Nhiều nước ASEAN đang chuẩn bị cho giai đoạn ‘bình thường mới’

Thứ năm, 16/09/2021 07:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều nước trong khu vực ASEAN đang chuẩn bị cho giai đoạn “bình thường mới” khi dịch bệnh COVID-19 đang có chiều hướng lắng dịu.

Sự kiện: COVID-19

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 15/9, các nước ASEAN ghi nhận thêm 46.204 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh tăng vượt ngưỡng 11 triệu ca.

Toàn khối cũng ghi nhận 958 ca tử vong, như vậy, tới nay virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 245.308 người dân ở khu vực. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 10 triệu trường hợp.

nhieu nuoc asean dang chuan bi cho giai doan binh thuong moi hinh 1

Tình nguyện viên hướng dẫn kiểm tra y tế tại trường Trung học Toul Tumpoung, Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Trong 24 giờ qua, có 6/10 nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới (Myanmar không công bố số liệu); 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19.

Như vậy so với thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 4/2021, số ca mắc COVID-19 cũng như số ca tử vong vì căn bệnh này đã giảm sâu. Nhiều quốc gia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trong bối cảnh ấy, nhiều nước trong khu vực ASEAN đang chuẩn bị cho giai đoạn “bình thường mới”.

Thái Lan là điểm nóng dịch mới tại khu vực Đông Nam Á khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch.

Cụ thể, ngày15/9 Thái Lan ghi nhận thêm 13.798 ca mắc COVID-19 cùng 144 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm ở nước này từ đầu dịch lên 1.420.340 ca, trong đó có 14.775 người tử vong. Hầu hết các ca nhiễm mới và tử vong ở Thái Lan được ghi nhận kể từ khi bùng phát làn sóng COVID-19 thứ ba hồi đầu tháng 4 đến nay. Đến nay, tổng số bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh hoàn toàn ở Thái Lan là 1.277.029 người.

Mặc dù vậy, Thái Lan đang chuẩn bị cho giai đoạn hai mở cửa lại đất nước và mở cửa trường học trong thời gian tới. Theo đó, thủ đô Bangkok cùng các tỉnh Chon Buri, Phetchaburi, Prachuap Khiri Khan và Chiang Mai sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch mở cửa trở lại cho du lịch từ ngày 1/10. Sau đó, 21 tỉnh khác sẽ mở cửa vào ngày 15/10.

Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế Thái Lan đã nhất trí về một bộ quy định và hướng dẫn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại các trường học, theo đó, các trường học cũng sẽ phải đảm bảo rằng ít nhất 85% học sinh và nhân viên được tiêm chủng trước khi được phép mở cửa lại.

Ở những khu vực có tốc độ lây truyền và các ca bệnh đặc biệt cao, như tại 29 tỉnh thuộc vùng đỏ sẫm bao gồm cả Bangkok, số lượng học sinh trong lớp học sẽ được giới hạn ở mức 25 học sinh, đồng thời nhân viên và học sinh sẽ được xét nghiệm bằng các bộ xét nghiệm kháng nguyên (ATK). Ngoài ra, các trường học cần lập khu vực cách ly để ngăn chặn lây lan nếu phát hiện ra các ca nhiễm bệnh.

Tại Malaysia, các cơ sở kinh doanh tại các điểm du lịch nổi tiếng chuẩn bị mở cửa đón khách du lịch trong tuần này, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này tiến tới hồi phục kinh tế sau khủng hoảng COVID-19.

"Thiên đường du lịch” Langkawi, gồm 99 hòn đảo nhỏ tại Eo Malacca, sẽ mở cửa đón những du khách đã tiêm chủng đầy đủ từ ngày 16/9, theo kế hoạch “bong bóng du lịch” nội địa. Mô hình này học hỏi kế hoạch mở cửa du lịch trở lại của Thái Lan thử nghiệm đối với hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Phuket. Tuy nhiên, hiện Malaysia chưa mở cửa đón khách du lịch nước ngoài.

Tại Campuchia, hàng trăm trường trung học trên nhiều tỉnh thành đã chính thức mở cửa trở lại trong bối cảnh gần 2 triệu thanh thiếu niên trên cả nước đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ.

Theo quy định tại Campuchia, toàn bộ các giáo viên, nhân viên trường học và học sinh phải xuất trình thẻ tiêm chủng trước khi được vào trường. Các giáo viên và nhân viên trên 50 tuổi chưa được tiêm vaccine vì lý do sức khỏe và những học sinh có bệnh nền nên chưa chủng ngừa bắt buộc phải dạy và học online.

Để ngăn ngừa nguy cơ có thể lây lan trong trường học, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã đề ra các hướng dẫn quy định an toàn sức khỏe chặt chẽ cùng những phương án xử lý tình huống.

Theo đó, mỗi trường học phải tổ chức một phòng y tế riêng, có đủ trang thiết bị sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; các trường được phép cho ngừng hoạt động lớp học nếu phát hiện có dịch lây lan trong học sinh; kiểm tra thân nhiệt toàn bộ học sinh, nhân viên, giáo viên và du khách trước khi vào trường. Đeo khẩu trang liên tục là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả giáo viên, học sinh và nhân viên khi vào trường học... Hoạt động bán thức ăn trong và ngoài trường bị cấm cho tới khi có thông báo mới.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe