Người làng Mễ Trì tất bật vào vụ cốm lớn nhất trong năm

Thứ năm, 29/09/2022 13:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào thời điểm cuối tháng 8 âm lịch, nhiều hộ gia đình tại làng cốm Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) lại bận bịu với công việc gặt lúa và sản xuất vụ cốm lớn nhất trong năm.

Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng 8 âm lịch (tức tháng 9 dương) là người dân làng Mễ Trì lại tấp nập, bận rộn, dậy từ sáng sớm làm việc cho tới khuya để kịp làm những mẻo cốm ngon, thơm dẻo phục vụ cho thượng khách. 

Theo người dân làng Mễ Trì cho biết, mỗi năm thường có 2 vụ cốm là vụ chiêm và vụ mùa. Trong đó, vụ mùa thường diễn ra trong tiết trời tháng 5 âm lịch đến hết tháng 8 âm lịch. Bởi vậy, nhiều người dân làng Mễ Trì nói tháng 8 âm lịch là vụ mùa cốm lớn nhất trong năm. Ở thời điểm hiện tại, nhiều hộ gia đình làng Mễ Trì đang rất bận rộn với nghề truyền thống nức tiếng Hà Thành này. 

Video sản xuất cốm tại cơ sở Bà Lạng, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

X

Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất cốm Mễ Trì, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đến tìm hiểu tại cơ sở sản xuất cốm bà Lạng dưới đây: 

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 1

Theo PV ghi nhận, cơ sở sản xuất cốm bà Lạng do con trai cô tên Hùng và con dâu Hằng trực tiếp sản xuất. Theo chia sẻ của chị Hằng, lúa mà nhà chị dùng để làm cốm là lúa nếp cái hoa vàng của gia đình. Được trồng từ khoảng tháng 5 đến giữa tháng 8 là có thể thu hoạch. "Từ 5h sáng, những người gặt thuê đã chở lúa về cơ sở, vợ chồng tôi cũng dậy sớm nhưng làm công đoạn khác", chị Hằng chia sẻ - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 2

Theo chị Hằng, nghề làm cốm làng Mễ Trì tới nay đã trải qua hơn 1 thế kỷ tồn tại và phát triển. Bởi vậy, vào năm 2019, nghề cốm làng Mễ Trì được đưa vào danh mục 17 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định mới đây của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 3

Cốm làng Mễ Trì được làm từ nhiều loại lúa khác nhau, như lúa nếp thơm, lúa nếp cái hoa vàng, lúa nếp ta... Song, khi muốn sản xuất ra những hạt cốm đạt chất lượng cao, tiêu chuẩn của thị trường ngon, thơm, dẻo thì việc đầu tiên là khâu chọn thóc sao cho thật chất lượng – Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 4

Bà Lạng (69 tuổi, người thôn Thượng, Mễ Trì, Hà Nội), người có nhiều năm làm nghề cốm làng Mễ Trì, cho biết: "Nghề làm cốm cũng giống như bao nghề khác, có rất nhiều công đoạn và những đặc trưng riêng. Trong đó, ngay từ thời điểm chọn thóc cấy cũng rất quan trọng, như gia đình tôi có giống lúa riêng là nếp cái hoa vàng, thường cuối vụ cốm gia đình tôi và hai con thường cấy khoảng 2 sào ruộng để phục vụ việc làm cốm" - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 5

Cụ Ba (80 tuổi, người làng Mễ Trì) là chị em cùng làng với bà Lạng ra phụ giúp gia đình người em bóc tách lúa làm cốm - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 6

Cụ Ba với một bó lúa sau khi tách lá - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 7

Bà Lạng tâm sự, việc làm cốm không thể làm nhanh chóng trong 2-3 ngày, nên ở thời điểm cấy gia đình bà thường chia ra làm hai lần cấy, mỗi lần cách nhau từ 5-10 trên một sào. Khi thu hoạch xong sào này lại có lúa sào khác thu hoạch - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 8

Bà Lạng (bên trái) đang vận chuyển lúa được tách lá về khu vực tuốt hạt, bộ phận này do một người em của cô thực hiện. "Hạt cốm muốn thơm ngon, dẻo thì ngay từ lúc lúa chín ngả vàng thì phải tiến hành cắt rồi mang về tuốt hạt, loại bỏ vỏ và tạp chất", bà Lạng nói - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 9

Cận cảnh quy trình tuốt hạt thóc khỏi thân cây lúa. Sau đó những người thợ làm cốm sẽ thực hiện công đoạn đãi thóc trong một bể nước lớn để chọn ra hạt thóc mẩy, thóc nép - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 10

Sau khi thóc được đãi, chờ khoảng 15 phút cho róc nước rồi được anh Hùng (chồng chị Hằng) đổ trực tiếp vào cối rang. Theo anh Hùng chia sẻ, mỗi lần đổ thóc vào cối thường khoảng 2-3 rổ lớn, rang trong cối khoảng 2 tiếng thì màu thóc chín chuyển sang vàng rồi mới đổ ra nia rồi chuyển sang sàng thóc - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 11

"Thóc ban đầu mới đổ vào cối rang thường có màu xanh nhạt, bởi là do giống lúa nếp cái hoa vàng nên mới có màu xanh vây", anh Hùng cho biết - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 12

Anh Hùng đang vớt những gầu thóc vàng xuộm ra rổ sề và đưa sang công đoạn sàng mẩy. "Thóc được rang trong cối phải đảm bảo lửa đều, không được quá to thóc sẽ bị cháy nên tôi phải túc trực thường xuyên trong 2 giờ đồng hồ. Đặc biệt, nguyên liệu để rang thóc bắt buộc phải dùng củi chứ không được dùng than, vì dùng than cốm sẽ không dậy mùi", anh Hùng tâm sự - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 13

Những mẻ cốm sau khi rang xong sẽ được xát vỏ và cho vào giã chứ không được để nguội. Chị Hằng cho biết, ở thời điểm cuối vụ cốm mỗi ngày gia đình chị sản xuất khoảng 2-3 tạ cốm. Cứ 1 đến 1,5 tấn thóc sẽ cho ra khoảng gần 2 tạ cốm - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 14

"Khâu giã cốm rất quan trọng, máy giã cốm không được giã quá mạnh, lực tác động nên hạt cốm vừa đủ để cốm dẻo, tay phải luôn đảo đều những hạt cốm để có được những hạt cốm nguyên hạt, dẻo, thơm... Tùy vào độ non hay già của thóc mà mỗi mẻ cốm thường giã từ từ 6-8 lần mới thành cốm. Trước kia điều kiện chưa có nên bố mẹ và vợ chồng tôi thường dùng thủ công nên mất khá nhiều thời gian, còn bây giờ có máy móc hỗ trợ nên cho năng suất lớn và tiết kiệm được khá nhiều công sức" - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 15

Sau khi xong công đoạn giã, cốm được cho vào máy sẩy để sẩy tiếp những hạt vụn, tạp chất thừa. Sau công đoạn này là có sản phẩm cốm mộc thơm ngon, dẻo của làng Mễ Trì - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 16

Cận cảnh những hạt cốm sau khi được sàng sảy xong. Vì là cốm mộc nên màu hơi xanh chứ không xanh đậm như màu cốm nhuộm ở một số nơi khác... Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 17

Cốm mộc làng Mễ Trì trước khi được đưa ra thị trường được chị Hằng đóng gói cẩn thận để giữ cho sản phẩm được bảo quản tốt - Ảnh: Đình Trung

nguoi lang me tri tat bat vao vu com lon nhat trong nam hinh 18

Ngoài ra, để phân phối đến các tỉnh khác hay ra nước ngoài thì cơ sở sản xuất cốm bà Lạng còn hút chân không để đảm bảo cốm vẫn giữ nguyên độ dẻo, thơm ngon khi vận chuyển đường dài - Ảnh: Đình Trung

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa