Người nghệ nhân "giữ hồn" tò he Việt

Thứ hai, 12/09/2022 20:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Là người con của quê hương chiêm trũng Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội) nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành đã dành hơn nửa cuộc đời đau đáu tình yêu với nghề truyền thống nặn tò he.

Hơn hai giờ đồng hồ chạy xe từ trung tâm TP Hà Nội vào đến đường làng, chúng tôi cũng tìm đến được nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Thành - người giữ lửa truyền thống nghề làm tò he.

Nặng lòng với đồ chơi truyền thống

Nhắc tới làng Xuân La, người ta thường hay nghĩ đến làng nghề tò he truyền thống độc nhất ở Việt Nam. Thoạt nhìn tưởng chừng không khác gì những món đồ chơi bằng nhựa, nhưng đưa sát vào mũi thì vẫn thấy thoang thoảng mùi hương nếp thơm đượm, không thể lẫn với bất cứ loại nguyên liệu nào khác.

nguoi nghe nhan giu hon to he viet hinh 1

Sản phẩm tò he dưới đôi tay nghệ nhân Nguyễn Văn Thành.

Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên đến với nghề, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành tâm sự: “Tôi nghĩ tò he đến với tôi như một mối duyên nợ, hồi bé tôi chỉ tò mò và bắt chước theo ông và bố, nhưng cái duyên nợ đó lại theo tôi đến tận bây giờ. Với tôi, tò he chứa đựng nét đẹp văn hóa của cả một mảnh đất, một dân tộc”.

nguoi nghe nhan giu hon to he viet hinh 2

Một tác phẩm kì công của nghệ nhân Nguyễn Văn Thành.

Cũng giống như bao đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở làng Xuân La, món đồ chơi đầu tiên trong cuộc đời của nghệ nhân Thành chính là những hình thù tò he độc đáo.

Đến khi sinh viên, anh tận dụng mỗi buổi chiều hay các ngày cuối tuần mang đồ nghề ra công viên nặn tò he để bán cho mọi người. Sau khi học xong rồi trở về làng, chàng thanh niên ấy vẫn tiếp tục con đường gìn giữ và bảo tồn làng nghề truyền thống của quê hương mình và đi cùng nó cho tới tận hôm nay.

Thăng trầm làng nghề

Nghệ nhân Thành chia sẻ, làng nghề tò he Xuân La đã có những lúc đứng trên bờ vực của sự mai một bởi những biến thiên của thời cuộc.

Xưa trẻ con trong vùng chỉ có vài món đồ chơi giản đơn tự tạo nên như bánh chim cò, là món quà đặc biệt để bù đắp những thiếu thốn. Thời bấy giờ còn đói nghèo, nên các cụ đã nghĩ ra loại bánh sau khi chơi xong có thể bỏ vào miệng ăn ngon lành cho đỡ phí. Chiến tranh ly loạn, nghề nặn tò he ở Xuân La cũng dần chìm trong những hố bom.

Bên cạnh đó, với đặc điểm là một món đồ chơi dân gian lại chỉ có thể tồn tại dưới hình thức là một thứ hàng rong nên theo quy định ở các khu vui chơi giải trí, nghệ nhân tò he không được phép tụ tập buôn bán một cách công khai. Thời điểm đấy, nhiều nghệ nhân chán nản rồi bỏ nghề đi kiếm một kế sinh nhai khác. Đặc biệt là những “cơn bão” hàng Trung Quốc nổi lên thu hút mọi người và món hàng tuổi thơ “tò he” dần bị thay thế bằng những món đồ hiện đại.

nguoi nghe nhan giu hon to he viet hinh 3

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành tỉ mỉ với từng tác phẩm của mình.

Ở thời điểm năm 2009, khi mà số người theo nghề làm tò he ở Xuân La chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay thì anh Thành chính là người đưa ra ý tưởng và thành lập Câu lạc bộ (CLB) tò he Xuân La. Được người dân trong thôn đồng thuận và tín nhiệm, anh Thành cùng những cộng sự của mình đã dẫn dắt và phát triển CLB này ngày một lớn mạnh về cả quy mô lẫn chất lượng.

Từ lúc chỉ có 54 thành viên, đến nay, số lượng người tham gia đã lên đến hàng trăm thành viên. Anh Thành đã kiến nghị với chính quyền TP Hà Nội về việc tạo ra không gian mở để làng nghề có thể phát triển lâu dài. Sau đó, TP Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm đã chấp thuận và dành riêng một gian hàng cho nghệ nhân tò he Xuân La trên phố đi bộ Hồ Gươm.

Vừa trò chuyện, vừa cầm trên tay tò he hình chú Tễu, anh Thành ngắm nghía khuôn miệng cười toe, sắc nét của chú Tễu, khóe miệng anh cũng nở nụ cười hạnh phúc. Anh nói thêm: “Giai đoạn ấy mệt và tốn công, song đã mang đến cho tò he thêm một sức sống mới. Thú thực là trong lòng cũng thấy tự hào”.

Niềm tự hào làng nghề

Trong hơn 10 năm hoạt động, CLB tò he Xuân La do anh Thành làm thủ lĩnh đã tổ chức 4 hội thi nặn tò he mang tầm cỡ thành phố, thu hút được đông đảo mọi người tham gia, đặc biệt là giới trẻ. CLB đã truyền lại ngọn lửa nhiệt huyết cho nhiều người, có những nghệ nhân từng bỏ nghề nay đã quyết tâm quay trở lại bám trụ với nghề và có thu nhập ổn định.

Hiện nay, có khoảng trên 90% những người sống bằng nghề tò he trên khắp đất nước chính là hội viên của CLB tò he Xuân La. Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành chính cũng chính là người thầy đầu tiên giảng dạy bộ môn tò he ở các trường mầm non, đại học trên địa bàn Hà Nội.

Những năm gần đây, với sự mở rộng thị trường sang các nước bạn như Mỹ, Nhật, Anh, Lào, Campuchia... thậm chí cả Trung Quốc, các nghệ nhân và các thợ nặn có tay nghề cao còn được mời sang nước ngoài để biểu diễn. Họ được hỗ trợ chi phí đi lại, sinh hoạt trong thời gian đi lưu diễn và có thu nhập rất cao sau mỗi chuyến đi.

nguoi nghe nhan giu hon to he viet hinh 4

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành hướng dẫn con trai các bước nặn tò he.

Mùa Trung thu năm nay, mặt hàng tò he đã phủ một màu sắc rực rỡ trên phố đi bộ Hồ Gươm, tò he đã và đang chuyển mình hồi sinh một cách mạnh mẽ.

Dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng những chiếc tò he vẫn sẽ còn sống mãi bởi vẫn còn đó đôi bàn tay khéo léo của những con người đã dành cả đời nặng lòng giữ gìn nét đẹp quê hương.

nguoi nghe nhan giu hon to he viet hinh 5
nguoi nghe nhan giu hon to he viet hinh 6

Các gian hàng tò he tại phố đi bộ Hồ Gươm.

Bài và ảnh: Hoàng Diệp

Hoàng Diệp

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

(CLO) Dân quân tự vệ chốt, túc trực ngày đêm tại các con ngõ, theo dõi khu vực để tránh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng và đốt rác trái phép ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống
Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

(CLO) Lãnh đạo chính quyền địa phương đã lập biên bản vụ khai thác đất lậu, có tờ trình đề nghị xử phạt và thành lập tổ kiểm tra, xử lý vi phạm về khoáng sản với sự tham gia của cơ quan công an.

Đời sống
Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

(CLO) Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường nên đêm về sáng ngày 28/3 vùng cao tỉnh Lào Cai xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu hơn các ngày trước.

Đời sống
Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

(NB&CL) Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024.

Đời sống