Nhà báo Trường Phong - báo Tiền Phong: “Làm báo đi là để hiểu và hiểu để rồi lại đi”

Thứ năm, 18/01/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Cũng vì ước mơ được đi nhiều nơi nên tôi chọn nghề báo. Nhưng khi thực sự bước chân vào nghề tôi nhận ra, có đi mới có thể hiểu và viết ra những điều thực sự giá trị. Khi khám phá ra vấn đề mà mình cần viết thì tôi không chỉ thấy mình hữu ích cho cuộc đời mà chính bản thân tôi như đang được trải nghiệm, được giãi lòng mình ra cho mọi người biết và như thế tôi lại càng cảm thấy yêu nghề hơn lúc ban đầu và muốn đi nhiều hơn nữa…” - Nhà báo Trường Phong, Báo Tiền Phong trải lòng.

Sự kiện: Báo Tiền phong

Nghề báo rất cần đi để hiểu rõ vấn đề và viết

+ Anh nói rằng mình rất thích được đi nhiều nơi và khám phá nhiều điều. Vậy có phải làm báo là một phần để anh thỏa ý thích của riêng cá nhân?

- Nếu chỉ có thích thì tôi chắc sẽ khó có ai có thể biến ước mơ của mình thành hiện thực. Khi đã biến ước mơ thành nghề thì rất cần sự đam mê, trải nghiệm và gắn bó máu thịt với nó. Nghề báo rất cần đi để hiểu rõ vấn đề và viết. Riêng cá nhân tôi thì tôi kết duyên với nghề báo từ sở thích khám phá và đi nhiều. Và sở thích đó cho đến hiện tại vẫn bổ trợ và giúp tôi giữ được ngọn lửa đam mê với nghề như ngày nào.

+ Công tác tại Ban Thanh niên - Một ban mang sức trẻ, “khí thế” nhất báo Tiền Phong cùng với áp lực đề tài mới lạ... Tinh thần làm báo của “những ngày đầu tiên ấy” và hiện tại khi anh đã làm tại ban này gần chục năm khác nhau không?

- Không chỉ riêng Ban Thanh Niên mà mỗi ban đều có những áp lực, khó khăn nhất định. Nhưng ngay từ khi chưa ra trường, tôi đã chọn báo Tiền Phong và định hướng sau khi ra trường sẽ về đây làm việc. Bởi ngay từ đầu tôi đã tự nhận định cho bản thân về hai chữ “Tiền Phong” là cái gì cũng phải đi trước, đi đầu. Và cái gì đi đầu, đi tiên phong cũng không hề đơn giản. Nó mang trong mình cả một trọng trách lớn của cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Báo Công luận
 
Tôi muốn tìm đến tờ báo có thể cho tôi nhiều rèn rũa nhất để trưởng thành và lớn khôn với nghề. Tôi nghĩ, không có gì dễ dàng cả, nên tôi muốn đi từ cái khó để có cơ hội học hỏi nhiều hơn. Thay vì đi từ cái đơn giản, mình sẽ chỉ nhìn thấy cái trước mắt mà chẳng thể thấy tương lai mình đi về đâu. Và tôi chọn ban Thanh Niên để mình được cọ xát, trải nghiệm và sẵn sàng dấn thân khi cho phép. Tôi quan niệm, khó khăn là cơ hội nên không bao giờ tôi bỏ qua cơ hội. Được cử đi đâu là tôi đi, không nề hà đó ở đâu, điều kiện khó khăn như thế nào, miễn là được tác nghiệp. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn thấy mình muốn được khám phá nhiều lắm, muốn đi nhiều lắm và vẫn khát khao được trải nghiệm với nghề nhiều lắm nên cảm xúc từ lúc mới vào nghề đến bây giờ đã được 8 năm rồi nó vẫn còn mới nguyên. Vẫn rạo rực mỗi khi nhận đề tài mới, được đi xa, được thấy tác phẩm, tên mình, hình ảnh mình chụp trên báo, vẫn hạnh phúc lắm!

Thấy mình nhỏ bé với… ấn tượng Trường Sa         

+ “Lãi” nhất của anh là được đi rất nhiều nơi, đâu nơi đã cho anh những đề tài cũng như trải nghiệm cảm xúc lớn nhất?

- Chỉ có thể là Trường Sa. Đó là cái tên rất thân thuộc với tôi. Làm báo tôi được đi rất nhiều nơi, nhưng vẫn mơ ước một lần đến Trường Sa. Và năm 2013, rất may mắn tôi được cơ quan cử đi công tác tại Trường Sa theo Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương của Trung ương Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh. Khỏi phải nói tôi sung sướng đến mức nào. Và từ lần đầu tiên đó đến nay tôi đã ra Trường Sa được 4 lần. Mỗi lần đi đều mang cảm xúc rất thiêng liêng khó tả. Cảm giác ở nơi đó, có đồng bào, chiến sĩ của ta ở, nó gắn bó hơn cả máu thịt mình vậy. Con người sống với nhau chỉ có tình cảm. Tất cả đều được trân quý, nâng niu. Đặc biệt tôi rất ấn tượng với những chiến sĩ tuổi mười tám, đôi mươi. Nắng, gió, sóng biển và kỷ luật quân đội đã rèn luyện những con người có kỷ luật, kỷ cương, giàu nghị lực, và ý chí nhưng vẫn ngây thơ như câu hát “trong cơn mơ còn gọi mẹ ơi”. Chỉ nghĩ thôi cũng có thể rơi nước mắt cảm phục những người lính canh giữ nơi biển đảo xa xôi. Tôi thấy mình thật nhỏ bé.

Báo Công luận
 
So với chúng ta đang được sống yên bình và rất thoải mái trong đất liền thì trọng trách trên vai các chú lính đó quả thật rất “nặng”. Ở đó, có muôn vàn khó khăn, vất vả nhưng đâu đâu tôi cũng được nghe tiếng hát, những tiếng hát yêu đời, tiếng hát về đất nước. Tất cả mọi thứ, mọi vật ở Trường Sa đều rất đáng quý, đều chạm đến tiếng lòng của tôi!

+ Đọc các bài viết về Trường Sa của anh, xem những hình ảnh anh chụp về Trường Sa, tôi cảm giác anh giống như chiến sĩ Trường Sa vậy? Liệu anh có nhiễm” chất lính từ Trường Sa vào cuộc sống thường ngày?

- Nói là nhiễm thì hơi quá! Nhưng ít nhiều tôi cũng có ảnh hưởng chất lính trong mình bởi tôi rất ấn tượng và cảm phục các chiến sĩ nơi đây. Mặc dù đã ra Trường Sa khá nhiều lần nhưng bây giờ nếu cho tôi lựa chọn giữa đi Trường Sa và đi nước ngoài thì tôi vẫn sẽ chọn Trường Sa. Nơi đó có cái gì đó rất thiêng liêng, gần giống như quê hương nhưng nó ở phạm trù rộng hơn!

Vì ra đó khá nhiều nên có khi tôi cũng có khá nhiều “họ hàng” nơi đó. Có những người anh rất đáng mến, thân nhau từ việc chia sẻ từng chiếc khuy áo, chiếc quần đùi, thân những cô em gái đảo dân dã, vô tư, với nụ cười giòn tan.  Và thân cả lũ chó gác biển của chiến sĩ Trường Sa, nhớ từng góc biển, khoang tàu… Mọi thứ đều rất gần gũi thân thương với tôi. Và phải chăng, nếu có nhiễm thì tôi đã kết và “nhiễm” chất lính ở phong cách ăn mặc giản dị, nếp sống dân dã của những con người nơi đây.

Báo Công luận
 

Đất và nước là hai thứ quý nhất với con người Trường Sa

+ Những hình ảnh nào luôn trong tâm trí anh khi anh đã về đất liền và nhớ về Trường Sa yêu dấu?

- Hình ảnh về Trường Sa luôn trong tâm trí tôi là những người lính chân chất, thật thà chưa từng thấy! Trên chuyến tàu ra đảo, những tân binh với vẻ mặt mệt rũ vì say sóng nhưng khi ra đến đảo gặp tình huống báo động phòng không thì họ đã ngay lập tức kịp thời cầm súng, theo anh em chiến sĩ ra vị trí sẵn sàng chiến đấu. Tinh thần đó khiến người cầm bút như tôi vô cùng xúc động. Họ gặp phóng viên phỏng vấn có thể đổ mồ hôi nhễ nhại vì run, nhưng vào nhiệm vụ chiến đấu thì mắt sắc lạnh ý chí, luôn chắc tay súng, kiên cường bảo vệ đảo, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Và nếu có dịp ăn cơm trên đảo cùng cán bộ, chiến sĩ Trường Sa mới biết sự vất vả tận cùng của họ. Mùa khô, mỗi người chỉ được phát một lượng nước nhất định. Lượng nước đó, mọi người phải tự cân đối dùng để đánh răng, rửa mặt, vệ sinh thân thể, nấu ăn, tưới rau rồi tăng gia sản xuất… Rồi mùa biển động chỉ ăn cơm với một hộp thịt, không rau, hôm nào có đoàn công tác ra đảo thì họ lại nhường hết đồ ngon cho đoàn để đãi khách. Tiếp khách bằng những nụ cười vang sảng khoái. Khí chất ấy, hình ảnh đó chắc tôi khó mà quên được.

Báo Công luận
Trường Phong và những chú chó trên đảo Trường Sa. 
Có một câu chuyện mới đây thôi, trong đợt theo đoàn công tác mang hàng tết ra cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đón tết 2018, tôi cứ ấn tượng mãi câu nói của Thượng tá Ngô Đình Xuyên - Chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh, nói về hậu quả của cơn bão Tembin quét qua đảo, anh bảo thứ quý nhất trên đảo là đất: “Sau bão, đất bị nhiễm mặn, chúng tôi phải tưới nước ngọt sau đó phơi khô để rửa mặn. Biết là đất bị mất chất nhưng biết làm sao được. Ở đây quý nhất là đất. Đất rửa mặn rồi, trộn với phân vi sinh lại có thể dùng được”. Từng câu, từng chữ nuốt trọn nỗi khổ cực của các chiến sĩ nơi đây.

Báo Công luận
 Trường Phong được lính Trường Sa tân trang tóc.
Và trước đó, là một câu chuyện thiếu nước năm 2013, tôi cũng được chứng kiến rất cảm động và thắm tình đồng chí. Đó là dịp hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2013, nhiều thành viên đã mang theo nước từ tàu lên đảo uống vì không muốn sử dụng nhiều nước ngọt của đảo. Sợ các chiến sĩ thiếu nước để dùng, có một thành viên khi mang chai nước tặng lại cho nhà giàn DK đã nói: “Chúng em lên đây đã sử dụng nhiều phần nước của các anh rồi!”. Cả đoàn ai cũng xúc động.

Minh Lương  (Thực hiện) 

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo