(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
Tai nạn do bão lũ tăng cao
Bão số 3 đã để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và tính mạng cho người dân. Đến các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E… số ca nhập viện, cấp cứu do tai nạn trong bão lũ gia tăng mạnh.
Những ngày này, các bác sĩ của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phải luôn trong tình trạng mổ cấp cứu, cứu chữa các bệnh nhân nặng được chuyển từ các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh từ các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Sơn La... đến. Chỉ tính riêng chiều ngày 8/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp tục tiếp nhận và điều trị cho gần 100 người bệnh gặp tai nạn do ảnh hưởng của bão. Hầu như ánh đèn trắng của phòng cấp cứu luôn sáng. Bác sĩ Quách Văn Kiên, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức cho biết số ca liên quan đến hậu bão số 3 tăng gấp 5 lần so với ngày xảy ra bão (7/9), phần lớn đều chuyển từ tuyến dưới lên.
“Chúng tôi được biết tuyến dưới cũng trong tình trạng quá tải, nhưng vì di chuyển khó khăn nên không thể chuyển bệnh nhân ngay trong ngày” – bác sĩ Quách Văn Kiên nêu. Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình 1 cho biết, khoa cũng trong tình trạng quá tải. Đến sáng 9/9, khoa có gần 130 bệnh nhân, tăng 150% so với số giường có thể tiếp nhận được, nhân viên phải xếp giường cáng kín lối đi hành lang tại khoa.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, công tác y tế cũng gặp áp lực lớn khi người bệnh được chuyển về viện ngày một đông. Riêng khoa chống độc cuối ngày và đêm 7/9, rạng sáng 8/9 khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, Trung tâm đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn. Các bác sĩ cảnh báo bên cạnh việc phòng chống thiên tai, người dân cũng cần đề cao cảnh giác với các loài động vật có độc như rắn, rết, một số bọ… Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng,… ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn. Bên cạnh đó, hiện môi trường sống tự nhiên của động vật bị phá vỡ và thu hẹp lại, nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục và các động vật gây hại buộc phải tới sống xen kẽ với khu vực dân cư. Như vậy, rất dễ xảy ra tiếp xúc với con người và xảy ra các tai nạn đáng tiếc.
Tại các bệnh viện tuyến Trung ương áp lực điều trị đã lớn, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện áp lực còn lớn hơn. Những nơi có thiên tai như sạt lở, lũ ống, nước ngập như Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai… đều xảy ra tình trạng quá tải bệnh viện, nhân viên y tế căng sức để cứu chữa cho các bệnh nhân.
Bão lũ thường đi kèm với dịch bệnh
Theo dự đoán của các chuyên gia, những khủng hoảng về y tế mới chỉ bắt đầu. Bởi vì, hiện mưa vẫn lớn, nước ngập trên diện rộng, hiện tượng lũ ống, sạt lở đất vẫn đang xảy ra. Hiện chưa thể đánh giá hết những tác động của bão số 3 và mưa lũ sau bão đối với sức khỏe của người dân.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, sau bão lũ các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh liên quan đến lũ lụt sẽ khó tránh khỏi. “Khi bão lũ xảy ra, ngập úng khắp nơi, gây ra ô nhiễm môi trường, do phân, chất thải của người, súc vật chết, cây cối thối rữa gây ô nhiễm môi trường nặng. Vì thế vi rút, vi khuẩn phát sinh và phát triển gây nên bệnh truyền nhiễm gia tăng” – vị chuyên gia này phân tích. Bên cạnh đó, mưa lũ khiến tình trạng thiếu nước sạch, người dân không sử dụng được nước sạch và thiếu nhiều thứ liên quan đến thực phẩm sạch… dẫn đến bệnh đường tiêu hóa, bệnh da liễu, đau mắt đỏ… Các bệnh về hô hấp, cúm, cảm lạnh cũng sẽ tăng, tai nạn, chấn thương, đuối nước cũng rất dễ xảy ra.
Không chỉ vậy, theo ông Trần Đắc Phu, việc mưa lũ khiến người dân không được tiếp cận kịp thời các dịch vụ y tế, do vậy dự báo sau đợt bão lũ, lượng người đi khám bệnh sẽ tăng cao. Các bệnh cấp cứu ngoại khoa, đa khoa, đẻ rơi, tai biến sản khoa, các bệnh mãn tính, cấp tính cũng theo chiều hướng phức tạp. “Việc sức khỏe người dân sẽ yếu hơn do lao động, mệt mỏi dẫn đến mắc bệnh, lâu ngày thiếu dinh dưỡng, do ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân” – ông Trần Đắc Phu lo lắng.
Chuyên gia Trần Đắc Phu cảnh báo một số dịch bệnh có thể xảy ra sau bão lũ, phổ biến là dịch tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn, ngộ độc thực phẩm. Về hô hấp có viêm phổi, cúm, ngoài ra cũng cảnh giác với sốt xuất huyết, sốt rét.
Trước nguy cơ dịch bệnh sau bão lũ, ông Trần Đắc Phu khuyên người dân cần phòng chống. Cụ thể, hạn chế chấn thương, đuối nước, thực hành ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch (nước sát khuẩn cloramin), giữ ấm cơ thể để không bị cảm lạnh, dùng bảo hộ lao động, không ngâm nước, tắm nước mưa… Mọi người cần tới cơ sở y tế khi có vấn đề sức khỏe nhất là nguy cơ các bệnh tật cần cứu chữa kịp thời.
Cũng liên quan đến phòng bệnh sau bão lũ, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác động vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Khi mưa lũ chưa chấm dứt thì nhiều bệnh viện đã quá tải. Chính vì thế, nguy cơ nếu dịch bệnh xảy ra thì áp lực đè nặng lên ngành y tế càng mạnh, việc tiếp cận dịch vụ y tế của người dân vì thế cũng gặp khó khăn. Do đó, điều cần kíp lúc này là phòng bệnh hơn chữa bệnh, người dân cần tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế và các chuyên gia, vì sức khỏe bản thân và cộng đồng.
(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).
(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.
(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.
(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.
(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
(CLO) Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 1/1/2015 đến 31/12/2022
(CLO) Thưởng vượt dự toán thu ngân sách năm 2023 đối với các khoản thu phân cấp cho quận, huyện, thị xã quản lý, điều tiết về ngân sách cấp Thành phố cho ngân sách 4 quận là 74,6 tỷ đồng
(CLO) Mục tiêu đặt ra là trên 95% trẻ từ 1-5 tuổi đang sống trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 01 mũi vắc xin phòng bệnh sởi - rubella (MR).
(CLO) Ngày 4/10 tại Hà Nội, Nhà sách Nhã Nam tổ chức sự kiện ra mắt tập thơ "Bay qua Hồ Gươm" của nhà báo Huỳnh Mai Liên. Đây là cơ hội để độc giả giao lưu, tìm hiểu về tác phẩm và trải nghiệm không gian thơ ca Việt Nam.
(CLO) Số lượng công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện nay đã vượt chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa quyết định thu hồi hơn 20.000 m2 đất của 3 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn được thuê từ lâu nay không được phép tiếp tục sử dụng nữa.
(CLO) Mục tiêu đặt ra là trên 95% trẻ từ 1-5 tuổi đang sống trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 01 mũi vắc xin phòng bệnh sởi - rubella (MR).
(CLO) Hiện nay, tình trạng trẻ ốm người nhà cho uống thuốc nhưng thiếu khoa học dẫn đến bị phản vệ, có trường hợp phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.
Ngày 4/10, Hệ thống tiêm chủng VNVC ra mắt và triển khai tiêm đầu tiên vắc xin zona thần kinh hay còn gọi là giời leo của hãng dược phẩm GSK (Bỉ) cho người từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc zona tại gần 200 trung tâm của hệ thống trên cả nước.
(CLO) Sở Y tế Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% khối TTYT (bao gồm 30 TTYT quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ngày càng tăng cao, Dược sĩ Nguyễn Trang nổi bật như một hình mẫu cho sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức chuyên môn và sự nhạy bén trong kinh doanh. Với vai trò dược sĩ lâm sàng tại Trung tâm Thuốc Central Pharmacy, đồng thời là người sáng lập thương hiệu chăm sóc sắc đẹp Mice Beauty, cô không ngừng nỗ lực mang đến những giải pháp tốt nhất cho sức khỏe và vẻ đẹp của cộng đồng.
(CLO) Từ ngày 1/7, mức đóng bảo hiểm y tế cũng sẽ tăng theo từ 972 nghìn đồng lên 1 triệu 263 nghìn đồng/năm, khiến người dân gặp khó khăn trong đóng góp.
(CLO) Ngày 1/10, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm phòng khám trá hình, giả danh bác sĩ, thu tiền trái quy định tại TP Pleiku.
(CLO) Cháu bé được xác định bị viêm phổi nặng, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, tổn thương đa cơ quan... không đáp ứng điều trị. Các bác sĩ đã rất tích cực cứu chữa, song do bé còn quá nhỏ, sức đề kháng yếu và có bệnh khi còn trong bụng mẹ.