Người tiêu dùng Trung Quốc trở thành nạn nhân của chính sách “Zero-Covid”

Thứ hai, 17/01/2022 06:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chi tiêu tiêu dùng là động lực tăng trưởng lớn của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng chiến lược “Zero-Covid” (đưa số ca nhiễm mới về 0) đã gây ảnh hưởng nặng nề lên người tiêu dùng nước này.

Theo các nhà kinh tế, chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc gây nhiều tác động lên người tiêu dùng hơn lĩnh vực sản xuất và các nhà máy.

Theo CNBC, trong 2 năm qua, nhờ quyết tâm theo đuổi chính sách “Zero-Covid”, các nhà máy Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động sản xuất mọi thứ từ thiết bị y tế đến máy tính xách tay.

Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 10/2021, Trung Quốc đã ghi nhận một số ổ dịch Omicron mới. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh cần phải đưa ra những quy định khắt khe hơn để hạn chế sự lây lan của biến chủng mới.

Tiêu dùng suy yếu

nguoi tieu dung trung quoc tro thanh nan nhan cua chinh sach zero covid hinh 1

Người tiêu dùng Trung Quốc trở thành nạn nhân của chính sách “Zero-Covid”. Ảnh: Getty Images.

Trong những tuần qua, các ổ dịch xuất hiện rải rác trên khắp Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy sản xuất quần áo phải đóng cửa. Hoạt động vận chuyển tại Ninh Ba – một trong những cảng biển lớn nhất Trung Quốc bị gián đoạn, hoạt động của các nhà máy sản xuất chip máy tính tại Tây An cũng bị đình trệ.

Tính đến hôm 11/1, có ít nhất 3 thành phố đã bị phong tỏa. Nhiều thành phố lân cận cũng đối mặt với một số hạn chế. Chính quyền Thâm Quyến – trung tâm sản xuất và công nghệ của Trung Quốc – siết chặt hạn chế đối với những người dân di chuyển vào thành phố.

Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc hôm 11/1. Tuy nhiên, các nhà phân tích lo ngại nhiều hơn về tác động đối với chi tiêu tiêu dùng tác đất nước 1,4 tỷ dân.

“Sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron đồng nghĩa với Trung Quốc sẽ phải trả giá nhiều hơn cho chính sách ‘Zero-Covid’”, nhà phân tích Ting Lu tại Nomura nhận định.

Ông Lu nhấn mạnh rằng các lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, hoạt động kinh doanh vẫn chưa thể phục hồi về mức trước đại dịch. Người lao động thuộc những ngành này có thể vẫn phải sống bằng tiền tiết kiệm và chi tiêu có chừng mực hơn.

Chi tiêu tiêu dùng chậm lại có thể kéo tụt nền kinh tế Trung Quốc. “Nếu nhu cầu được cải thiện, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế cũng tăng lên”, ông Wang Jun - kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank, cho biết.

Theo ông, nguyên nhân chính khiến Trung Quốc không thể duy trì tăng trưởng kinh tế là nhu cầu suy yếu. Ông Wang Jun nhấn mạnh tác động tiêu cực của đại dịch đối với thu nhập của người lao động.

Các nhà kinh tế cho rằng ngay cả khi có thể tăng 7% vào năm tới, tiêu dùng thực tế của hộ gia đình Trung Quốc vẫn ở dưới mức trước đại dịch. Đó là bởi chiến dịch ‘Zero-Covid’, những đợt bùng phát dịch mới và cuộc trấn áp đối với lĩnh vực bất động sản khổng lồ.

Sản xuất tăng trưởng mạnh

Ở chiều ngược lại, nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2021 đã đạt kỷ lục mới, đánh dấu tháng thứ 5 tăng liên tiếp.

Theo số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm 14/1, xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2021 đạt 340,5 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 3.360 tỷ USD. Nhập khẩu trong tháng 12 là 246 tỷ USD, nâng mức tổng cả năm lên 2.690 tỷ USD.

Do đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 12 năm ngoái là 94,5 tỷ USD và cả năm 676 tỷ USD.

nguoi tieu dung trung quoc tro thanh nan nhan cua chinh sach zero covid hinh 2

Nhiều tỉnh thành Trung Quốc đã áp dụng biện pháp phòng dịch chặt chẽ do xuất hiện các ổ dịch rải rác. Ảnh: CNBC.

Theo bà Dan Wang tại Hang Seng China, đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh nhất vào các nhà hàng và khách sạn. Nghiên cứu của bà chỉ ra rằng sản xuất và nông nghiệp là hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng ít nhất và đóng góp phần lớn vào tăng trưởng.

Sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc đã tăng 2,8% vào năm 2020 và 10,1% trong 11 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số quản lý thu mua tháng 12 cũng vượt xa các dự báo.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số thách thức, từ giá hàng hóa tăng cao đến cuộc trấn áp đối với ngành bất động sản. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn chỉ ra khả năng phục hồi hoạt động sản xuất tại các nhà máy.

Bà Yue Su tại The Economist Intelligence Unit nhận định, các nhà sản xuất Trung Quốc ít chịu ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa của chính phủ, bởi những nhà máy thường nằm rải rác tại các khu công nghiệp ngoại ô và công nhân sống tập trung trong những ký túc xá.

Nhà cung cấp Foxconn của Apple đã có thể duy trì sản xuất tại Trịnh Châu, bất chấp trận lũ lụt lịch sử đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 người dân tại tỉnh Hà Nam.

Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ yếu hơn trong năm nay, do nhu cầu đồ dùng công nghệ để phục vụ làm việc từ xa và trang thiết bị y tế chậm lại. Tiêu dùng cũng được dự báo sẽ chuyển sang dịch vụ nhiều hơn, do thế giới đang dần học cách sống chung với đại dịch Covid-19.

Sự phụ thuộc của toàn cầu vào sản xuất của Trung Quốc có thể giảm bớt nếu các khu vực như Đông Nam Á phục hồi sau các đợt bùng dịch nặng nề. Việc này sẽ cho phép các công ty chuyển bớt đơn hàng về khu vực này. Trước đó, trong khi các quốc gia Đông Nam Á buộc phải đóng cửa do các đợt bùng phát dịch nặng nề, nhiều công ty đã phải chuyển các đơn đặt hàng sang sản xuất tại Trung Quốc do nước này theo đuổi chính sách ‘Zero Covid’.

“Chính sách ‘Zero-Covid’ của Trung Quốc có thể đảm bảo duy trì hoạt động bán lẻ và công nghiệp. Tuy nhiên nếu thế giới sống chung với virus, Trung Quốc có thể gặp rủi ro bởi sự khác biệt giữa 2 chiến lược”, ông Gary Ng tại Natixis nhận định.

Hương Vũ (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp