Nhiều thách thức cản trở việc phục hồi của ngành hàng không

Thứ sáu, 24/06/2022 14:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19, hụt thu từ thị trường quốc tế nơi mang lại hơn 60% doanh thu cho các hãng hàng không Việt, cùng hạ tầng quá tải, áp lực giá nhiên liệu tăng cao,...đang cản trở việc phục hồi của ngành hàng không.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phục hồi mạnh mẽ và có những triển vọng rất tốt sau đại dịch COVID-19. Đối với ngành hàng không, đây là một tín hiệu đáng mừng.

Ngành hàng không Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Ngành hàng không Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Việc khôi phục và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không là rất cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần có sự đồng hành của các ban, ngành, nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là trong bối cảnh mới cùng với xu thế phát triển của ngành hàng không thế giới.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, đại diện một hãng hàng không cho biết, hiện nay bay nội địa đã phục hồi nhưng tình trạng ùn tắc đã diễn ra ở Tân Sơn Nhất và một số sân bay.

Nhiều chuyến phải bay lòng vòng 30 phút đợi được hạ cánh. Với hãng hàng không, mỗi phút bay thêm tốn từ 2-3 triệu đồng (tùy loại máy bay).

Các hãng đang khốn khổ vì giá xăng, giờ ách tắc như vậy rất thiệt cho cả khách hàng và phục hồi du lịch, kinh tế bay quốc tế rất èo uột; hạ tầng quá tải, điều hành bố trí ở sân bay không ổn khiến delay nhiều.

Theo Tổng thư kí Hiệp hội Hàng không Việt Nam Bùi Doãn Nề, tháng 9/2021 là thời điểm hoạt động bay giảm xuống mức thấp nhất. Thời điểm đó, các hãng hàng không Việt Nam chỉ còn bay 1.311 chuyến.

Tương ứng với khoảng 4,5% số chuyến mà các hãng khai thác vào cùng thời gian trước khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 9/2019, chưa bằng 4% so với số chuyến bay cao nhất trong một tháng từng đạt trước đó vào tháng 1/2020.

Đại dịch đem đến những tác động bất lợi rất lớn và nghiêm trọng tới hoạt động cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam. Trong khoảng 5 năm tới, sự phục hồi và sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam vẫn chịu "lực cản" từ hàng loạt yếu tố.

Hạ tầng quá tải, tình trạng ùn tắc đã diễn ra tại cảng hàng không và nhiều khó khăn, thách thức đang cản trở việc phục hồi của ngành hàng không.

Hạ tầng quá tải, tình trạng ùn tắc đã diễn ra tại cảng hàng không và nhiều khó khăn, thách thức đang cản trở việc phục hồi của ngành hàng không.

Điển hình là tác động của dịch bệnh COVID-19 và mức độ kiểm soát dịch bệnh; sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và trong nước, sự phát triển của ngành du lịch; năng lực và thực tế tái cấu trúc của các doanh nghiệp ngành hàng không; mức độ hội nhập của ngành hàng không ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu và tác động tổng hợp từ các chính sách của Nhà nước,...

Theo đánh giá của PGS.TS.Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đại dịch COVID-19 về cơ bản đã được khống chế tại Việt Nam, các rào cản kiểm dịch đối với khách quốc tế và người Việt đã được gỡ bỏ.

Ngành hàng không bắt đầu phục hồi trên các đường bay nội địa cũng như quốc tế. Nhà nước với vai trò quản trị quốc gia và quản lý nhà nước đối với phát triển hàng không có nhiều việc cần tiến hành để kiến tạo thị trường, hành lang phát triển.

 “Trước hết là tập trung nguồn lực đẩy mạnh đầu tư, với nỗ lực cao nhất của tất cả các chủ thể kinh tế, tất cả các bên hữu quan để hoàn thành “Thành phố Cảng hàng không” Long Thành.

Đồng thời, đưa vào chương trình phát triển “Thành phố Cảng hàng không” Hà Nội (sân bay thứ hai khác Nội Bài tại địa bàn Khu vực Hà Nội)”, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề cập.

Đẩy mạnh, kiện toàn hệ thống hàng không nội địa với việc mở sân bay tới các địa bàn nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng sân bay nội địa. Bài học về mở sân bay Vân Đồn là đáng để nghiên cứu, tìm cơ chế cho việc phát triển các sân bay mới.

Cùng với đó là phát triển các kết cấu hạ tầng kết nối hàng không với cảng biển, đường cao tốc, nhà ga trung tâm, các hệ thống xe buýt nội thành các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ), thành phố lớn (Huế, Nha Trang, Hạ Long, Buôn Ma Thuột...).

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Qua một tháng cao điểm kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế, không đảm bảo an toàn, chở hàng hóa cồng kềnh tại Hà Nội; lực lượng chức năng đã xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm và tạm giữ 540 phương tiện các loại.

Giao thông
Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

(CLO) Các hãng hàng không Việt Nam đã có thông báo tăng cường tần suất các chuyến bay đi/đến đến cảng hàng không Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Giao thông
Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ công ty cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.

Giao thông
Chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

Chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

(CLO) Hôm nay (18/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới theo đúng kế hoạch đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.

Giao thông
Khai thác hơn 2.000 chuyến bay đêm, hàng không tìm cách giải bài toán tải cung ứng

Khai thác hơn 2.000 chuyến bay đêm, hàng không tìm cách giải bài toán tải cung ứng

(CLO) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines khai thác và mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay khai thác vào khung giờ giờ muộn từ sau 21h00 hàng ngày trên các đường bay giữa Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… để thêm lựa chọn cho hành khách trong bối cảnh tải cung ứng giảm do ảnh hưởng của việc triệu hồi động cơ.

Giao thông