Nhiều bệnh nhân nước ngoài mắc COVID-19 nặng được cứu chữa thành công

Thứ bảy, 11/09/2021 09:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều bác sĩ tâm sự, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, họ gặp rất nhiều áp lực. Đặc biệt đối với người nước ngoài, các bác sĩ phải vừa điều trị vừa phải giải thích bằng mọi biện pháp để họ thấu hiểu.

Nhọc nhằn níu lại sự sống

Sau gần chục ngày các nhân viên y tế ngày đêm túc trực bên giường bệnh theo dõi từng nhịp đổi thay của máy theo dõi sinh tồn, chiều muộn 10/9, ông Yokolo Bayyenda (người Congo, sinh năm 1957) đã có thể nhổm dậy nói chuyện.

Nhìn vào bước chân vội vã của các y bác sĩ, nước mắt hạnh phúc của Bayyenda lại trào ra. Đến TP. Hồ Chí Minh làm việc, gắn bó với thành phố này qua nhiều ngày tháng, cuộc sống cũng tạm ổn cho đến khi ông Yokolo Bayyenda bị nhiễm COVID-19, các triệu chứng xuất hiện ngày càng diễn tiến nặng. Khi khó thở, oxy tụt mạnh thì ông được đưa vào Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP. Hồ Chí Minh để cấp cứu.

nhieu benh nhan nuoc ngoai mac covid 19 nang duoc cuu chua thanh cong hinh 1

Bác sĩ Phạm Minh Huy hỏi han, chăm sóc bệnh nhân người người nước ngoài đang dần hồi phục.

Dẫu chỉ nói được vài từ tiếng Việt, nhưng hơn ai hết ông Bayyenda hiểu cuộc sống của mình đã được giành giật lại một cách đầy cam go, với sự nỗ lực xuyên ngày đêm của các chiến sĩ áo trắng.

Bất đồng ngôn ngữ nhưng các kí hiệu và hành động của thầy thuốc được bệnh nhân hiểu ngay vì chính Bayyenda cũng không rành nhiều tiếng Anh.

Ông Chang H. người Đà Loan cũng vừa thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm bởi mắc COVID-19. Ông nhẩm thuộc lòng dòng chữ “y tế Việt Nam, y bác sĩ Việt Nam là người thân”.

Những ngày sự sống mong manh các nhân viên y tế cùng tình nguyện viên đã bón dinh dưỡng, động viên, lau người, dìu đỡ đi vệ sinh… Khi tỉnh táo thì được cổ vũ tinh thần kịp thời. Bệnh từ nguy kịch đến nay đã chuyển nhẹ dần.

Trực tiếp tham gia giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân COVID-19 là người nước ngoài, bác sĩ Phạm Minh Huy (Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện đang quản lý Khoa 7A Bệnh viện hồi sức người bệnh COVID-19 TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là bất đồng ngôn ngữ.

Tuy nhiên chúng tôi đã kiên trì áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp để giải thích. Điều quan trọng nhất là giúp họ không được bỏ các phương tiện thở oxy ra.

Sau đó là tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của Việt Nam. Vì nếu hoảng loạn hay một sự không hiểu họ bỏ ra thì bệnh sẽ diễn biến xấu đi. 

Vượt lên mọi gian khó

Có những đêm, cả bác sĩ Huy và ê kíp của mình hầu như bước chân không ngơi nghỉ bởi các bệnh nhân chuyển lên đều nặng. Bất cứ thay đổi nào là cần được xử lý một cách nhanh nhất.

Bác sĩ  Huy bộc bạch: “Rất nhiều áp lực. Đặc biệt đối với người nước ngoài, mình vừa điều trị vừa phải giải thích bằng mọi biện pháp để họ hiểu.

Ca bệnh đặc biệt nhất từng gặp phải đó là một người Trung Quốc. Bệnh nhân béo phì. Khi vào viện đã chuyển biến xấu, thở oxy dòng cao (HFNC). Ê kíp đã tính đến phương án đặt nội khí quản.

Tuy nhiên bệnh nhân thừa ký quá nên chuyển đổi sang truyền thuốc kháng đông kết hợp duy trì oxy dòng cao. Từ từ bệnh nhân đã cai được máy thở oxy. Khi bệnh nhân hồi tỉnh dần, chúng tôi áp dụng biện pháp động viên tâm lý, chăm sóc suốt ngày đêm.

Cuối cùng đã giành được sự sống trở lại, bệnh nhân được xuất viện trong niềm vui không diễn tả thành lời. Mỗi sự hồi sinh như thế lại như món quà khích lệ với y bác sĩ”.

Tại Khoa 7A có trên 60 bệnh nhân nặng. Trong đó có 15 bệnh nhân thở máy, gần 30 bệnh nhân thở oxy dòng cao còn lại là thở oxy mask. Mỗi tua trực có 5 bác sĩ; 10-12 điều dưỡng.

Các kíp trực chia làm ba ca. Có những người đã bám trụ ngay từ ngày đầu bệnh viện được thành lập (đầu tháng 7) cho đến nay.

Khó khăn nhân lên vì bất đồng ngôn ngữ khi từng ngày cận kề chăm lo cho người nước ngoài nhưng các nhân viên y tế bền bỉ vượt qua mọi áp lực.

Suốt những ngày qua, điều dưỡng Huế cùng các nhân viên khác lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho bệnh nhân người Congo. Các y bác sĩ khác cũng vậy.

Ngay cả hai vợ chồng bác sĩ Huy gần 3 tháng nay cũng túc trực điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

nhieu benh nhan nuoc ngoai mac covid 19 nang duoc cuu chua thanh cong hinh 2

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe