Những dấu hỏi lớn phía sau cuộc đảo chính Niger

Thứ ba, 01/08/2023 12:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi các lãnh đạo quân đội Niger lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum và thành lập chính quyền quân sự ở nước này tuần trước, có một số câu hỏi đang được đặt ra: Vì sao lại có cuộc đảo chính, và bên nào sẽ được lợi, bên nào đang thiệt hại?

Vì sao có đảo chính?

Như đã biết, Tổng thống Mohamed Bazoum đã bị chính các vệ sĩ của ông bắt và quản thúc tại Văn phòng Tổng thống ở thủ đô Niamey của Niger hôm thứ Tư tuần trước. Hai ngày sau, Tướng Abdourahamane Tchiani, chỉ huy lực lượng bảo vệ Tổng thống Bazoum, tuyên bố thành lập chính phủ mới do quân đội điều hành, với người đứng đầu chính là ông.

nhung dau hoi lon phia sau cuoc dao chinh niger hinh 1

Tướng Abdourahamane Tchiani tuyên bố phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum và thành lập chính quyền quân sự tại Niger. Ảnh: RNZ

Trong tuyên bố trên truyền hình, Tướng Tchiani nhắc lại thông điệp được các chỉ huy quân sự đưa ra trước đó rằng cuộc đảo chính được thúc đẩy bởi "tình hình an ninh của đất nước đang ngày càng xấu đi”. Song một số nhà quan sát chính trị về Niger không đồng ý với tuyên bố đó.

“So với năm 2021 và 2022, chúng ta có thể nói rằng năm 2023 là một trong những năm tốt nhất về mặt chính sách an ninh tại Niger”, Alkassoum Abdourahmane - nhà phân tích chính trị chuyên về vùng Sahel nói. “Lập luận này, như được sử dụng ở các quốc gia Sahel khác liên quan đến các cuộc đảo chính, tôi tin rằng không phù hợp trong trường hợp của Niger”.

Ông Daniel Kere - giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu chính trị CDAM có trụ sở ở nước láng giềng Burkina Faso, quốc gia đã trải qua hai cuộc đảo chính vào năm 2022 - cũng nói rằng những lý do mà quân đội Niger đưa ra là không rõ ràng.

“Tình hình chính trị ở Niger gần như không bị đe dọa như ở các nước khác”, Kere nói. "Ngay cả thách thức đối với chủ nghĩa đế quốc trên thực tế cũng không phát triển đủ ở Niger để biện minh cho cuộc đảo chính này. Và, nếu chúng ta phân tích lời giải thích của những kẻ âm mưu đảo chính, thì chúng ta không thấy bất kỳ động cơ cơ bản nào có thể biện minh cho việc lật đổ chính phủ của Tổng thống Bazoum”.

Trên thực tế, cuộc đảo chính ở Niger được xem như hệ quả của một làn sóng đảo chính đang lan rộng tại khu vực Sahel của Tây Phi, vùng đất đất rộng lớn khô cằn phía nam sa mạc Sahara. Đây là cuộc đảo chính thứ 6 tại khu vực Sahel, và là thứ 7 ở Tây và Trung Phi, chỉ trong vòng 3 năm qua.

Kể từ năm 2020 đến nay, lực lượng quân đội đã lật đổ các tổng thống của Mali (tháng 8/2020 và tháng 5/2021), Guinea (tháng 9/2021) và Burkina Faso (tháng 1 và tháng 9/2022). Nằm ở trung tâm khu vực Sahel, Niger cũng từng chứng kiến 4 cuộc đảo chính thành công và nhiều âm mưu đảo chính bị dập tắt kể từ khi giành độc lập từ Pháp vào năm 1960 đến nay.

Có thể nói, đảo chính đã trở thành phương tiện quen thuộc để các lãnh đạo quân sự tại Tây Phi thâu tóm quyền lực. Ngay bản thân Tổng thống Bazoum cũng từng dẹp tan một âm mưu lật đổ vào năm 2021, chỉ ít tháng sau khi ông đắc cử. Và nhân vật giúp Tổng thống Bazoum trấn áp thành công cuộc đảo chính năm ấy chính là… Tướng Tchiani, người vừa tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của Niger.

Ai mất gì vì đảo chính?

Người dân Niger, vốn đang sống trong hoàn cảnh kinh tế kém phát triển và thiếu thốn đủ đường, đương nhiên là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bất cứ biến cố chính trị nào.

Nhưng trên bình diện quốc tế, Pháp là nước chịu thiệt hại đầu tiên và rõ ràng nhất. Sau khi phải triệt thoái lực lượng đặc nhiệm khỏi Mali vì cuộc đảo chính ở nước này, Pháp nhiều khả năng cũng phải rút 1500 quân đang đồn trú tại Niger, lực lượng trước đó vẫn đang sát cánh cùng quân đội của Tổng thống Bazoum trong cuộc chiến chống khủng bố.

Nhưng rút quân mới chỉ là thiệt hại nhỏ. Ảnh hưởng của Pháp có thể sẽ mất sạch tại Niger sau khi ông Bazoum, nhà lãnh đạo có xu hướng thân phương Tây, bị phế truất. Tâm lý thù ghét Pháp, được thúc đẩy bởi quá khứ thuộc địa, vẫn âm ỉ nơi người dân Niger. Hôm thứ Hai, hàng nghìn người dân nước này đã tụ tập trước Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Niamey, trưng biểu ngữ phản đối Pháp và đốt cổng tòa đại sứ.

nhung dau hoi lon phia sau cuoc dao chinh niger hinh 2

Tổng thống Niger, Mohamed Bazoum được xem là đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Tây Phi. Ảnh: Al Jazeera

Ngay sau cuộc đảo chính, Pháp cùng Liên minh châu Âu đã tuyên bố phản đối cuộc đảo chính, đồng thời dừng tất cả các viện trợ tài chính và quân sự cho Niger. Nhưng cũng giống như tại nước láng giềng Mali, khả năng Pháp có thể làm gì để đảo ngược tình thế tại Niger và vãn hồi quyền lực của chính phủ dân cử là rất thấp.

Cũng ảnh hưởng như Pháp còn có Mỹ. Trước đảo chính, Niger của Tổng thống Bazoum là đồng minh quan trọng của Mỹ trong chiến lược chống khủng bố tại Tây Phi, nơi các tổ chức Hồi giáo cực đoan như Al-Qaeda hay Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang ngày càng lan rộng tầm ảnh hưởng.

Mỹ có khoảng 1100 quân đang đóng tại Niger, với phần lớn đồn trú ở sân bay quốc tế Niamey, nơi bố trí những máy bay không người lái. Còn lại là lực lượng đặc nhiệm đang đào tạo và hỗ trợ quân đội Niger cho nhiệm vụ chống khủng bố.

Lực lượng này hiện vẫn đang án binh bất động. Nhưng khả năng họ phải rút khỏi Niger cũng không hề thấp, khi chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng bày tỏ sự ủng hộ kiên định với Tổng thống bị lật đổ Bazoum. Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, hôm 29/7 đã tuyên bố cuộc đảo chính tại Niger đang khiến “hàng trăm triệu USD viện trợ cho người dân nước này gặp nguy hiểm”.

Ai được lợi từ sự bất ổn ở Niger?

Các nhà quan sát chính trị cho rằng, cuộc đảo chính ở Niger sẽ còn diễn biến phức tạp vì dường như chính Tướng Tchiani cũng chưa thực sự thâu tóm đầy đủ quyền lực. Bằng chứng là phải mất 2 ngày đàm phán, phe đảo chính mới chọn ra được người đứng đầu chính quyền quân sự mới.

Trong khi đó, Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), nơi Niger cũng là thành viên, đã quyết định cấm vận nước này đồng thời đe dọa sử dụng vũ lực nếu các nhà lãnh đạo quân sự ở Niger không trao trả quyền lực cho chính phủ dân cử trong vòng 2 tuần nữa. Phía đảo chính, dĩ nhiên không chấp nhận lời đe dọa và tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng nếu có một cuộc can thiệp quân sự.

nhung dau hoi lon phia sau cuoc dao chinh niger hinh 3

Quân đội Niger dưới thời Tổng thống Bazoum đang phối hợp với Pháp và Mỹ để chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan. Ảnh: Global News

Bức tranh còn rối ren ấy là môi trường lý tưởng mà các tổ chức Hồi giáo cực đoan mơ ước. Trong khoảng 6 năm qua, những lực lượng khủng bố thánh chiến này đang ngày càng mở rộng hoạt động tại Tây Phi. Theo quân đội Mỹ, chỉ riêng các nhóm vũ trang có liên hệ với Al Qaeda đã tiến hành hàng nghìn cuộc tấn công ở Mali, Niger và Burkina Faso kể từ năm 2017 đến nay,

Hiện tại, làn sóng khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan đang tiến về các khu vực phía bắc của Bờ Biển Ngà, Togo và Benin. Ngoài ra, giới chức tình báo Mỹ cũng cho hay, những lực lượng thánh chiến cũng đang để mắt tới Ghana, một nước lớn ở khu vực Sahel với đông đảo người Hồi giáo sinh sống ở phía bắc trong điều kiện tương đối nghèo khổ.

Bản thân Niger cũng đang phải vật lộn với hai làn sóng thánh chiến - một ở phía tây nam, tràn vào từ nước láng giềng Mali vào năm 2015, và một ở phía đông nam, liên quan đến nhóm khủng bố Boko Haram ở đông bắc Nigeria.

Do đó, theo chuyên gia về vùng Sahel, ông Abdourahmane Alkassoum thì cuộc đảo chính tại Niger có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực. “Nếu Niger sụp đổ, thì tất cả ECOWAS sụp đổ, và tất cả Sahel cũng sụp đổ”, Alkassoum nói, đồng thời dự đoán cuộc đảo chính ở Niger sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với an ninh của Nigeria, quốc gia có chung đường biên giới dài hơn 1.000 km với họ.

“Cuộc chiến của Nigeria với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở vùng Đông Bắc phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp xuyên biên giới với Niger”, ông Alkassoum nhấn mạnh.

Quang Anh

Tin mới

Nhiều dự án trên 'đất vàng' tại TP Hồ Chí Minh gây lãng phí nguồn lực của xã hội

Nhiều dự án trên 'đất vàng' tại TP Hồ Chí Minh gây lãng phí nguồn lực của xã hội

(CLO) Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Điều tra
Đường sắt Trung Quốc phá kỷ lục, phục vụ hơn 4 tỷ lượt khách trong 11 tháng

Đường sắt Trung Quốc phá kỷ lục, phục vụ hơn 4 tỷ lượt khách trong 11 tháng

(CLO) Theo thông tin từ Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc (China State Railway Group), hệ thống đường sắt nước này vừa ghi nhận kỷ lục mới, với hơn 4,01 tỷ lượt khách di chuyển trong 11 tháng của năm 2024, vượt xa con số 3,86 tỷ lượt của cả năm 2023. Đây là lần đầu tiên lượng hành khách vượt mốc 4 tỷ lượt, thể hiện nhu cầu du lịch và di chuyển ngày càng tăng cao.

Du lịch
Thủ tướng và nội các Pháp bị phế truất trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

Thủ tướng và nội các Pháp bị phế truất trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

(CLO) Các nghị sĩ Pháp đã thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với nội các của Thủ tướng Michel Barnier vào thứ Tư, đẩy cường quốc kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu vào cuộc khủng hoảng sâu hơn.

Thế giới 24h
Google Pixel ra mắt tính năng giới hạn sạc, bảo vệ pin bền bỉ hơn

Google Pixel ra mắt tính năng giới hạn sạc, bảo vệ pin bền bỉ hơn

(CLO) Google giới thiệu tính năng giới hạn sạc trên dòng Pixel, giúp kéo dài tuổi thọ pin bằng cách sạc tối đa 80%, nhưng vẫn linh hoạt sạc đầy 100% khi cần thiết.

Sức sống số
Du lịch tàu hoả xuyên Việt sẽ là sản phẩm quan trọng của Khánh Hoà trong năm 2025

Du lịch tàu hoả xuyên Việt sẽ là sản phẩm quan trọng của Khánh Hoà trong năm 2025

(CLO) Du lịch bằng tàu hoả xuyên Việt sẽ là sản phẩm du lịch quan trọng nhằm thu hút du khách quốc tế của Khánh Hoà trong năm 2025.

Du lịch
Man City thắng Nottingham 3-0, ngắt mạch 6 trận toàn thua ở Ngoại hạng Anh

Man City thắng Nottingham 3-0, ngắt mạch 6 trận toàn thua ở Ngoại hạng Anh

(CLO) Câu lạc bộ Man City đã có chiến thắng dễ dàng 3-0 trước Nottingham ở vòng 14, đồng thời chấm dứt chuỗi 6 lần bại trận liên tiếp ở Ngoại hạng Anh 2024/25.

Thể thao
Samsung quyết giữ ngôi đầu thị trường điện thoại gập

Samsung quyết giữ ngôi đầu thị trường điện thoại gập

(CLO) Samsung tung loạt chiến lược mới, từ Galaxy Z Flip giá rẻ đến điện thoại gập ba, sẵn sàng đối đầu Apple và Huawei, bảo vệ vị thế trên thị trường điện thoại gập.

Sức sống số
Tết Nguyên đán Trung Quốc chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Tết Nguyên đán Trung Quốc chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

(CLO) Tại kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức ngày 4/12/2024, UNESCO chính thức đưa "Lễ hội Xuân, các tập tục xã hội của người Trung Quốc chào mừng năm mới truyền thống" vào Danh sách Đại diện của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đời sống văn hóa
Quốc gia EU tìm cách nhập khí đốt từ Nga

Quốc gia EU tìm cách nhập khí đốt từ Nga

(CLO) Budapest (Hungary) và Moscow (Nga) đã tìm ra giải pháp cho hầu hết các vấn đề do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Gazprombank gây ra, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Arsenal khiến Man Utd nhận thất bại đầu tiên dưới thời HLV Amorim

Arsenal khiến Man Utd nhận thất bại đầu tiên dưới thời HLV Amorim

(CLO) Ở trận đấu tâm điểm vòng 14 Ngoại hạng Anh 2024/25, Arsenal đã tận dụng triệt để lợi thế sân nhà để đánh bại đối thủ Man Utd với tỷ số 2-0, qua đó tiếp tục cuộc đua vô địch của giải đấu.

Thể thao
Nhóm phiến quân lớn Myanmar kêu gọi đàm phán với chính quyền quân sự

Nhóm phiến quân lớn Myanmar kêu gọi đàm phán với chính quyền quân sự

(CLO) Một trong những nhóm phiến quân dân tộc lớn nhất Myanmar cho biết họ sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với chính quyền quân sự nước này nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh tàn phá các khu vực biên giới với Trung Quốc.

Thế giới 24h
TP HCM đón 45 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 190.000 tỷ đồng

TP HCM đón 45 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 190.000 tỷ đồng

(CLO) Năm 2024, TP HCM đã đón khoảng 45 triệu lượt khách, trong đó có 6 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu du lịch của thành phố đạt 190.000 tỉ đồng.

Du lịch
Chậm tiến độ triển khai, 44 dự án ở Hải Dương đề xuất điều chỉnh

Chậm tiến độ triển khai, 44 dự án ở Hải Dương đề xuất điều chỉnh

(CLO) Ngày 4/12, theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh có 64 dự án chậm tiến độ được UBND tỉnh cho phép hoàn thiện các thủ tục đầu tư, trong đó, 44 dự án đã gửi hồ sơ đề xuất điều chỉnh dự án.

Bất động sản
Chelsea thắng đậm Southampton lên ngôi nhì bảng, Liverpool bị cầm hòa kịch tính

Chelsea thắng đậm Southampton lên ngôi nhì bảng, Liverpool bị cầm hòa kịch tính

(CLO) Vòng 14 Ngoại hạng Anh 2024/25 vừa diễn ra rạng sáng nay (5/12) chứng kiến những trận cầu giàu cảm xúc. Trong khi Chelsea hủy diệt Southampton với chiến thắng 5-1 để vươn lên vị trí nhì bảng, Liverpool bị Newcastle cầm hòa 3-3 đầy kịch tính.

Thể thao
Ông Kim Sang Sik thận trọng trước khi ASEAN Cup 2024 khởi tranh

Ông Kim Sang Sik thận trọng trước khi ASEAN Cup 2024 khởi tranh

(CLO) Hôm nay 5/12, một ngày trước khi tuyển Việt Nam di chuyển sang Lào chuẩn bị cho trận ra quân gặp đội chủ nhà, HLV Kim Sang Sik mới công bố 7 cầu thủ phải làm khán giả tại ASEAN Cup 2024.

Video - Giải trí
Kon Tum: Cận cảnh dự án kè chống sạt lở hơn 470 tỷ ngổn ngang trước ngày về đích

Kon Tum: Cận cảnh dự án kè chống sạt lở hơn 470 tỷ ngổn ngang trước ngày về đích

(CLO) Dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) dọc sông Đăk Bla là một trong những dự án trọng điểm, cấp bách của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai hơn 4km kè, đến nay dự án vẫn còn ngổn ngang, thậm chí chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Căn nguyên và quá trình Tổng thống Hàn Quốc ra thiết quân luật

Căn nguyên và quá trình Tổng thống Hàn Quốc ra thiết quân luật

(CLO) Ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol tuyên bố áp dụng thiết quân luật ở nước này. Sắc lệnh thiết quân luật cũng liên quan đến việc đình chỉ hoạt động của Quốc hội Hàn Quốc.

Tiêu điểm Quốc tế
Thủ lĩnh phiến quân Syria vừa chiếm Aleppo là ai và mục đích tấn công là gì?

Thủ lĩnh phiến quân Syria vừa chiếm Aleppo là ai và mục đích tấn công là gì?

(CLO) Từng tuyên thệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al Qaeda, Mohammed Al-Jawlani đã bất ngờ dẫn đầu một lực lượng nổi dậy hùng mạnh tiến đánh và kiểm soát phần lớn thành phố lớn Aleppo của Syria.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiền tệ BRICS: Liệu lời đe dọa áp thuế của ông Donald Trump có hiệu quả không?

Tiền tệ BRICS: Liệu lời đe dọa áp thuế của ông Donald Trump có hiệu quả không?

(CLO) Ông Donald Trump mới đây đã đe dọa áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các nước BRICS nếu họ phát triển một loại tiền tệ mới nhằm cạnh tranh với đồng USD.

Tiêu điểm Quốc tế
Những dấu hỏi phía sau cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria

Những dấu hỏi phía sau cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria

(CLO) Cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi quân nổi dậy bất ngờ tấn công thành phố chiến lược Aleppo. Cuộc chiến đang bùng phát trở lại này cho thấy tình hình tại Trung Đông sẽ còn nóng và phức tạp hơn.

Tiêu điểm Quốc tế
Những hình ảnh ấn tượng năm 2024 qua lựa chọn của TIME

Những hình ảnh ấn tượng năm 2024 qua lựa chọn của TIME

(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.

Tiêu điểm Quốc tế
Biểu đồ chính sách thuế của ông Trump: Đánh thuế 100% hàng nhập khẩu và bỏ thuế thu nhập?

Biểu đồ chính sách thuế của ông Trump: Đánh thuế 100% hàng nhập khẩu và bỏ thuế thu nhập?

(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.

Tiêu điểm Quốc tế
Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái: Nhức nhối “Đại dịch trong bóng tối”

Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái: Nhức nhối “Đại dịch trong bóng tối”

(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.

Tiêu điểm Quốc tế
Tự sản xuất tên lửa đạn đạo, giấc mơ khó thành của Ukraine

Tự sản xuất tên lửa đạn đạo, giấc mơ khó thành của Ukraine

(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.

Tiêu điểm Quốc tế
Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".

Tiêu điểm Quốc tế
Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.

Tiêu điểm Quốc tế