(CLO) Trong suốt hành trình thực hiện sứ mệnh của mình, người làm báo không chỉ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết về bảo vệ môi trường mà họ còn trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương Nhà báo Võ Mạnh Hùng, Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) người đoạt gần 50 giải thưởng báo chí, trong đó có 9 Giải Báo chí Quốc gia. Anh đã nỗ lực dấn thân để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, phần lớn những bài anh viết đều liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên.
Từ 2013, anh bắt đầu có những bài viết đầu tiên về đề tài này, qua mỗi bài viết đều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người dân, độc giả từ mọi miền. Cũng chính nhờ sự quan tâm đó mà anh biết rằng cần phải đi sâu hơn nữa, đến nhiều vùng quê, vùng núi xa xôi hơn để khai thác mảng đề tài này.
Nhà báo Hùng Võ giữa lòng hồ thuỷ điện, nơi được mệnh danh là “nghĩa địa rừng xanh tố cáo kẻ sát nhân”. Ảnh: NVCC
Trong suốt thời gian triển khai anh rất phấn khởi khi được đồng nghiệp, tòa soạn VietnamPlus luôn tạo điều kiện tốt nhất, với môi trường năng động, khích lệ để anh có những chuyến đi công tác hiệu quả. Thời điểm đầu tiên khi mới bước vào lĩnh vực này, anh cũng bị gia đình ngăn cản vì rủi ro nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe… Tuy nhiên anh cũng dành thời gian thuyết phục người thân trong gia đình, sau đó được gia đình ủng hộ. Từ hậu phương đó, anh yên tâm làm nghề, khai thác các đề tài về môi trường, có được nhiều giải thưởng báo chí về môi trường càng giúp anh thêm yêu nghề hơn.
Hơn 12 năm làm nghề, anh đã có nhiều bài viết về các sự cố môi trường, ô nhiễm nguồn nước, bất cập trong quản lý tài nguyên, phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép… tất cả những loạt bài này sau đó đều được những giải báo chí lớn, nhỏ khác nhau, đặc biệt là Giải Báo chí Quốc gia. Để có được những thành công đó anh không ít lần gặp phải khó khăn hiểm nguy, phải trả giá bằng sức khỏe, phải đương đầu với những đối tượng manh động, lộng hành, sẵn sàng vi phạm pháp luật. Nhiều đối tượng dọa nạt không được quay ra mua chuộc.
Nhà báo Võ Mạnh Hùng tâm sự: “Tình yêu nghề đối với tôi không bao giờ ngơi nghỉ, sau mỗi thành công, tôi lại cố gắng đi tìm những đề tài mới, đề tài ít người biết đến, làm chuyên sâu hơn. Tôi sẽ phải nhập vai vào các điểm nóng để khai thác thông tin. Tuy nhiên việc nhập vai cũng sẽ gặp những rủi ro không mong muốn, như loạt bài 'Ma trận vàng đen' năm 2019, để có được loạt bài này tôi đã trải qua 20 chuyến đi từ Hà Nội đi các tỉnh, mỗi chuyến đi phải vào những điểm nóng khác nhau”.
“Các điểm nóng này đều là những mỏ than đang khai thác trái phép, những mỏ than mặc dù của nhà nước nhưng hoạt động sai phép, trá hình..; nên rõ ràng việc khai thác thông tin phải cẩn trọng vì lộ ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân. Có những nguy hiểm sẽ không lường trước được, đó là những cám dỗ, cám dỗ từ khi đi thực tế. Về viết bài, lên bài, các đơn vị bị phản ánh sẽ tìm mọi cách để tác động, bằng nhiều cách thức, nhiều mối quan hệ khác nhau để dừng bài viết”, nhà báo Võ Mạnh Hùng chia sẻ.
Có thể nói, để theo đuổi được mảng điều tra về môi trường phải xác định con đường đi sẽ nhiều khó khăn. Để làm được, người phóng viên phải giữ cho mình một trái tim nóng và cái đầu lạnh. Từng vụ việc sẽ có những giải pháp về nghiệp vụ khác nhau để đảm bảo có được nhiều thông tin, chính xác nhất và đầy đủ nhất. Người viết phải chuẩn bị sẵn tâm thế, những kịch bản có thể xảy ra, phải biết cách để ứng phó trước.
Nói về điều quan trọng nhất sau mỗi loạt bài, nhà báo Võ Mạnh Hùng cho rằng: "Vấn đề lớn nhất là sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương sau khi các bài viết được đăng tải, ngoài phản ánh vấn đề thì báo chí cũng cần đưa ra những giải pháp, cách làm để xử lý triệt để những vấn đề tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường. Ý kiến của người dân, của cơ quan báo chí sẽ được thực hiện ra sao, nếu như các bài viết không được người dân quan tâm, không được các cơ quan chức năng vào cuộc thì loạt bài đó chưa thành công. Điều quan trọng nhất với người làm báo là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, của cơ quan quản lý nhà nước họ sẽ xử lý như thế nào sau loạt bài”.
Đóng góp ý kiến, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Không phản ánh những vấn đề tiêu cực về bảo vệ môi trường, đội ngũ người làm báo còn có những tác phẩm báo chí nói về việc áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường. Với mục tiêu hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra quy định EPR với hai trách nhiệm là trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải và trách nhiệm tái chế bao bì, sản phẩm của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Kể từ ngày 1/1/2024, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.
Nữ nhà báo Nguyễn Trần Anh Thu (áo trắng) - Đài Tiếng nói Việt Nam và đồng nghiệp tham quan mô hình “Ngân hàng rác - Gửi rác, rút tiền” tại Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh. Ảnh: Lê Tâm
Để phản ánh chân thực về đề tài này, nhà báo Nguyễn Trần Anh Thu - Đài Tiếng nói Việt Nam đã đi thực tế vào cho ra đời tác phẩm nhiều kỳ “EPR: Trách nhiệm và thách thức”. Tác phẩm mang đến cách nhìn nhận mới mẻ về việc bảo vệ môi trường của những doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều chất thải.
EPR nghĩa là “Tránh nhiệm mở rộng của nhà sản xuất” yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải bỏ ra môi trường. Những chai, hộp, lọ, túi, bao bì đóng gói sản phẩm phải được thu hồi, phân loại, tái chế sau khi sản phẩm bên trong đã được sử dụng hết.
Nói cách khác, EPR cho thấy trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng. Việc quản lý chất thải sau tiêu dùng thuộc về nhà sản xuất, nơi tạo ra chất thải là hoàn toàn hợp lý thay vì là việc của Chính phủ như trước đây.
Nói về tác phẩm này, nhà báo Nguyễn Trần Anh Thu cho rằng: "Tôi bắt đầu quan tâm đến EPR một năm trước và may mắn đã dự nhiều Hội thảo lấy ý kiến các bên cho Dự thảo Nghị định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Vụ pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về EPR. Thực tế không phải ai cũng hiểu về EPR và mặt lợi ích của nó. Tôi đã thực hiện nhiều chương trình, bài viết trước khi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được thông qua. Tôi đã chuẩn bị rất kỹ tư liệu để làm loạt bài phân tích EPR sẽ tạo ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp như thế nào? Chỉ ra đâu là thách thức của doanh nghiệp khi thực hiện EPR? Khi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được thông qua ngày 10/1/2022 tôi đã triển khai các kỳ phóng sự và chưa có Nghị định nào mà tôi đọc kỹ từng câu chữ và cả các con số..."
Mỗi một thông tư, Nghị định về môi trường khi được thông qua đều có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Ở loạt bài này, tác giả Nguyễn Trần Anh Thu đã lấy ý của các chuyên gia trong nước và quốc tế, để đánh giá khách quan đa chiều về việc thực hiện chính sách mới ban hành, để các quy định về bảo vệ môi trường đi vào đời sống.
Nữ nhà báo mong muốn công chúng hiểu đúng về EPR, đặc biệt là đưa ra các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là muốn giảm thiểu rác thải nhựa thì phải đẩy mạnh công cụ quản lý bắt đầu từ chính sách. EPR là chính sách buộc nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm hơn khi tiêu dùng.
Có thể nói, hoạt động của các nhà báo với những tác phẩm gần gũi với đời sống đã tạo ra những công cụ hữu hiệu góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung. Việc thông tin từ chính sách đến thực tiễn đã góp phần thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường.
(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).
(CLO) Chiều 27/3, tại tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ và cắt băng khánh thành tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp Becamex VSIP Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn và Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh. Hai công trình trọng điểm này là món quà ý nghĩa chào mừng Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh.
(CLO) Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tục phát hiện và xử lý nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân. Những thông tin này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tác động lớn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
(CLO) Chiều ngày 27/3, tại nhà thi đấu Gia Lâm (TP Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Pickleball Legends Tour 2025 với sự góp mặt của các ngôi sao pickleball như Andre Agassi, Ben Joins...
(CLO) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Phiên họp thứ 43, tháng 3/2025.
(CLO) Ngày 27/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và dân vận đầu năm 2025, triển khai phương hướng và nhiệm vụ cho quý 2 năm 2025. Hội nghị được chủ trì bởi ông Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM cùng các Phó trưởng Ban.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Skoda Auto xem xét các cơ hội hợp tác để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Skoda và Volkswagen, nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
(CLO) Chiều ngày 27/3, Ban Giám khảo Giải thưởng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025 đã tiến hành chấm chung khảo các tác phẩm tham gia giải.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, khoảng chiều và đêm 28/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó lan rộng đến Trung Trung Bộ. Bắc Bộ trời chuyển rét xuống 15-18 độ, Bắc Trung Bộ nhiệt độ thấp nhất 17-19 độ, trời có mưa rào rải rác.
(CLO) USAID bị đình chỉ khiến hàng loạt tổ chức phi lợi nhuận ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng, đẩy những nhóm dễ bị tổn thương vào tình thế nguy hiểm.
(CLO) Qua 15 năm triển khai, dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi với kinh phí gần 888 tỷ đồng hiện vẫn dang dở và ảnh hưởng lớn đến việc di chuyển của người dân.
(CLO) Tại Văn bản số 1201/UBND-KGVX, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đồng ý chủ trương thí điểm tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho đối tượng học sinh trong và ngoài tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, khoảng chiều và đêm 28/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó lan rộng đến Trung Trung Bộ. Bắc Bộ trời chuyển rét xuống 15-18 độ, Bắc Trung Bộ nhiệt độ thấp nhất 17-19 độ, trời có mưa rào rải rác.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 27/3, khu vực từ Nghệ An đến Huế có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ, độ ẩm thấp nhất phổ biến 50-60%. Nắng nóng cảnh báo xảy ra cháy nổ tại khu dân cư và cháy rừng, dự báo tới ngày 29/3 nắng nóng kết thúc ở khu vực này.
(CLO) Hơn 18 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường & Công trình Đô thị Bỉm Sơn (CPMT & CTĐT Bỉm Sơn) không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo đô thị, hướng tới mục tiêu xây dựng một Bỉm Sơn hiện đại, xanh – sạch – đẹp.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 26/3, Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội ngày 26/3 có thể lên tới 29-31 độ.
(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội vừa kiểm tra và tạm giữ 3 phương tiện thủy vận chuyển cát không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp trên tuyến sông Hồng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 25/3, Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, riêng khu vực Tây Bắc nắng nóng có nơi trên 32 độ. Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 24/3, Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng diện rộng trên 32 độ. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào vài nơi.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 23/3, Hà Nội có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Hà Nội có thể lên tới 29 độ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 22/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tăng nhiệt, có nơi trên 28 độ, sáng sớm có sương mù, ngày nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 35 độ.