Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng vở “Người đi tìm minh chủ”

Thứ hai, 02/07/2018 07:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa triển khai dàn dựng vở “Người đi tìm minh chủ”, một tác phẩm của PGS-TS Trần Trí Trắc và Đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên.

Báo Công luận
 Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam giới thiệu về vở diễn "Người đi tìm minh chủ". Ảnh: Khải Trần

 

“Người đi tìm minh chủ” kể về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật lịch sử Ngô Thì Nhậm, một danh sỹ, nhà văn thời Hậu Lê – Tây Sơn. Ông vốn người làng Tả Thanh Oai, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ngô Thì Nhậm vốn người làng Tả Thanh Oai, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sống dưới thời Trịnh – Lê, ông được Chúa Trịnh Sâm tin dùng.

Sau khi nhà Trịnh – Lê suy tàn, Nguyễn Huệ đem quân tiến ra Bắc. Lúc đầu vì cho rằng Nguyễn Huệ là giặc, nên ông đã lui về ở ẩn. Nhưng chính trong 5 năm mai danh ẩn tích, ông đã nhận ra khí chất anh hùng của Nguyễn Huệ và sự bạc nhược, ươn hèn của Lê Chiêu Thống. 

Ngô Thì Nhậm đã tìm về dưới cờ nghĩa Tây Sơn. Sau này, vua phong cho Ngô Thì Nhậm nhiều chức quan trọng yếu, như Thị lang Bộ Lại; Tổng tài Quốc sử quán; Thượng thư Bộ Binh… Ở tất cả các cương vị, ông đều có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp lẫy lừng của Hoàng đế Quang Trung, trong đó có việc đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược.

Ngô Thị Nhậm thường thể hiện rõ quan điểm của kẻ sĩ: “Người chính nhân phải biết coi vua chúa không bằng quốc gia, dân tộc. Kẻ quân tử chỉ biết thờ quốc gia, dân tộc, chứ không thờ chúa thờ vua”. 

Cũng bởi quan điểm ấy mà cả cuộc đời mình, Ngô Thì Nhậm đã mải miết đi tìm “minh chủ” để cống hiến cuộc đời mình vì quốc thái, dân an. Nhưng rồi những nghiệt ngã của cuộc đời đã khiến ông phải lận đận, thăng trầm và nếm trải nhiều oan khuất.

Vở Cải lương “Người đi tìm minh chủ”, tác giả: PGS-TS Trần Trí Trắc; đạo diễn: NSƯT Triệu Trung Kiên; âm nhạc: NSND Thanh Hải; thiết kế mỹ thuật: NSƯT Doãn Bằng; biên đạo múa: Quốc Tuấn; chỉ đạo Nghệ thuật: Quyền Giám đốc Nguyễn Xuân Vinh… được xây dựng để phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của danh sĩ Ngô Thì Nhậm dưới ánh sáng của khoa học lịch sử hiện đại.

Vở diễn cố gắng chuyển tải một cách khách quan nhất nhằm xóa nhòa những nghi vấn lịch sử, hóa giải những nỗi oan khiên mà Ngô Thì Nhậm đã phải hứng chịu, đồng thời làm nổi bật những công lao to lớn của ông đối với quốc gia, dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Hằng Minh

Tin khác

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa