(CLO) Nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục phá kỷ lục, làm dấy lên lo ngại rằng Trái đất đang xa vời mục tiêu giữ nhiệt độ tăng dưới 1,5 độ C theo thỏa thuận khí hậu Paris.
Hai nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Climate Change vào ngày 10/2 cảnh báo về khả năng này, đồng thời nhấn mạnh sự cấp bách trong hành động khí hậu.
Một trong những nghiên cứu, do nhà khoa học Alex Cannon thuộc Cơ quan Môi trường và Biến đổi Khí hậu Canada thực hiện, cho thấy có từ 60% đến 80% khả năng thế giới đã vượt qua ngưỡng 1,5 độ, dựa trên dữ liệu nhiệt độ của 12 tháng liên tiếp. Nếu tình trạng này kéo dài 18 tháng, vi phạm thỏa thuận Paris gần như chắc chắn.
Nghiên cứu thứ hai, do nhà khoa học khí hậu Emanuele Bevacqua tại Trung tâm Helmholtz, Đức, dẫn đầu, đã xem xét các xu hướng ấm lên trong lịch sử và phát hiện ra rằng năm đầu tiên vượt ngưỡng nhiệt độ cũng nằm trong giai đoạn 20 mà mức trung bình đạt ngưỡng này
Điều này đồng nghĩa với việc nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, năm 2024 sẽ là một phần trong giai đoạn ấm lên lâu dài, báo hiệu bước ngoặt nguy hiểm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ảnh minh họa: Unsplash
Thỏa thuận Paris năm 2015 đặt ra mục tiêu giới hạn nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, với tham vọng duy trì ở mức 1,5 độ. Tuy nhiên với tình trạng phát thải khí nhà kính hiện nay, nhiều chuyên gia lo ngại rằng không chỉ ngưỡng 1,5 độ mà ngay cả mức 2 độ cũng khó tránh khỏi.
Nhà khoa học khí hậu James Hansen, người từng cảnh báo về biến đổi khí hậu từ những năm 1980, cho rằng mục tiêu 1,5 độ "đã không còn khả thi". Ông cũng cảnh báo rằng nhiệt độ toàn cầu có thể vượt quá 2 độ trong hai thập kỷ tới, dẫn đến những hậu quả thảm khốc như băng tan và mực nước biển dâng cao.
Dù vậy, các nhà khoa học vẫn nhấn mạnh rằng cắt giảm khí thải nhanh chóng có thể giúp hạn chế những tác động nghiêm trọng nhất. Giáo sư Richard Allen tại Đại học Reading kêu gọi "tăng gấp đôi nỗ lực" để ngăn ngưỡng 2 độ bằng các biện pháp giảm phát thải mạnh mẽ.
Tuy nhiên một số chuyên gia cảnh báo rằng nếu quá tập trung vào mức 1,5 độ, thế giới có thể mất đi động lực hành động. Giáo sư Daniela Schmidt tại Đại học Bristol lưu ý rằng nếu không có tham vọng cắt giảm phát thải, hành tinh có thể nóng lên tới 3 độ C – một mức độ có thể gây hậu quả không thể đảo ngược đối với cả thiên nhiên và con người.
(CLO) UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn khẩn trương rà soát và hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã theo hướng dẫn của Trung ương. Hạn chót nộp báo cáo cho UBND tỉnh là ngày 22/3/2025.
(CLO) Ngày 19/3, lực lượng chức năng phường Bình Hưng Hòa B phối hợp Công an TP HCM tổ địa bàn quận Bình Tân điều tra, làm rõ vụ nam thanh niên tử vong trong phòng trọ.
(CLO) Chiều 19/3, CLB Công An Hà Nội (CAHN) chính thức thông báo hậu vệ trái Jason Quang Vinh Pendant đã hoàn tất thủ tục nhập tịch Việt Nam, mở ra cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 20/3, TP HCM và khu vực Nam Bộ dự báo có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ, có nơi trên 36 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%. Nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng sẽ kéo dài trong những ngày tới.
(CLO) Ngày 19/3, đơn vị tổ chức cuộc thi Nam Vương Du lịch Thế giới 2025 (Mister Tourism World 2025) tại Việt Nam, chính thức bác bỏ thông tin về việc tạm dừng hoặc thu hồi danh hiệu của cuộc thi.
(CLO) Ban tổ chức cho biết, poster Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạt động diễn ra xuyên suốt trong cả năm, hiện đại và truyền thống theo slogan "Kinh đô xưa, Vận hội mới".
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các cơ quan chuyên môn liên quan tổ chức thực hiện Chương trình “Tinh hoa văn hoá Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” tại thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 19/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới' nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, gợi mở mới mẻ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu tham khảo khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định đầu tư.
(CLO) Ngày 19/3, Cục truyền thông Công an nhân dân phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức chuyến thâm nhập thực tế cho 15 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đến các đơn vị Công an trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tác nghiệp.
(CLO) Hơn 20 thanh, thiếu niên có độ tuổi từ 15 - 18 tuổi ở Nam Định, thuộc 2 nhóm, đã hẹn nhau và cùng chuẩn bị hung khí dao, kiếm, chai bia thủy tinh... để đánh nhau chỉ vì mâu thuẫn cá nhân trên mạng xã hội.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Péter nhất trí khuyến khích doanh nghiệp Hungary đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hungary có thế mạnh, như dược phẩm, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, quản lý nước...; thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo triển khai cơ chế “làn xanh”, yêu cầu xử lý hồ sơ trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm như cầu Tứ Liên, đường Vành đai 4, khu công nghệ cao Hòa Lạc… nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.
(CLO) Ngày 19/3, Báo Văn Hoá phát hiện website tại địa chỉ https://vanhoadisan.com/ giả mạo Báo Văn Hoá điện tử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tờ báo.
(CLO) Ngày 19/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị về tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối 3 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Hàng nghìn nông dân trồng ca cao trên khắp Indonesia đang hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức khác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, vốn đã đẩy giá ca cao lên mức kỷ lục.
(CLO) Mỹ đã rút khỏi JETP, một thỏa thuận khí hậu quan trọng nhằm hỗ trợ Nam Phi, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác chuyển đổi sang năng lượng sạch.
(CLO) Trung Quốc cam kết triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn nhằm giảm phát thải carbon, với mục tiêu đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
(CLO) Theo một phân tích, thực vật và đất trên Trái đất đã đạt mức cao nhất về khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) vào năm 2008. Kể từ đó, tốc độ cô lập carbon của chúng đã giảm dần.
(CLO) Điện gió đang có sự phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn thứ hai thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ sau năng lượng mặt trời.
(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, nguồn oxy của Trái đất sẽ cạn kiệt. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra, và liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không?
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.
(CLO) Chính phủ Nhật Bản đã thông qua các mục tiêu mới nhằm cắt giảm khí thải nhà kính đến năm 2040, đồng thời cập nhật kế hoạch năng lượng và chính sách công nghiệp cho cùng giai đoạn.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo về việc ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.