Nhà báo Trần Bá Duy: Theo đuổi tính chân thực trong từng tác phẩm phát thanh

Chủ nhật, 27/12/2020 21:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Trần Bá Duy, Ban Văn hóa - Xã hội vừa giành giải thưởng của Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á Thái Bình Dương. Đối với anh mỗi lần tham gia cuộc thi là cơ hội được nghe những tác phẩm của đồng nghiệp nước ngoài. Tìm ra cách làm mới sáng tạo để áp dụng vào tác phẩm của mình.

Sự kiện: nhà báo

Lan tỏa thông điệp về tôn trọng

Vừa qua tại Lễ trao Giải ABU 2020 - Giải thưởng chuyên môn của Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) được tổ chức theo hình thức trực tuyến, tác phẩm phát thanh “Hạnh phúc của người tý hon vĩ đại” (Happiness of a great tiny man) của nhà báo Trần Bá Duy được Ban tổ chức trao giải Khuyến khích ở thể loại: “Giải quan điểm về chủ đề của năm 2020: Tôn trọng”. 

Dù chỉ đạt giải Khuyến khích, nhưng "Hạnh phúc của người tý hon vĩ đại” vẫn được ghi nhận là giải thưởng danh giá do chỉ xếp sau giải Nhất (cơ cấu không có giải Nhì, Ba).

“Hạnh phúc của người tý hon vĩ đại” (Happiness of a great tiny man), có thời lượng 25 phút 25 giây, là một tác phẩm phát thanh xúc động, kể về cuộc đời của thầy giáo Nguyễn Văn Hùng quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, hiện là một giáo viên dạy tin học tại Trung tâm Nghị lực sống Hà Nội. Anh Nguyễn Văn Hùng, 33 tuổi nhưng dáng vẻ bề ngoài vẫn như một cậu bé 6-7 tuổi.

Nhà báo Trần Bá Duy, Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam được Ban tổ chức trao giải Khuyến khích ở thể loại: “Giải quan điểm về chủ đề của năm 2020: Tôn trọng”.

Nhà báo Trần Bá Duy, Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam được Ban tổ chức trao giải Khuyến khích ở thể loại: “Giải quan điểm về chủ đề của năm 2020: Tôn trọng”.

Do mắc chứng bệnh lùn tuyến yên nên cả chiều cao, cân nặng của người “thầy giáo đặc biệt” này bao năm qua vẫn chỉ dừng lại 1m20 và nặng 20kg. Vượt qua sự khác biệt về ngoại hình, bằng khả năng của mình, thầy giáo Nguyễn Văn Hùng đã giúp cho nhiều học trò, cả người khuyết tật và người bình thường vượt qua khó khăn, khẳng định mình trong cuộc sống.

Được phát sóng trên kênh VOV2 và tham dự giải thưởng ABU, tác phẩm truyền tải thông điệp quan trọng. Đó là sự khác biệt về ngoại hình không phải là rào cản cho sự thành công. Chiều cao và cân nặng lý tưởng là một lợi thế nhưng cách bạn sống thế nào mới là yếu tố quyết định để nhận được sự tôn trọng của mọi người.

ABU Prize là một giải thưởng phát thanh - truyền hình quốc tế uy tín, giải thưởng hằng năm của ABU nhằm vinh danh những tác phẩm phát thanh và truyền hình xuất sắc của các đài thành viên ABU.

Nhà báo Trần Bá Duy cho biết: Năm nay ABU Prize đưa ra chủ đề là “tôn trọng”, vì vậy trong tác phẩm điều tôi muốn nhấn mạnh đó là tôn trọng sự khác biệt. Như chúng ta viết về người đồng tính, người nhiễm HIV hoặc những người yếu thế trong xã hội… dù người ta có mang giới tính gì, bệnh tình ra sao, hoàn cảnh như thế nào thì điều quan trọng nhất là cần sự tôn trọng của mọi người, của xã hội.

Anh Trần Bá Duy, tác giả tác phẩm “Hạnh phúc của người tý hon vĩ đại”.

Anh Trần Bá Duy, tác giả tác phẩm “Hạnh phúc của người tý hon vĩ đại”.

Đối với khán giả trong nước, sau khi tác phẩm được phát sóng trên VOV2 tầng số 102.7 MHz FM đã thu hút được nhiều sự quan tâm của thính giả. Nhiều khán giả gửi thư, gọi điện, có cả những bài thơ sáng tác về nhân vật Hùng được gửi đến tòa soạn. Nhiều cách để gửi thông tin về nhân vật, nhưng tất cả đều đó điểm chung là sự chia sẻ những khó khăn, động viên thầy giáo Nguyễn Văn Hùng, mong anh luôn giữ vững ý trí vươn lên trong cuộc sống.

Anh Bá Duy chia sẻ: “Cái quan trọng là cách bạn sống như thế nào, không phải là phụ thuộc vào chiều cao cân nặng mà quan trọng là vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, biết vươn lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất và nhận được sự tán dương của xã hội…”

Đề cao tính chân thực trong tác phẩm phát thanh

“Hạnh phúc của người tý hon vĩ đại” được kể bằng ngôn ngữ phát thanh hiện đại. Bằng kinh nghiệm làm nghề của mình, nhà báo Bá Duy đã mang đến cho thính giả âm thanh chân thực về cuộc sống thường ngày của nhân vật.

Tác phẩm phát thanh này là đề tài không mới lạ, được nhà báo Bá Duy thực hiện cho buổi phát sóng hàng ngày. Mặc dù khi lên sóng khoảng 30 phút nhưng để có được 30 phút này tác giả đã đầu tư hơn một tuần để tìm hiểu và phỏng vấn các nhân vật. Một tuần cũng là thời gian anh gắn bó với nhân vật, được trải nhiệm với công việc và cuộc sống hàng ngày của nhân vật.

Trong quá trình làm nghề, nhà báo Trần Bá Duy luôn đề cao tính chân thực trong tác phẩm phát thanh.

Trong quá trình làm nghề, nhà báo Trần Bá Duy luôn đề cao tính chân thực trong tác phẩm phát thanh.

Làm phát thanh tưởng chừng đơn giản, chỉ cần đặt máy ghi lại âm thanh rồi biên tập phát sóng. Nhưng kỳ thực, trước khi lên sóng, tác phẩm trải qua thời gian làm hậu kỳ khá kỳ công, tỷ mỉ. Trau chuốt từng câu chữ, tiếng động, âm thanh. Anh Bá Duy chia sẻ: “Có một số chi tiết tôi về tận quê nhà nhân vật ở Nghệ An để ghi lại, phỏng vấn những người thân của nhân vật, ghi lại những âm thanh cuộc sống thường ngày ở quê nhà. Đặc biệt là nhân vật làm giáo viên, nên phải mất nhiều ngày ghi lại những âm thanh của buổi lên lớp, tiếng xe chạy, tiếng các học sinh trong các buổi học...”.

Cũng theo nhà báo Bá Duy, cách làm phát thanh của chúng ta vẫn còn một khoảng cách so với các đài phát thanh trên thế giới. Không chỉ cách kể chuyện hiện đại, tự nhiên mà các tác phẩm phát thanh của các đài quốc tế được thực hiện với thiết bị âm thanh hiện đại, chất lượng tốt. Đặc biệt, họ rất coi trọng tính chân thực trong mỗi tác phẩm phát thanh. Chân thực ở đây không chỉ là chân thực về thông tin báo chí mà chân thực trong từng tiếng động, âm thanh.

“Theo kinh nghiệm của tôi, trong tác phẩm phát thanh, để đảm bảo tính chân thực thì nên để tự nhân vật chia sẻ. Để âm thanh, tiếng động lên tiếng và phóng viên hạn chế sử dụng những câu từ mang tính cảm xúc của cá nhân, nói thay, nói hộ nhân vật” - nhà báo Bá Duy tâm sự.

Nhà báo Trần Bá Duy chụp ảnh cùng cô giáo và học sinh trường tiểu học bản Hồ Thầu, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Nhà báo Trần Bá Duy chụp ảnh cùng cô giáo và học sinh trường tiểu học bản Hồ Thầu, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

“Hạnh phúc của người tý hon vĩ đại” cũng giống như hàng trăm tác phẩm phát thanh khác, nhà báo Bá Duy đã từng thực hiện, anh luôn tập trung cho tác phẩm phát thanh của mình để có chất lượng âm thanh và nội dung tốt nhất, ít khi nghĩ tới việc tác phẩm này sẽ mang đi dự thi ở đâu đó mới tập trung nâng cao chất lượng. Tìm tòi, sáng tạo và làm mới tác phẩm phát thanh, đó là công việc hàng ngày, hàng tuần để mang đến cho thính giả một sản phẩm hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện.

Theo anh: “Cái đích cuối cùng không phải là giải thưởng mà cố gắng sáng tạo không ngừng trong mỗi tác phẩm của mình. Bản thân khi tôi tham gia ABU Prize là để nghe, học hỏi tác phẩm của đồng nghiệp nước ngoài. Để từ đó làm thay đổi tác phẩm phát thanh của mình. Sau 14 năm làm nghề, điều mà tôi rút ra được đó là: Phát thanh là đơn giản, là gần gũi, là chân thực như chính cuộc sống vậy. Nhưng đơn giản cũng là đầu bài khó cho mỗi phóng viên phát thanh, bởi hướng đến sự đơn giản trong cái hiện đại không phải là điều dễ dàng”.

Nguyên Phong

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo