Người làm báo góp phần nhân rộng nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác

Thứ tư, 13/07/2022 10:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành phong trào lan tỏa mạnh mẽ nhiều năm qua ở nhiều cơ quan báo chí. Và cũng nhờ sự tích cực, chủ động trong tuyên truyền của các cơ quan báo chí đã góp phần thúc đẩy việc học tập và làm theo Bác trong đời sống.

Trong thành công chung thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, không thể thiếu sự đồng hành của báo chí. Báo chí góp phần phát hiện, tuyên truyền nhân rộng nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ đó ngày càng lan tỏa hơn những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Bài liên quan
nguoi lam bao gop phan nhan rong nhieu tam guong dien hinh trong hoc tap va lam theo bac hinh 1

Người làm báo góp phần nhân rộng nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác. Ảnh minh họa

Tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng, nhiều năm qua, thông qua các chương trình, bản tin thời sự hàng ngày, đặc biệt là chuyên mục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” duy trì phát sóng các chương trình về đề tài này, tập trung tuyên truyền hàng trăm tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05.

Đó là những tấm gương bác sĩ, công an, cựu chiến binh... tạm gác lại việc riêng, thầm lặng suốt 2 năm căng mình nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19; những cán bộ tổ dân phố “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động nhân dân hiến đất chỉnh trang đô thị, hiến đất làm đường; hay những sáng kiến trong công nhân lao động, thực hành tiết kiệm, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng... Qua các phóng sự đó, khán giả thấy được câu chuyện học Bác không ở đâu xa, mà ngay trong những công việc cụ thể, hành động thiết thực, giản dị hàng ngày.

Nhà báo Hoàng Thanh Giang - Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng chia sẻ: Lâu nay, chúng ta vẫn cho rằng “Viết khen thì dễ, viết chê mới khó”. Điều này không sai. Nhưng viết “khen để mà hay” thì quả thực không dễ. Một tấm gương tiêu biểu, nhưng xem xong, khán giả không cảm nhận được cái hay, cái tốt ở đâu, không có được sự đồng cảm thì là một tác phẩm báo chí thất bại. Vì thế, viết về đề tài học Bác, làm theo Bác, trước hết phải hiểu “tư tưởng, đạo đức, phong cách” của Người là gì, từ đó mới soi chiếu vào thực tiễn cuộc sống, tìm tòi, phát hiện những nhân tố điển hình để tuyên truyền đúng và trúng.

nguoi lam bao gop phan nhan rong nhieu tam guong dien hinh trong hoc tap va lam theo bac hinh 2

Chương trình "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Nhân rộng những điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong học tập và làm theo Bác" của Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng được duy trì thường xuyên. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, giống như nhiều nhà báo phóng viên gặp phải, trong quá trình tác nghiệp cũng như tổ chức sản xuất chương trình dễ gặp phải khó khăn trong quá trình triển khai, tìm kiếm đề tài. Nguyên nhân là do phóng viên còn ngại đọc, ngại tìm hiểu về “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nên nhiều tác phẩm báo chí thực hiện còn hời hợt, chung chung, chỉ gọi tên được cuộc vận động mà chưa làm sâu sắc thêm các quan điểm, luận cứ, luận chứng.

Thực tế cho thấy, quá trình tìm kiếm đề tài, phóng viên thường lựa chọn các cá nhân, tập thể đã được biểu dương khen thưởng trong thực hiện Chỉ thị 05, mà chưa có nhiều tìm tòi, phát hiện các nhân tố mới từ thực tiễn. Việc tuyên truyền tập trung về số lượng, chưa có nhiều tác phẩm chất lượng, tấm gương thực sự xuất sắc, có sức lan tỏa, chạm đến trái tim người xem.

Nhà báo Hoàng Thanh Giang cho rằng: “Để công tác này phát huy được mỗi cơ quan báo chí cần ưu tiên dành thời lượng tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong các bản tin, chương trình thời sự hàng ngày. Thực tế hiện nay, khi mạng xã hội bùng nổ, thông tin về mặt trái xã hội tràn lan trên các diễn đàn. Với vai trò định hướng dư luận, Báo chí có “chống” nhưng cần có “xây”. Bên cạnh đấu tranh với tiêu cực, báo chí rất cần lan tỏa những điều tốt đẹp, tử tế. Do vậy, tuyên truyền tốt cuộc vận động nêu trên chính là góp phần xây dựng nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội, hướng xã hội đến những điều tốt đẹp”.

Viết về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh khó nhất là việc tìm phát hiện đề tài, bởi có được đề tài thì mới có thể viết được và có cảm xúc. Điều khó hơn nữa là cách chuyển tải nội dung thông tin tuyên truyền về gương người tốt việc tốt, mô hình mới, cách làm hay sao cho "mềm hoá" nội dung chính trị và số liệu minh chứng.

Vấn đề người làm báo hay phải đối mặt là phần lớn việc học tập và làm theo gương Bác ở các đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện gần giống nhau nên viết rất dễ bị trùng lặp, điều này làm hạn chế về đề tài, cách thể hiện mới trong tác phẩm báo chí. Người viết gặp khó khăn trong việc thể hiện nội dung bài viết khô khan, dễ sai sót nhầm lẫn về quan điểm chính trị.

nguoi lam bao gop phan nhan rong nhieu tam guong dien hinh trong hoc tap va lam theo bac hinh 3

Nhà báo Dương Út nhận giải Nhất Cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý”. Ảnh: NVCC

Nhà báo Dương Út (Báo Đồng Tháp) người đã gắn bó nhiều năm với đề tài học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua. Theo anh, để tác phẩm báo chí viết về đề tài này hấp dẫn độc giả, người viết phải thâm nhập thực tế, bám sát cơ sở để có nhiều chất liệu sinh động cho tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống.

“Người viết không nên bám vào văn bản báo cáo, báo cáo tham luận để "xào" thành bài viết dễ gây nhàm chán cho người đọc. Mảng nội dung học tập và làm theo gương Bác thuộc lĩnh vực chính trị, viết rất khô khan, nên trong tác phẩm báo chí, người viết phải cụ thể vấn đề, gắn với người thật, việc thật để công chúng cảm nhận và nhận thức được việc làm theo gương Bác” - Nhà báo Dương Út thông tin thêm.

Có thể nói, người làm báo sẽ không bao giờ thiếu những đề tài hay, mới, hấp dẫn xung quanh chủ đề về “Học Bác làm theo Bác”, bởi đó không phải là những điều xa xôi mà rất gần gũi, thiết thực xung quanh chúng ta. Điều còn lại chỉ là góc nhìn, kiên trì tìm kiếm, ngòi bút sắc sảo và đặc biệt là cảm nhận từ trái tim của mỗi nhà báo.

Vũ Phong

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo