Nhà đầu tư đang chịu hậu quả khi chơi liều “tất tay” vào “sốt” đất

Thứ năm, 15/07/2021 17:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong quý II/2021, các khu vực xảy ra "sốt" đất trước đây đã đảo chiều, quay đầu giảm giá. Nhiều nhà đầu tư lỡ rót vốn, sẽ rơi vào cảnh thua lỗ.

Đầu năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam rộ lên phong trào đầu tư đất nền, khiến nhiều địa phương xuất hiện tình trạng “sốt” đất cục bộ. Điều này đã khiến, giá đất đai tại nhiều nơi tăng giá chóng mặt.

“Tâm điểm” của các “sốt” đất có thể kể đến như Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh); Thanh Hóa, Bình Phước;... có thời điểm giá đất tăng gấp đôi, gấp ba lần chỉ trong vài tuần.

Các khu vực xảy ra

Các khu vực xảy ra "sốt" đất trước đây đã đảo chiều, quay đầu giảm giá.

Tương tự, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tình trạng “sốt” đất cũng xuất hiện ở các khu vực ven đô, ngoại thành. Đơn cử, tại TP.HCM, nhờ vào đề xuất nâng cấp 5 huyện ngoại thành lên quận, nên giá đất tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn đã tăng 40% - 50%. 

Thậm chí, nhiều khu vực tại Nhà Bè, Bình Chánh, giá đất còn tương đương với khu vực trung tâm thành phố.

Trong khi đó, tại Hà Nội, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì hoặc Thạch Thất cũng xảy ra sốt đất. Đặc biệt, nhờ vào đề án phân khu sông Hồng, giá đất tại các xã, nằm ven sông Hồng, thuộc quận Long Biên, và huyện Đông Anh đã tăng từ 30% - 40%.

Thế nhưng, bước sang quý II/2021, thị trường bất động sản đã đảo chiều. Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản, ngoại trừ 5 huyện ngoại thành TP.HCM vẫn giữ được “phong độ”, thì hầu hết các cơn “sốt” đất trước đây đã hạ nhiệt.

Những điểm nóng “sốt” đất tại Hà Nội, trong quý I/2021 như  Đông Anh, Gia Lâm, Phú Xuyên, Hòa Lạc, Hoài Đức có dấu hiệu giảm giá. Một số sản phẩm nhà liền kề cao cấp tại các địa phương này còn xuất hiện tình trạng khuyến mãi lớn và tặng quà khủng nhằm đẩy hàng đi nhanh.

Đơn cử, đất tại Xuân Canh thuộc huyện Đông Anh từng bị đẩy lên mức 51 - 69 triệu đồng/m2, thì nay giá chỉ trên dưới 30 triệu đồng/m2. Hiện những khu vực giá ảo trên không có giao dịch.

Với “điểm nóng” Bắc Ninh, Bắc Giang, nếu trong quý I/2021, giá đất tăng 20% - 40%, thì nay cũng đã trở về như cũ. Đơn cử, trong quý I/2021, giá đất nền tại Từ Sơn được rao bán chủ yếu với giá từ 25 - 40 triệu đồng/m2, thì nay chỉ còn khoảng 20 - 30 triệu đồng/m2. Tại huyện Yên Phong, một số lô đất trước có giá 22 - 27 triệu đồng/m2, thì nay chỉ còn trên dưới 20 triệu đồng/m2.

Tương tự, tại Bắc Giang, tại khu vực 2 xã Lan Mẫu, Yên Sơn (huyện Lục Nam) giá đất nền đang được chào bán với mức 20 - 30 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi lên tới 40 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện nay, giá đã giảm xuống còn một nửa, khoảng 15 - 20 triệu đồng/m2. Dù vậy, nếu so với một năm trước, giá đất vẫn tăng khoảng 5% - 10%.

Tại Thanh Hóa, giá đất tại các mặt bằng đô thị, ven biển Thanh Hóa trước dao động 12-15 triệu đồng một m2, có nơi trên 20 triệu đồng một m2, thì nay hạ xuống còn 10 - 15 triệu đồng;...

Theo nhận định của giới chuyên gia, câu chuyện giá đất “sớm nở, tối tàn” đã chứng minh thị trường bất động sản Việt Nam thiếu sự ổn định, bất ổn. Nếu nhà đầu tư không thật sự tỉnh táo, và bị cuốn theo các đợt “sốt” đất, chắc chắn sẽ lỗ nặng.

Hết

Hết "sốt" đất, giá giảm nhanh.

Nhận định về quan điểm này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết: Trong vài năm gần đây, dòng tiền của nhiều kênh đầu tư, như chứng khoán, kiều hối, vàng hay ngoại tệ đang chảy mạnh vào thị trường bất động sản. 

Đặc biệt, trong hơn 1 năm qua do tác động của đại dịch Covid-19, các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán hay kiều hối không mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã chuyển dòng vốn ngắn hạn sang bất động sản.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường trong giai đoạn này, đầu tư đất đai theo phong trào, theo đám đông và bị mắc bẫy của giới “cò” đất, đầu cơ đất, khiến họ thua trắng.

“Tình trạng sốt đất và đầu tư theo phong trào, đám đông… đã đẩy nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ phải chịu hậu quả. Nhiều hiện tượng giao bán cắt lỗ, giảm giá diễn ra trên thị trường”, ông Đính cho biết.

Do đó, ông Đính lưu ý, nhà đầu tư mới tham gia thị trường nên tìm hiểu kỹ, trước khi xuống tiền, không nên đặt niềm tin quá nhiều vào giới “cò” đất. Đặc biệt, nhà đầu tư mới không nên sa vào những đợt “sốt” đất, hoặc rót vốn vào khu vực có sự tăng giá bất thường trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, ông Đính kiến nghị, Nhà nước sớm kiểm soát được dịch bệnh và kích thích phát triển kinh tế ở các lĩnh vực kinh tế khác ngành bất động sản. Nhằm điều chỉnh các dòng vốn F0 về đúng mục tiêu, để hiệu quả hóa nguồn lực quốc gia.

Việt Vũ

Tin khác

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản