Ngược đời cảnh giáo viên băng rừng, “bắt” trò tới trường ở Gia Lai

Thứ sáu, 25/03/2022 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để duy trì sĩ số, giúp học trò có được con chữ, các thầy cô giáo ở huyện Kbang (Gia Lai) đã không ngại khó, ngại khổ, vượt suối, băng rừng đến từng nhà, lên tận nương rẫy vận động, đưa học sinh tới trường.

Trốn trong bụi rậm để bắt trò

Xuôi về hướng Đông Nam, xã Sơn Lang (huyện Kbang) cách trung tâm TP.Pleiku, Gia Lai khoảng 130km. Trong chuyến công tác về với ngôi trường Tiểu học Sơn Lang, chúng tôi cảm nhận rõ tình thương của các giáo viên dành cho những cô, cậu học trò vùng khó.

nguoc doi canh giao vien bang rung bat tro toi truong o gia lai hinh 1

Lo sợ trò bỏ học, mất chữ giáo viên Trường Tiểu học Sơn Lang đã đến tất cả các nhà đầm, nương rẫy vận động các em đến trường.

Những năm qua Trường Tiểu học Sơn Lang luôn nỗ lực, cố gắng vì chất lượng giáo dục vùng cao. Một trong những vấn đề được nhà trường quan tâm nhất chính là việc duy trì sỹ số.

Ở đây không giống như các vùng thành phố, phụ huynh (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) vẫn chưa ý thức được việc học của các con. Vì vậy nhiều em học sinh bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ lên nhà đầm, ở lại làm rẫy.

Lo sợ học trò mất đi con chữ, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Sơn Lang đã dành trọn thanh xuân “bám bản” vận động, đưa các em tới trường.

nguoc doi canh giao vien bang rung bat tro toi truong o gia lai hinh 2

 Sau khi vận động các em đến lớp, cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh luôn dành thời gian rảnh để kèm cặp các em học sinh yếu, kém.

Gắn bó với mái trường tiểu học này đã được 21 năm, cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh cho biết: “Cứ mỗi dịp đầu năm học mới, lễ tết hay thường xuyên hơn là đầu tuần, học sinh thường trốn học ở nhà trông em hoặc lên nhà đầm làm rẫy cùng bố mẹ vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Xác định nhiệm vụ trọng tâm là duy trì sỹ số và không để xảy ra tình trạng trò bỏ lớp nên chúng tôi thường thay phiên nhau vào tận nhà đầm, lên nương rẫy tâm sự cùng phụ huynh và các em”.

Cô giáo này chia sẻ: “Để đưa các em đến trường, chúng tôi phải sử dụng nhiều cách khác nhau. Có em khá ngoan ngoãn đến trường, nhưng nhiều em học sinh cá biệt, thầy cô phải trốn vào bụi để bắt. Tức là để các em về hết nhà đầm mới về đó vận động, đưa các em đến lớp".

"Nhiều em học sinh chỉ cần nghe tiếng xe máy là đã biết giáo viên đến, liền chạy hoặc trèo hết lên cây trốn. Nếu nói về kỷ niệm trong cuộc “hành trình đuổi, bắt” các em thì nhiều lắm, một số em lớp 1 còn cắn cả cô vì không muốn đi học”, cô Ánh bộc bạch.

Tương tự cô Ánh, cô Huỳnh Thị Bích Liên – Giáo viên lớp 5 Trường Tiểu học Sơn Lang cũng đã có hơn 20 năm công tác tại trường. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, cô Liên tâm sự: “Bởi vì kinh tế khó khăn nên nhiều em học sinh phải nghỉ học để phụ giúp bố mẹ. Nhiều em nhà xa, cuối tuần đi học về là theo luôn bố mẹ vào nhà đầm ở. Nhiều phụ huynh khi vào nhà đầm cũng đưa các em đi theo vì để ở làng không ai nấu nướng, chăm sóc các em. Đặc biệt là khi các em bị cắt chế độ bán trú”.

“20 năm trước khi về đây nhận công tác, tôi cũng từng có ý nghĩ bỏ nghề thế nhưng chính các em đã trở thành động lực cho tôi trong suốt ngần ấy năm. Niềm hạnh phúc nhất của giáo viên chúng tôi chính là mỗi ngày đến lớp thấy được sự có mặt đông đủ của các em học sinh, chất lượng học tập của các em ngày ngày được nâng lên, trở thành những người có ích cho xã hội”.

Lo trò bỏ học

Theo cô Nguyễn Thị Phượng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lang, toàn trường hiện có 253 em học sinh, trong đó có 133 em người dân tộc Banar. Có 140 em thuộc làng vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) nên được hưởng chế độ bán trú (ăn ở tại trường).

Tuy nhiên, năm 2020 xã Sơn Lang đạt chuẩn nông thôn mới, các làng từ vùng 3 lên vùng 1 nên chế độ của 140 em này “bỗng” bị cắt bỏ.

nguoc doi canh giao vien bang rung bat tro toi truong o gia lai hinh 3

Nhờ sự chịu thương, chịu khó của các thầy cô chất lượng học tập các em học sinh Trường Tiểu học Sơn Lang dần được nâng lên đáng kể.

Cô Phượng cho hay, khó khăn nhất đối với nhà trường khi các em học sinh không được hưởng chế độ, về học tại điểm trường làng thì thường xuyên nghỉ học. Việc các em đi học không đều dẫn đến chất lượng học tập giảm đến 50%.

"Khi các em nghỉ học, tôi đã huy động tất cả giáo viên vào các nhà đầm và nương rẫy để huy động các em đến lớp. Thế nhưng huy động các em ra học được 1-2 hôm lại nghỉ. Lý do các em nghỉ bởi khi không còn được ăn ở tại trường phải đi đi, về về phần thì đường xa, phần theo bố mẹ lên nhà đầm vì ở nhà không ai chăm sóc”, cô Phượng lý giải.

Được biết, hai ngôi làng xa trường nhất là làng Đăk Asên và Srắt. Đây cũng là 2 ngôi làng có nhiều học sinh bỏ học giữa chừng, thường xuyên vắng học sau những dịp lễ tết, đầu năm học mới hay những buổi học đầu tuần.

Vốn dĩ khi còn được hưởng chế độ bán trú, việc vận động các em tới trường đối với các giáo viên vùng khó đã là một bài toán nan giải. Song khi học sinh mất chế độ bán trú việc vận động phụ huynh cho các con đến trường vốn khó nay lại càng khó thêm.

nguoc doi canh giao vien bang rung bat tro toi truong o gia lai hinh 4

Một số em học sinh như hiểu được tấm lòng của thầy cô, chăm chỉ học hành.

Đối mặt với những khó khăn khi các học sinh bị cắt chế độ, được sự giới thiệu của Phòng GD&ĐT huyện Kbang về “dự án nuôi em”, mới đây, 140 em học sinh Trường Tiểu học Sơn Lang tạm thời được hỗ trợ 17.000 đồng/ngày/em. Để đáp ứng đủ điều kiện cho các em, Trường Tiểu học Sơn Lang đã huy động, kêu gọi từ các mạnh thường quân ủng hộ gạo, quần áo, sách vở…

Theo cô giáo Phượng, khi được nhận hỗ trợ từ “dự án nuôi em” và các mạnh thường quân hay từ các trường trên địa bàn, 140 em được ăn ở tại trường. Khi về lại điểm trường chính ngoài giờ học trên lớp các thầy cô giáo bắt đầu thay phiên nhau tập trung kèm thêm buổi tối để các em không bị hổng kiến thức. Cũng nhờ vậy, chất lượng học tập đã dần được cải thiện.

"Tuy nhiên, cô trò cũng đang lo lắng vì “dự án nuôi em” chỉ duy trì hết năm học này, còn năm học mới chưa biết ra sao. Nhà trường cũng đang gặp khó trong vấn đề huy động gạo cho các em…”, cô Phượng thông tin thêm.

Bài và ảnh: Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục
Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

(CLO) Trong báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Giáo dục
Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

(CLO) Ngày 22/4, Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái xác nhận, đã tạm đình chỉ công tác cô giáo trên địa bàn huyện do đã dùng thước kẻ tác động nhẹ lên đầu 1 học sinh.

Giáo dục