Người tị nạn Ukraine hồi hương và giấc mơ hòa bình

Thứ tư, 25/01/2023 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chỉ khoảng một tháng sau khi tiếng còi báo hiệu chiến tranh vang lên trên bầu trời Kiev và các thành phố khác ở Ukraine ngày 24/2/2022, khoảng một phần tư tổng dân số hơn 41 triệu người của Ukraine đã rời bỏ nhà cửa để tị nạn trên chính quê hương của mình hoặc chạy trốn sang các quốc gia khác.

Nhưng cũng chỉ khoảng 7 tháng sau, hơn hai phần ba những người tị nạn đã trở lại quê nhà. Họ vẫn sợ hãi bom đạn, sợ hãi chết chóc, sợ hãi sự tàn khốc của bom đạn. Nhưng tình yêu quê hương, nỗi khát vọng được trở lại với mái nhà thân quen và vì chính niềm khát khao hòa bình, tự do đã thôi thúc họ trở lại.

Họ hiểu rằng, dù chính quyền các quốc gia sở tại có hào phóng, những gia đình giúp đỡ họ trên đất khách quê người có tận tình đến đâu, thì chắc chắn họ không thể có được sự tự do thực sự, không thể có được sự bình yên bằng ở chính mái nhà của mình, trên quê hương của mình.

“Tôi chỉ nghĩ đến ngày về”

Yevheniia Soia là một trong những người như thế. Cũng giống như hàng triệu người khác, cô cũng bàng hoàng và sợ hãi khi lần đầu tiên biết được tiếng bom đạn của chiến tranh là như thế nào. Soia vội vàng chạy theo dòng người di tản ra biên giới.

“Không có thời gian và sức lực để nghĩ về điều gì khác, chúng tôi chỉ theo dõi tin tức, chạy đến ga xe lửa khi có tiếng còi báo động, và nhìn vào tình trạng kẹt xe kéo dài khi những người khác cũng đang cố gắng rời khỏi thành phố”, Soia kể lại.

Cô quyết định đi từ Mariupol đến thành phố phía Tây Lviv, cùng người bạn đời và cô con gái 5 tuổi Lea. Cuối cùng, cô và con gái đã rời khỏi quê hương của họ đến Hà Lan. Nhưng bây giờ, cô ấy là một trong hàng triệu người Ukraine khác đã quyết định trở về nhà, tái định cư ở thủ đô Kiev cùng gia đình.

nguoi ti nan ukraine hoi huong va giac mo hoa binh hinh 1

Người tị nạn Ukraine trở lại vì nỗi nhớ quê hương và tin rằng hòa bình sẽ sớm trở lại.

Theo Cơ quan Tị nạn Liên hợp quốc, cuộc chiến ở Ukraine dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II với khoảng 7,2 triệu người Ukraine tị nạn trên khắp châu Âu, cùng khoảng 3 triệu người khác trên chính quê hương của mình. Nhưng người tị nạn Ukraine đang quay trở lại, với báo cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế vào tháng 6 rằng 5,5 triệu người tị nạn Ukraine đã trở về nhà của họ và tiếp tục tăng lên hơn 6 triệu vào tháng 9.

Trước khi trở về đất nước, Soia vốn đã bắt đầu cuộc sống mới ở Hà Lan. Một gia đình tiếp đón cô và con gái của cô trong ngôi nhà nghỉ dưỡng của họ ở làng Oostkapelle. Soia cho biết khu vực này “yên tĩnh, bên cạnh biển, nơi chúng tôi có thể chờ đợi tình hình tốt hơn để quay trở lại Kiev”.

Khi ở Hà Lan, Soia tình nguyện cùng các gia đình Ukraine đi khắp đất nước để kêu gọi cuộc chiến hãy dừng lại và giúp đỡ những người tị nạn mới đến. Nhưng cũng như suy nghĩ của hàng triệu người Ukraine tha hương trên khắp châu Âu, thì ở đất nước xa lạ, với người mẹ trẻ này, có một cảm giác không biết và “phải làm gì bây giờ”.

“Tất cả chúng tôi từng đều lo lắng và tìm cách ổn định cuộc sống: Tìm việc làm, đóng thuế, tìm trường học cho con cái, đi khám bác sĩ... Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng mình sẽ ở lại ít nhất một năm và chờ đợi, vì vấn đề kinh tế và sự an toàn ở Ukraine”, cô kể lại. Tuy nhiên, trong suốt ba tháng sau khi đến Hà Lan, Soia cho biết mình “chỉ nghĩ đến ngày về”, để rồi quyết định mình sẽ phải trở lại Ukraine.

Tìm “hòa bình” trong chiến tranh

Câu chuyện của Soia cũng giống như câu chuyện của Iuliia 33 tuổi, người đang đi nghỉ ở Tbilisi, Georgia cùng chồng và con trai 6 tuổi khi cuộc chiến bắt đầu. Lúc Iuliia nghe tin chiến tranh đã bắt đầu ở Ukraine, cô đã rất hoảng sợ khi nghĩ về số phận, về bạn bè và gia đình của mình ở Ukraine.

nguoi ti nan ukraine hoi huong va giac mo hoa binh hinh 2

GRAPHIC: Bất chấp những khuyến cáo không sớm trở lại, song dòng người tị nạn Ukraine trở về vẫn tăng lên tới 6 triệu người tính đến cuối tháng 9/2022.

Iuliia cùng chồng và con trai chuyển đến Berlin theo dòng người tị nạn. Cô cho biết rằng tại Đức, họ ở nhờ nhiều gia đình khác nhau và đều được chào đón nồng nhiệt. Nhưng Iuliia cảm thấy không thoải mái về ngôi nhà mới của mình. Cô ấy nói rằng đó là một cảm giác “kỳ lạ khủng khiếp, đặc biệt là trước đây bạn từng mơ đến thăm Berlin. Nhưng khi bạn thấy mình trong điều kiện như vậy, bạn cảm thấy bị mắc kẹt”.

Trong vài tháng tiếp theo, nỗi nhớ về quê hương, về cuộc sống thân thuộc hằng ngày ở Ukraine đã thôi thúc Iuliia và chồng quyết định cùng cậu con trai của mình bước lên chuyến tàu từng đưa họ tới Đức để trở về Ukraine. Iuliia cho biết: “Chúng tôi đã nghĩ đến việc trở về mọi lúc. Bạn thật khó sống ở đâu đó trong tình trạng mà bạn chỉ muốn trở về nhà mình. Chúng tôi không thể chờ đợi lâu hơn được nữa”.

Thật vậy, một cuộc khảo sát gần đây của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc được công bố vào tháng 7 cho thấy phần lớn người tị nạn Ukraine hy vọng được trở về nhà càng sớm càng tốt. Dù rằng, hầu hết dự định ở lại nước sở tại cho đến khi tình hình an ninh được cải thiện.

Trên chuyến tàu kéo dài 13 giờ từ Berlin đến Kiev, Iuliia đã ngẫm nghĩ về ý nghĩa của việc về nhà. Cô nói rằng cô ấy biết rằng Kiev vẫn đang bị tấn công, nhưng cô sẵn sàng chiến đấu để có được sự “tự do” ngay trong chiến tranh, sẽ làm mọi thứ để “đảm bảo an toàn cho đứa trẻ”.

Tất nhiên, để ổn định cuộc sống trong bom đạn tại Ukraine thực sự không dễ dàng. Soia sợ bất kỳ tiếng còi hoặc tiếng động nào trong vài tuần đầu tiên và phải mất thời gian để thích nghi với “cuộc sống mới” của mình, bao gồm lệnh giới nghiêm, sự hiện diện của quân đội dày đặc và đường phố bị phong tỏa.

Giờ đây, cô ấy cảm thấy được chào đón xung quanh những đồng bào của mình và cảm thấy an toàn hơn. Nhưng cô cũng đã sẵn sàng cho bất cứ điều gì có thể xảy ra tiếp theo. “Lựa chọn tốt nhất là tìm một nơi an toàn ở vùng núi Carpathian ở Trung Âu, hoặc quay lại Liên minh châu Âu, nhưng tôi cũng đã nghĩ đến việc gia nhập quân đội Ukraine trong trường hợp xấu nhất”, Soia chia sẻ.

Sau một tháng sau khi chuyển đến Kiev, Iuliia cho biết cảm giác “rất tốt” khi được trở về nhà. “Thật kỳ lạ. Bạn thích cảm thấy mình thật dũng cảm... bạn thấy rằng mình có thể sống với thực tế mới này và cuộc sống mới, cố gắng không cảm thấy căng thẳng, không cảm thấy quá sợ hãi, không còn quá mệt mỏi và khó chịu trước cuộc tấn công từ phía Nga”, Iuliia nói. “Bạn trở nên kiên cường hơn mỗi ngày và ngày càng nuôi dưỡng tình yêu của mình với đất nước nhiều hơn”, cô nói thêm.

Iuliia và Soia chỉ là hai trong số hàng triệu người Ukraine đã trở về quê hương ngay cả khi bom đạn vẫn đang nổ bên tai. Họ đã không còn sợ hãi như khi rời khỏi đất nước chỉ trước đó vài tháng. Họ muốn trở về để gây dựng lại cuộc sống, chuẩn bị cho tương lai và chờ đợi ngày cuộc chiến kết thúc!

Hoàng Anh

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế