Nhà văn Sơn Tùng qua đời

Thứ sáu, 23/07/2021 09:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau một thời gian dài mắc chứng tai biến não, nhà văn Sơn Tùng đã tạ thế vào lúc 23h05p tối ngày 22/7 tại nhà riêng (khu tập thể Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội), hưởng thọ 93 tuổi.

Nhà văn Thiên Sơn - cháu gọi nhà văn Sơn Tùng bằng bác sinh cho biết: "Sức khỏe của cụ đã chuyển biến xấu hơn một tháng qua và phải nằm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Khoảng sau 23h tối qua thì cụ mất".

"Ông là một người đặc biệt và là một nhà văn đặc biệt. Ý chí sống và sáng tạo phi thường của ông là một tấm gương lớn", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ lòng ngưỡng mộ của ông với nghị lực sống và sức sáng tạo của nhà văn Sơn Tùng.

Nhà văn Sơn Tùng - tác giả

Nhà văn Sơn Tùng - tác giả "Búp sen xanh" qua đời ở tuổi 93.

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944 (70 năm tuổi đảng). Cuối năm 1967, ông được cử vào chiến trường miền Nam để thành lập Báo Thanh niên miền Nam. Ngày 15/4/1971 ông bị thương nặng (hạng 1/4) tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, phải ra Bắc điều trị.

Sơn Tùng là nhà văn viết về chiến tranh qua các tiểu thuyết: Vườn nắng, Lõm; về danh nhân cách mạng qua các truyện lịch sử như Trần Phú, Nguyễn Hữu Tiến… Mảng sách thành công nhất của ông, để lại ấn tượng nhất là mảng sách về đề tài chủ tịch Hồ Chí Minh: "Từ làng Sen"; "Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh", "Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh", "Bác về"... Trong đó, tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là "Búp sen xanh" viết về Bác Hồ từ những ngày thơ ấu cho đến khi ra đi tìm đường cứu nước. Ra mắt lần đầu năm 1982, tới nay, tác phẩm "Búp sen xanh" đã được tái bản lần thứ 30.

Ngoài tiểu thuyết, cuối năm 1987, nhà văn Sơn Tùng còn hoàn thành kịch bản phim mang tên "Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng" mà năm 1990 được dựng phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn", đạo diễn Long Vân, quay phim Nguyễn Quang Tuấn, diễn viên Tiến Lợi vào vai Bác Hồ.

Năm 2011, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và trở thành người thứ 4 thuộc Hội Nhà văn nhận được danh hiệu này.

Duy Chung

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa