Nhân dân tệ được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Nga

Thứ sáu, 07/10/2022 09:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nga buộc phải giải quyết nhiều giao dịch bằng đồng nhân dân tệ sau khi bị phương Tây trừng phạt tài chính hậu xung đột Nga - Ukraine.

Trong phiên giao dịch đầu tuần này, lần đầu tiên đồng nhân dân tệ vượt đồng USD (Mỹ) để trở thành ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Moscow khi căng thẳng với phương Tây đẩy nền kinh tế Nga xích lại gần Trung Quốc.

Dữ liệu từ Sở Giao dịch Moscow Exchange Group cho thấy tổng cộng 64,900 giao dịch nhân dân tệ - rúp đã được hoàn thành vào thứ 3/10, với khối lượng giao dịch đạt 70,3 tỷ rúp (1,17 tỷ USD). Trong khi đó, giao dịch của cặp USD - rúp đạt tổng cộng 68,2 tỷ rúp trên 29.500 giao dịch.

nhan dan te duoc giao dich nhieu nhat tren san giao dich nga hinh 1

Liệu càng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ có khiến Nga phụ thuộc vào Trung Quốc? Ảnh: Internet.

Ngoài ra, “vương vị” của đồng nhân dân tệ tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường giao dịch Moscow vào 4/10, mặc dù ở mức thấp hơn một chút.

Kể từ tháng 3, hệ thống thanh toán toàn cầu Visa và Mastercard đã tạm ngừng hoạt động ở Nga, trong khi đó, một số ngân hàng Nga đã bị trục xuất khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), điều này đã hạn chế khả năng giao dịch tiền tệ xuyên biên giới của đất nước xứ sở bạch dương.

Tạp chí Forbes dẫn số liệu thống kê từ Hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT cho hay trong tháng 7, Nga đứng thứ 3 trong số các quốc gia sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong thanh toán quốc tế.

Trong tháng 8, Nga đã trở thành thị trường quốc tế lớn thứ ba cho các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ (chiếm 4,27% tổng thanh toán bằng nội tệ Trung Quốc), sau Hồng Kông và Vương quốc Anh, theo dữ liệu của Swift.

Đối với Nga và một số quốc gia khác, từ góc độ bảo đảm trước những rủi ro địa chính trị, chẳng hạn như trong tình hình hiện nay, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư nước này, vì Nga sở hữu khoảng 17% tổng dự trữ ngoại hối của mình bằng tiền tệ, thuộc hàng cao nhất thế giới, và Trung Quốc đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Nga cũng đã loại bỏ hoàn toàn các khoản nắm giữ bằng đồng USD khỏi Quỹ Tài sản Quốc gia của mình.

Temur Umarov, một chuyên gia về Trung Quốc và Trung Á thuộc Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cho biết: “Đây là một quá trình không thể tránh khỏi vì Nga bị đẩy đến mức “phi đô-la hóa” nền kinh tế của mình dưới áp lực của các lệnh trừng phạt”.

Các thương nhân và doanh nghiệp Nga đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Ông nói: “Trước cuộc chiến ở Ukraine, sự quan tâm đã tăng lên đáng kể đối với đồng euro, giờ đây giải pháp thay thế này dường như không khả thi.

Bên cạnh đó, nhiều giới phân tích cho hay việc đồng nhân dân tệ đang trở nên phổ biến hơn điều này phản ánh "sự bế tắc" mà Nga đã gặp phải.

Tháng trước, gã khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã thông báo cho phép quốc gia đông dân nhất thế giới thanh toán khí đốt của họ một nửa bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Đầu tháng 9, giám đốc điều hành tập đoàn Gazprom Alexei Miller cho biết việc cho phép thanh toán các lô hàng khí đốt Nga bằng đồng rúp và nhân dân tệ là động thái "đôi bên cùng có lợi" giữa Gazprom và tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc.

Trong khi đó, kể từ khi bị áp trừng phạt quốc tế, Nga đã và đang thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc và các quốc gia ngoài liên minh phương Tây, tạo ra thị trường mới cho nguồn năng lượng xuất khẩu quan trọng của nước này.

Các nhà phân tích cho rằng đây là một nỗ lực của Bắc Kinh và Moscow nhằm “cách ly” trước sức ép của phương Tây và quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ. Việc sử dụng đồng nhân dân tệ ngày càng tăng sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc kinh tế của Nga vào Trung Quốc khi thương mại song phương gia tăng, ông Umarov nói.

“Nga sẽ phải tìm đến Trung Quốc và mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn ở đó nếu không muốn tất cả số tiền này bị đóng băng”, có khả năng sẽ có thêm nhiều giao dịch bằng đồng nhân dân tệ ở Nga.

Lệnh cấm truy cập SWIFT đối với các tổ chức tài chính của Nga cũng có khả năng đẩy nhanh việc mở rộng hệ thống thanh toán và giải quyết xuyên biên giới của chính Bắc Kinh.

CIPS, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới đã được ra mắt vào tháng 10/2015 để cung cấp một hệ thống thanh toán và bù trừ nhân dân tệ quốc tế độc lập và thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ của Trung Quốc trên phạm vi quốc tế. Hệ thống này đã trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh Mỹ đe dọa tách nền kinh tế khỏi Trung Quốc vào năm 2019.

Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ vẫn còn kém xa so với đồng đô la và các loại tiền tệ chính khác như đồng euro khi nói đến thanh toán toàn cầu.

Theo dữ liệu của IMF, đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương, chiếm tới 56,53%; tiếp theo là đồng euro, chiếm 19,77%; đồng yên Nhật chiếm 5,18% và đồng bảng Anh chiếm 4,88%.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp