ca sĩ từng đoạt giải Grammy Carrie Underwood.
(CLO) Ông Donald Trump, người từng là tổng thống thứ 45 của Mỹ, sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai vào ngày 20/1 sau khi tái đắc cử đầy bất ngờ.
(CLO) Vào thứ Bảy (18/1), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rằng ông "nhiều khả năng" sẽ cho TikTok một khoảng thời gian gia hạn 90 ngày để tránh lệnh cấm, sau khi chính thức nhậm chức vào thứ Hai.
(CLO) Tòa án Quận phía Tây Seoul hôm Chủ nhật (19/1) đã gia hạn lệnh giam giữ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thêm 20 ngày, dẫn đến việc hàng trăm người ủng hộ ông đã xông vào tòa án, đập vỡ cửa sổ và đột nhập vào bên trong.
(CLO) Với chưa đầy 72 giờ để chuẩn bị, các nhân viên tại Điện Capitol đang gấp rút chuyển lễ nhậm chức lần hai của ông Donald Trump từ ngoài trời vào trong nhà, do yêu cầu từ nhóm của ông.
(CLO) Greenland, một đảo lớn thưa dân giữa Bắc Băng Dương và Bắc Đại Tây Dương, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng khí hậu. Băng tan nhường chỗ cho đất ngập nước, cây bụi và đá cằn, mở ra cơ hội khai thác khoáng sản.