(CLO) Một số dự án bất động sản “đắp chiếu" lâu năm có dấu hiệu tái khởi động, giới thiệu ra thị trường. Kết quả này là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ trong nỗ lực giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, dự án.
Nhiều dự án bất động sản "xác sống" hồi sinh
Kể từ năm 2018 đến nay, chính sách tín dụng cùng những quyết định của các cơ quan, ban ngành trong việc kiểm soát thị trường bất động sản (BĐS), đặc biệt là vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý, khiến hàng loạt dự án bị đình trệ kéo dài.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, sau giai đoạn khó khăn, cùng với sự hồi phục của thị trường bất động sản Việt Nam, một số dự án “xác sống", "bỏ hoang" đã được tái khởi động, triển khai trở lại. Đặc biệt là các dự án căn hộ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM trong bối cảnh giá căn hộ liên tục thiết lập mặt bằng mới ở mức cao.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) đánh giá, Việc "hồi sinh" những dự án này không chỉ là cơ hội cho các chủ đầu tư có nguồn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần giải “cơn khát" về nhà ở cho người dân.
Theo VARs, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2022 đến nay, một số dự án BĐS đã được tháo gỡ những nút thắt về pháp lý, cơ chế chính sách để triển khai trở lại.
Các dự án có thông tin triển khai trở lại trong thời gian qua có thể kể đến như dự án Astral City (TP ThuậnAn, Bình Dương), dự án HaNoi Melody Residences (Linh Đàm, Hà Nội), dự án QMS Top Tower (Tố Hữu,Hà Nội), The Summit Building (Trần Duy Hưng, Hà Nội), KĐT Ecity Tân Đức (Đức Hòa, Long An),...
Quy định mới có tính răn đe
VARs cho rằng, việc tái khởi động các dự án bị đình trệ ở quãng thời gian trước đã, đang và sẽ được tiếp tục thúc đẩy nhờ sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ, lẫn khối doanh nghiệp tư nhân thông qua hoạt động mua bán, sát nhập (M&A) dự án.
Đặc biệt, theo quy định mới, nếu các chủ đầu tư để dự án “án binh bất động” liên tục trong 48 tháng sẽ đứng trước nguy cơ “mất trắng”, bị thu hồi đất mà không được bồi hoàn, cũng khiến các chủ đầu tư ý thức hơn và gấp rút với nỗ lực “tái khởi động dự án”.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều động thái điều chỉnh về chính sách và chỉ đạo hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án BĐS bị đình trệ, bao gồm việc giảm thuế, nới lỏng quy định vay vốn.
Gần đây nhất là việc cải thiện môi trường pháp lý thông qua 3 bộ Luật quan trọng: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, chính thức có hiệu lực sớm hơn 5 tháng với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BĐS.
Kế hoạch triển khai các dự án BĐS vốn bị bỏ hoang trước đây cũng sẽ được thúc đẩy khi "cơn khát" về nhà ở đang không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa.
Đặc biệt, VARs cho rằng, nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư mới, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A), trên cơ sở hành lang pháp lý mới đã được cải thiện, tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch hơn và thuận tiện hơn.
"Việc khôi phục các dự án BĐS bị đình trệ được coi là yếu tố then chốt, giúp các doanh nghiệp BĐS tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể “tái khởi động” thành công các dự án, không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ đi kèm với nhiều khó khăn, thách thức", VARs nêu.
Ngay cả khi các vướng mắc về pháp lý đã được gỡ, thì áp lực về tài chính cũng là điều vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến một số dự án “hồi sinh” nhưng không thành công.
Theo đó, việc các dự án bị bỏ hoang trong thời gian dài thường phải đối mặt với sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, khiến chi phí phục hồi rất lớn. Cùng với chi phí tài chính phát sinh trong khoảng thời bị tạm dừng, “ăn mòn" hết lợi nhuận theo kế hoạch triển khai ban đầu.
Điều này khiến nhiều chủ đầu tư “hồi sinh” dự án rồi mở bán với giá chào mới tăng tới gấp đôi so với giai đoạn mở bán trước đó để có thể thu được lợi nhuận. Mức giá tăng cao trong khi chất lượng không được nâng cấp, khiến dự án không được thị trường chấp nhận và nhanh chóng “im hơi lặng tiếng".
(CLO) Chiều 15/12, thông tin từ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa phát hiện nhiều đối tượng dương tính với ma túy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke Rolex (phường Điện An, thị xã Điện Bàn).
(CLO) TP HCM có hơn 74.000 nhà trọ không đáp ứng tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 4m² sàn/người. Sở Xây dựng TP HCM đề xuất chính sách hỗ trợ chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ, tạo điều kiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đạt chuẩn tối thiểu.
(CLO) Sáng 15/12, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức bàn giao nhà mới xây và tặng quà cho nhân dân Khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
(CLO) Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội vừa công khai danh sách các doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT... trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực thời trang cũng bị nhắc tên.
(CLO) Nhân Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam Thân Đức Nam đã tham dự Lễ kỷ niệm và trao tặng quà cho các cựu quân nhân, cựu chiến binh khó khăn và gia đình chính sách.
(CLO) CTCP Nhiệt Điện Quảng Ninh (Mã: QTP) vừa quyết định chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10%. Số tiền này tương đương gần như toàn bộ lợi nhuận thu về trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 14/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo sẽ chọn Richard Grenell, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia và là cố vấn cấp cao của ông, làm đặc phái viên tổng thống cho các nhiệm vụ đặc biệt.
(CLO) Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ hai nghi phạm sau khi một vụ nổ bom xảy ra tại một buổi biểu diễn ngoài trời ở tỉnh Tak, gần biên giới với Myanmar vào tối ngày 13/12, làm chết ít nhất 3 người và bị thương 48 người khác.
(CLO) Hyundai và Kia hợp tác Google, mang Google Maps với hơn 250 triệu điểm đến toàn cầu lên xe, hướng tới kỷ nguyên ô tô thông minh chạy Android Automotive.
(CLO) Chỉ còn cách 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân làng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tập trung cắt tỉa, chăm cây. Theo người dân, sau đợt bão có sự ảnh hưởng đến số lượng cây, tuy nhiên vẫn đảm bảo cung ứng cho thị trường Tết năm nay.
(CLO) Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tăng cao, giá bất động sản leo thang, và nguồn cung khan hiếm, khó có thể thỏa mãn nhu cầu về nhà ở của tất cả người dân, để giải quyết nhu cầu về nhà ở, người dân cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, tận dụng các chương trình hỗ trợ, và sẵn sàng linh hoạt trong việc lựa chọn nơi ở.
(CLO) Cùng lúc sở hữu 4 tiêu chí cốt lõi gồm giá tốt, sản phẩm tốt, dòng tiền tốt và thanh khoản tốt, Vinhomes Global Gate (Đông Anh, Hà Nội) chính là đáp án tối ưu của bài toán gia tăng lợi nhuận mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong giai đoạn tăng trưởng mới của thị trường.
(CLO) Hải Phòng đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ với hàng loạt dự án hạ tầng và đô thị được triển khai, trong đó, Khu đô thị Bắc sông Cấm nổi lên như một điểm sáng, hứa hẹn trở thành trung tâm đô thị mới, động lực phát triển của thành phố.
(CLO) Trong bối cảnh Móng Cái đang đẩy mạnh giao thương và du lịch Việt - Trung, Vinhomes Golden Avenue được kỳ vọng trở thành tâm điểm thương mại quốc tế với đa phương thức kinh doanh, tạo đa dòng lợi nhuận cho nhà đầu tư tại vùng lõi trung tâm thành phố.
(CLO) Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa nhận được văn bản của Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC) về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 2024 và Nghị định số 123/2024 tại khu công nghiệp Hiệp Phước.
Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
(CLO) Khu vực phía Nam bị coi là “con ghẻ” của thị trường bất động sản Hà Nội. Mặc dù giá đất, giá nhà tại khu vực này có tăng trong thời gian qua, nhưng hợp lý và kém xa so với các khu vực phía Đông, phía Tây thành phố.
(CLO) VARs cho rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều biến động, dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2024-2025 sẽ có xu hướng đi ngang và chỉ phục hồi nhẹ từ năm 2026. Các yếu tố này đều tác động tới thị trường bất động sản.
(CLO) Năm 2024 là năm phân khúc chung cư Hà Nội chứng kiến sự tăng nhanh vượt bậc về giá. Trong thời gian tới, phân khúc này sẽ khó giảm, nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại.