Nguyên nhân khiến chính quyền Tổng thống Assad ở Syria sụp đổ chóng vánh

Thứ hai, 09/12/2024 18:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau gần 14 năm nội chiến dai dẳng, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bất ngờ sụp đổ chỉ sau cuộc tấn công 11 ngày của quân nổi dậy. Vì đâu lại có kết cục gây sốc như vậy?

Gần 14 năm giao tranh và 11 ngày sụp đổ

Cuộc nội chiến khốc liệt ở Syria bắt đầu bằng cuộc trấn áp các cuộc biểu tình dân chủ vào năm 2011, một phần của phong trào Mùa xuân Ả rập. Tình hình chiến trường hầu như không thay đổi trong 4 năm qua, cho đến khi quân nổi dậy phát động cuộc tấn công lớn cách đây gần 2 tuần. Một cuộc tấn công tưởng như bình thường bỗng trở thành cơn bão, quật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad chỉ trong vòng vỏn vẹn 11 ngày.

nguyen nhan khien chinh quyen tong thong assad o syria sup do chong vanh hinh 1

Một chiến binh thuộc lực lượng nổi dậy tại Syria đang xé nát bức chân dung của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đã bỏ trốn khỏi đất nước. Ảnh: CNN

Trước tình thế đó, Tổng thống Bashar al-Assad đã bỏ chạy khỏi đất nước, chính thức chấm dứt chế độ gia đình trị kéo dài hơn 5 thập kỷ tại Syria.

Đánh giá về sự kiện gây sốc tại Syria, nhà phân tích Aron Lund của Quỹ nghiên cứu chính trị Century International cho rằng "yếu tố chính" trong thành công của quân nổi dậy là "sự yếu kém của chế độ và sự giảm sút viện trợ quốc tế dành cho ông Assad".

Lực lượng chính phủ không còn sức chiến đấu

Quân đội của Tổng thống Assad chẳng khác nào một cái vỏ rỗng giữa cuộc chiến đã khiến hơn nửa triệu người thiệt mạng và tàn phá nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và công nghiệp của đất nước.

Trong những năm đầu của cuộc chiến, sự kết hợp giữa các yếu tố: thương vong, đào ngũ và trốn nghĩa vụ quân sự đã khiến quân đội Syria mất khoảng một nửa trong số 300.000 quân của mình.

Theo hãng tin AFP, quân đội Syria đã không kháng cự đáng kể ở một số khu vực sau khi quân nổi dậy phát động cuộc tấn công vào ngày 27/11. Một số nguồn tin tại thực địa cho hay, quân đội chính phủ liên tục phải triệt thoái khỏi các vị trí trên khắp cả nước.

nguyen nhan khien chinh quyen tong thong assad o syria sup do chong vanh hinh 2

Tại các thành phố chiến lược như Aleppo, quân đội chính phủ Syria đã tan rã nhanh chóng trước sức tấn công của phe nổi dậy. Ảnh: WSJ

"Kể từ năm 2011, quân đội Syria đã phải đối mặt với tình trạng suy giảm về nhân lực, trang thiết bị và tinh thần", nhà phân tích David Rigoulet-Roze thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế và Chiến lược (IRIS) của Pháp, cho biết.

Ông Rigoulet-Roze nói với AFP rằng một số người lính được trả lương thấp đã cướp bóc tài nguyên để sống sót và nhiều thanh niên đã trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Vào thứ Tư (4/12), Tổng thống Assad đã ra lệnh tăng 50% lương của những người lính chuyên nghiệp, nhưng với nền kinh tế Syria đang suy thoái, mức lương của những người lính gần như vô giá trị.

Sau nhiều năm bị cấm vận và cô lập, lại thêm sự tàn phá của chiến tranh, nền kinh tế Syria đã kiệt quệ tới mức người dân không còn ủng hộ chính phủ Tổng thống Assad nữa. Và trong bức tranh chung ấy, việc quân đội và cảnh sát Syria tan rã trước sức tấn công của quân nổi dậy là không có gì khó hiểu.  

Mất sự hỗ trợ của đồng minh

Tổng thống Assad phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ về quân sự, chính trị và ngoại giao từ các đồng minh chủ chốt là Nga và Iran.

Với sự giúp đỡ của họ, ông đã giành lại lãnh thổ đã mất sau khi cuộc xung đột nổ ra vào năm 2011 với việc trấn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ, và sự can thiệp của Nga bằng sức mạnh không quân vào năm 2015 đã thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho chính phủ Tổng thống Assad.

Nhưng hiện tại, Nga đang phải dồn sức cho chiến trường Ukraine nên không thể hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad đủ nhiều để đẩy lui cuộc tấn công của phiến quân.

Một đồng minh quan trọng khác của Tổng thống Assad là Iran từ lâu đã cung cấp cố vấn quân sự cho lực lượng vũ trang của Syria và hỗ trợ các nhóm vũ trang ủng hộ chính phủ trên thực địa. Nhưng Iran và các nhóm vũ trang được họ hậu thuẫn ở Trung Đông đã phải chịu nhiều thất bại trong cuộc chiến với Israel kể từ khi chiến tranh Gaza nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.

Nick Heras, một nhà phân tích tại Viện New Lines có trụ sở tại Washington, nói với AFP trước khi quân nổi dậy chiếm Damascus rằng "cuối cùng, khả năng tồn tại của chính quyền Tổng thống Assad sẽ phụ thuộc vào mức độ Iran và Nga coi ông Assad có hữu ích cho các chiến lược của họ trong khu vực hay không".

nguyen nhan khien chinh quyen tong thong assad o syria sup do chong vanh hinh 3

Đại sứ quán Iran tại thủ đô Damascus của Syria. Iran đã sơ tán các quan chức và cố vấn quân sự khỏi Syria trước khi quân nổi dậy tiến vào Damascus. Ảnh: Reuters

"Nếu một trong hai hoặc cả hai đồng minh đó quyết định họ có thể thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần ông Assad, thì thời gian nắm quyền của ông ta sẽ không còn nhiều nữa", nhà phân tích Nick Heras nói thêm.

Hezbollah suy yếu

Nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon đã công khai ủng hộ Damascus trên thực địa kể từ năm 2013, gửi hàng nghìn chiến binh qua biên giới để tăng cường sức mạnh cho quân đội chính phủ Syria.

Nhưng quân nổi dậy đã phát động cuộc tấn công vào tháng trước, đúng ngày lệnh ngừng bắn có hiệu lực giữa Israel và Hezbollah, sau hơn một năm giao tranh ở Lebanon.

Hezbollah đã chuyển nhiều chiến binh của mình từ Syria đến miền nam Lebanon để đối đầu với Israel, qua đó cũng khiến chính quyền Tổng thống Assad đánh mất một nguồn hỗ trợ rất lớn trên thực địa.

Cuộc giao tranh với Israel cũng làm suy yếu ban lãnh đạo của Hezbollah, khi thủ lĩnh lâu năm của nhóm là Hassan Nasrallah, người được cho là kế nhiệm ông và một loạt chỉ huy cấp cao khác thiệt mạng trong các cuộc không kích của đối phương.

Một nguồn tin thân cận với Hezbollah nói với AFP rằng hàng trăm chiến binh của nhóm này cũng đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với Israel gần đây. Tình thế đó khiến Hezbollah phải rút lực lượng khỏi vùng ngoại ô thủ đô Damascus và khu vực Homs, qua đó góp phần khiến quân nổi dậy dễ dàng tiến lên đánh chiếm các đô thị này.

Nhận định về mối liên quan giữa việc Hezbollah suy yếu và những diễn biến tại Syria, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết việc phe đối lập Syria lật đổ Tổng thống Assad là "hậu quả trực tiếp của những đòn giáng mà chúng ta (Israel) đã gây ra cho Iran và Hezbollah, những người ủng hộ chính của Assad".

Phía trước còn quá nhiều dấu hỏi

Theo nhiều nhà phân tích, sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cũng sẽ khiến Syria rơi vào tình trạng bất ổn sâu sắc. Bởi mhững câu hỏi cơ bản về chính phủ, an ninh và kinh tế của quốc gia vẫn chưa được trả lời. Và việc dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo cũng trở nên khó khăn hơn vì sự sụp đổ đột ngột của một chính phủ đã kiểm soát đất nước trong hàng thập kỷ.

“Thật khó để đưa tiến trình và quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang một tình huống diễn biến nhanh chóng”, Sanam Vakil - giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Chatham House, một viện nghiên cứu ở London, cho biết. “Tốc độ và sự không chắc chắn đặt ra nhiều rủi ro cho những gì tiếp theo tại Syria”.

nguyen nhan khien chinh quyen tong thong assad o syria sup do chong vanh hinh 4

Người dân Syria ăn mừng sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad. Nhưng tương lai sau đó là gì, họ cũng chưa biết được. Ảnh: New York Times

Có lẽ câu hỏi cấp bách nhất là các nhóm phiến quân có thể bảo vệ thủ đô và ngăn chặn tình trạng mất quyền lực hỗn loạn nhanh như thế nào và kế hoạch của họ là gì khi họ đã đạt được mục tiêu lật đổ ông Assad.

Cũng không rõ liên minh phiến quân có thể mở rộng quyền kiểm soát của mình trên toàn bộ đất nước đến mức nào và nhanh như thế nào, một yếu tố quan trọng để giành lại sự ổn định, hoặc liệu họ có tiếp tục đoàn kết sau khi lật đổ nhà lãnh đạo Syria hay không?

Bên cạnh đó, liệu chính quyền mới sẽ cân bằng lợi ích cạnh tranh của các lực lượng khác đang nắm giữ lãnh thổ ở Syria như thế nào và liệu chính phủ này có thể quản lý được quá trình chuyển đổi hay không - hoặc liệu chính phủ này có thể đảm bảo được những dịch vụ dân sự, một nhiệm vụ cơ bản nhưng cần thiết đối với bất kỳ nhà nước nào đang hoạt động hay không?

Nguyễn Khánh

Tin mới

20.000 'lộc sách' được lì xì tới du khách trong Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ

20.000 'lộc sách' được lì xì tới du khách trong Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ

(CLO) Hoạt động lì xì “lộc sách” được kỳ vọng trở thành một nét văn hóa rất riêng và phổ biến trong đời sống của người dân TP HCM.

Đời sống văn hóa
Việt Nam có thêm nhiều tự tin, bản lĩnh và nguồn lực để tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới

Việt Nam có thêm nhiều tự tin, bản lĩnh và nguồn lực để tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025 và đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo. Việt Nam có cơ sở, nền tảng để thực hiện các mục tiêu đã đề ra và ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn, bản lĩnh hơn, có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới".

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào

(CLO) Chiều 21/1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena.

Tin tức
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025 tại Điện Biên

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025 tại Điện Biên

(CLO) Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác dự Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025 tại tỉnh Điện Biên và thăm, chúc Tết, tặng quà các cựu chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh.

Tin tức
Chia sẻ kinh nghiệm đẩy mạnh vai trò nữ nghị sĩ

Chia sẻ kinh nghiệm đẩy mạnh vai trò nữ nghị sĩ

(CLO) Chiều 21/1, trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội bang Québec, Canada kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất APF Nathalie Roy.

Tin tức
Thanh Hóa: Bắt giam nguyên Chủ tịch huyện Thọ Xuân

Thanh Hóa: Bắt giam nguyên Chủ tịch huyện Thọ Xuân

(CLO) Ngày 21/1, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch huyện và Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thọ Xuân.

Vụ án
Show diễn thực cảnh về biệt điện Trần Lệ Xuân tại Đà Lạt hút khách dịp Tết

Show diễn thực cảnh về biệt điện Trần Lệ Xuân tại Đà Lạt hút khách dịp Tết

(CLO) Show diễn thực cảnh "Những đường chim bay" kể về lịch sử biệt điện của Trần Lệ Xuân được nhiều khách du lịch quan tâm trong dịp Tết Nguyên đán.

Giải trí
Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 65/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 22/1: Hà Nội không mưa, ngày nắng có gió nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 22/1: Hà Nội không mưa, ngày nắng có gió nhẹ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 22/1, Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ. Khu vực Trung Bộ, Nam Bộ có mưa vài nơi, ngày nắng.

Môi trường và cuộc sống
Angelababy đã thoát bị 'phong sát'?

Angelababy đã thoát bị 'phong sát'?

(CLO) Mới đây, Angelababy ra mắt phim "Tương tư lệnh" do cô thủ vai chính làm đấy lên đồn đoán nữ diễn viên đã thoát khỏi lệnh "phong sát" sau hơn 1 năm cấm sóng vì ủng hộ đêm diễn thoát y của Lisa (BlackPink) tại Crazy Horse.

Giải trí
Tô Lịch phải là hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm

Tô Lịch phải là hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm

(CLO) Để Tô Lịch thực sự trở thành hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm, các khu vực ô nhiễm môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý TP Hà Nội muốn làm nhanh thì phải có quy hoạch, thiết kế, giải pháp bài bản, tổng thể và cụ thể; không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình, thiết kế, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, gây thất thoát, làm mất đi tính lợi ích kinh tế tổng thể.

Tin tức
Khánh Hòa đón 1.200 khách quốc tế đến bằng tàu biển đầu tiên năm 2025

Khánh Hòa đón 1.200 khách quốc tế đến bằng tàu biển đầu tiên năm 2025

(CLO) Ngày 21/1, Khánh Hòa đón tàu du lịch quốc tế Oceania Riviera (quốc tịch Marshall Islands) mang theo 1.200 du khách cập cảng quốc tế Cam Ranh.

Du lịch
Bắc Ninh: Khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và trao giải cuộc thi báo chí

Bắc Ninh: Khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và trao giải cuộc thi báo chí

(CLO) Ngày 21/1, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và trao giải hai cuộc thi báo chí chủ đề Xây dựng Đảng và Chung tay bảo vệ môi trường năm 2024.

Nghề báo
Cục Cảnh sát kinh tế bằng nghiệp vụ phải tìm được các vụ lãng phí lớn để xử lý

Cục Cảnh sát kinh tế bằng nghiệp vụ phải tìm được các vụ lãng phí lớn để xử lý

(CLO) Nhấn mạnh thông điệp của Tổng Bí thư và giờ đã trở thành chủ trương của Đảng là bên cạnh phòng chống tham nhũng phải đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, đặt phòng, chống lãng phí ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát kinh tế bằng nghiệp vụ của mình phải tìm được các vụ lãng phí lớn để xử lý, qua đó góp phần cảnh tỉnh, răn đe, tạo hiệu ứng trong xã hội nhằm đưa công tác phòng, chống lãng phí ngày càng đạt kết quả và hiệu quả cao hơn.

Tin tức
Sáp nhập Nissan và Honda gặp khó khăn vì điều kiện đắt đỏ

Sáp nhập Nissan và Honda gặp khó khăn vì điều kiện đắt đỏ

(CLO) Nissan và Honda công bố kế hoạch sáp nhập táo bạo, kỳ vọng cạnh tranh toàn cầu, nhưng lo ngại từ cổ đông Renault và lỗ 93,5% của Nissan khiến tương lai bấp bênh.

Xe
Kiên Giang: Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra từ nay đến ngày 3/2

Kiên Giang: Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra từ nay đến ngày 3/2

(CLO) Ngày 21/1, Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ tỉnh Kiên Giang năm 2025 với chủ đề: “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới”.

Công tác hội
Bình Luận

Tin khác

Những kế hoạch của ông Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Những kế hoạch của ông Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

(CLO) Tổng thống sắp nhậm chức của Mỹ, ông Donald Trump, đã sẵn sàng ký một loạt các sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai.

Tiêu điểm Quốc tế
Nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Nam Kavkaz

Nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Nam Kavkaz

(CLO) Ngày 14/1 vừa qua, Mỹ và Armenia đã ký kết một thỏa thuận an ninh nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Trong bối cảnh Nhà Trắng đã đình chỉ quan hệ đối tác với Gruzia, thỏa thuận Mỹ-Armenia được cho là động thái nhằm giành chỗ đứng của Washington ở Nam Kavkaz.

Tiêu điểm Quốc tế
Kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai ông Trump và Putin sẽ tạo bước đột phá?

Kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai ông Trump và Putin sẽ tạo bước đột phá?

(CLO) Cộng đồng quốc tế đang kỳ vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong năm 2025 để có thể cải thiện căng thẳng giữa các bên, từ đó mở ra giai đoạn đầu cho tiến trình hòa bình ở Ukraine. Tuy nhiên, liệu điều này có xảy ra?

Tiêu điểm Quốc tế
Chuyện về lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ

Chuyện về lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ

(NB&CL) Dường như tất cả những gì liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như người đứng đầu nước Mỹ đều có thể trở thành tâm điểm của truyền thông. Lễ nhậm chức của các Tổng thống đắc cử của Mỹ là ví dụ. Dưới sự mổ xẻ đa chiều của báo chí, rất nhiều điều thú vị về lễ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ được hé lộ.

Tiêu điểm Quốc tế
Các đời Tổng thống Hàn Quốc: Từ lưu vong, ám sát, luận tội đến bị bỏ tù

Các đời Tổng thống Hàn Quốc: Từ lưu vong, ám sát, luận tội đến bị bỏ tù

(CLO) Tổng thống vừa bị bắt Yoon Suk Yeol đã trở thành cái tên mới nhất trong danh sách dài các nhà lãnh đạo Hàn Quốc gặp biến cố lớn trong sự nghiệp chính trị của mình.

Tiêu điểm Quốc tế
Hoà bình cho Gaza: Viễn cảnh từ một lời hứa

Hoà bình cho Gaza: Viễn cảnh từ một lời hứa

(NB&CL) Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken ngày 14/1/2025 cho biết, Israel và Hamas đang cận kề đồng ý một thỏa thuận tạm dừng giao tranh ở Gaza và thả các con tin bị giam giữ ở đó để đổi lấy các tù nhân Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel. Thông tin này đang thắp lên hy vọng về một viễn cảnh hoà bình vốn dĩ xưa nay vẫn rất mong manh cho dải đất này.

Tiêu điểm Quốc tế
Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.

Tiêu điểm Quốc tế
Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.

Tiêu điểm Quốc tế
Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế