Nhật Bản và kế hoạch ‘thoát Trung’: Thực tế bắt đầu từ đại dịch Covid-19

Thứ sáu, 15/05/2020 07:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi đại dịch Covid-19 tràn đến, chính phủ Nhật Bản đã rất nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng các biện pháp quyết liệt được đưa ra vẫn không che giấu được thực trạng phụ thuộc nguồn cung thiết bị y tế vào đối tác Trung Quốc.

Việc thiếu nguồn cung thiết bị Y tế khiến chính phủ Nhật Bản tính toán lại chuỗi cung ứng - Ảnh: Kyodo

Việc thiếu nguồn cung thiết bị Y tế khiến chính phủ Nhật Bản tính toán lại chuỗi cung ứng - Ảnh: Kyodo

 

Cuộc điện đàm và quyết tâm tự chủ nguồn cung y tế

Mới đây, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đảm bảo với ‘người bạn Nhật’ của mình rằng máy thở do Mỹ sản xuất đã có sẵn, Nikkei tường thuật.

"Chúng tôi có thể gửi cho các bạn máy thở bất cứ lúc nào", ông Trump nói. Nước Mỹ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy thở và thành công trong việc giảm chi phí.

Với ông Abe, đây là một sự giải thoát.

Hơn một tháng qua, Nhật Bản phải vật lộn để tăng cường sản xuất máy thở và các thiết bị y tế khác ở trong nước. Khoảng 70% - 80% khẩu trang y tế của Nhật Bản được nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, nên họ không thể đáp ứng nhu cầu tăng vọt khi các ca nhiễm trong nước bùng phát.

Vào giữa tháng 4, các chuyên gia y tế nhận định Nhật Bản cần 13 triệu khẩu trang N95 cho những tháng tới để chống lại virus Corona, trong khi các nguồn dự trữ chỉ có 700.000 chiếc cho đến hết tháng.

Trong bối cảnh cả thế giới đang lên cơn sốt khẩu trang, các quốc gia như Trung Quốc – nơi sản xuất phần lớn khẩu trang cho toàn cầu – cũng đang tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của họ và hạn chế số lượng xuất khẩu.

Không chỉ khẩu trang, quần áo bảo hộ cũng đặt ra một vấn đề tương tự. Bộ Y tế Nhật Bản ước tính nước này cần 1,8 triệu bộ, nhưng các nguồn trong nước chỉ có thể sản xuất khoảng 160.000 mỗi tháng. DuPont và Toray Industries, cùng kiểm soát khoảng 60% đến 70% thị trường nội địa, đã gấp rút thúc đẩy sản lượng bên ngoài Nhật Bản nhưng vẫn không thể theo kịp nhu cầu.

Khoảng 70% - 80% khẩu trang y tế của Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Khoảng 70% - 80% khẩu trang y tế của Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Công ty chuyên sản xuất thiết bị điện tử Sharp buộc phải bước trái chân vào công cuộc sản xuất khẩu trang cũng như máy thở. Bên cạnh đó, hơn 400 công ty đã tình nguyện giúp sản xuất vật tư y tế, cùng với các nhà sản xuất thiết bị hiện có, Bộ Kinh tế và Y tế Nhật Bản cho biết.

Đảm bảo nguồn cung y tế để kiểm soát đại dịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe. Cuộc khủng hoảng COVID-19 làm cho an ninh kinh tế trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, buộc chính phủ phải hành động.

Trong thời gian đầu virus Corona lây lan, nguồn cung thiết bị y tế chưa trở thành vấn đề hệ trọng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vào thời điểm dịch bùng phát mạnh, một cuộc tranh luận kéo dài xảy ra ở Tokyo về việc đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Vào giữa tháng Tư, Nội Các Nhật Bản quyết định dành tới 248,6 tỷ Yên (2,33 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung của năm tài khóa 2020, để trợ cấp cho các doanh nghiệp tổ chức lại chuỗi cung ứng, bao gồm chuyển sản xuất trở lại Nhật Bản, khi được nhận chi trả tới 2/3 phí di dời.

Tăng cường sự chủ động để không phụ thuộc vào quốc gia nào

Từ câu chuyện thiếu bị y tế, chính phủ Nhật Bản đang đánh giá lại các chuỗi cung ứng, với mục tiêu tăng cường sự chủ động để không phụ thuộc vào một quốc gia nào, trong các lĩnh vực an sinh xã hội.

Theo các chuyên gia kinh tế, đại dịch Covid-19 đã phơi bày các lỗ hổng của các công ty Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc cho hơn 20% nhu cầu về linh kiện và vật liệu của họ.

"Chúng ta phải tránh phụ thuộc quá mức vào các quốc gia cụ thể cho các sản phẩm hoặc nguyên liệu và mang các cơ sở sản xuất về nhà cho hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố trong một cuộc họp.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định quan điểm không để phụ thuộc vào quốc gia nào trong các lĩnh vực an sinh xã hội - Ảnh: Uichiro Kasai

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định quan điểm không để phụ thuộc vào quốc gia nào trong các lĩnh vực an sinh xã hội - Ảnh: Uichiro Kasai

Trong khi đó, Thủ tướng Abe khẳng định quan điểm trong cuộc họp của chính phủ vào tháng trước: "Các sản phẩm phụ thuộc vào một quốc gia và có giá trị gia tăng cao sẽ được trả lại cho Nhật Bản làm cơ sở sản xuất".

"Ngay cả khi các sản phẩm không phụ thuộc vào một quốc gia và không có giá trị gia tăng cao, việc sản xuất sẽ được đa dạng hóa sang ASEAN”, ông Abe cho biết thêm.

Ngoài vật tư thiết bị y tế, dược phẩm cũng là một trong số ngành sản xuất của Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài.

Các nhà sản xuất thuốc Nhật Bản nhập khẩu khoảng một nửa số hoạt chất của họ từ Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Khoảng 40% trong số 45 công ty dược phẩm Nhật Bản cho biết, chuỗi cung ứng của họ có thể cạn kiệt sau nửa năm.

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử cũng đang được chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm khi giới tinh hoa kêu gọi các công ty cần xem xét việc mua sắm và sản xuất có thể duy trì ổn định trong thời kỳ khủng hoảng hay không.

Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nhật Bản, nhưng cú sốc này có thể trở thành động lực để các công ty trong nước tìm kiếm và xây dựng thêm các chuỗi cung ứng mới.

Gói kích thích kinh tế 1 nghìn tỷ USD, với 2,3 tỷ USD hỗ trợ các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, trong đó đa phần lựa chọn trở lại Nhật Bản, cho thấy chính phủ Nhật Bản muốn đoạt tuyệt với tình trạng thiếu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế như thời gian qua.

Hoài Đức

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế