Ukraine tiến hành cuộc không kích lớn nhất vào Nga kể từ khi chiến tranh nổ ra
(CLO) Ukraine vừa tiến hành đợt không kích lớn nhất nhằm vào lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần ba năm trước.
Theo dõi báo trên:
Cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đang diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là sau khi các lực lượng vũ trang Ukraine tấn công vào khu vực Kursk của Nga. Và nhằm tiếp tục gây sức ép lên Nga ở mặt trận kinh tế, EU như thường lệ đã có những phản ứng trước mỗi sự gia tăng căng thẳng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine bằng cách đưa ra các biện pháp trừng phạt bổ sung mới.
Theo tờ Izvestia, hiện EU đang xây dựng các gói trừng phạt mới tiềm năng. Mặc dù không cung cấp thông tin chi tiết do “đang trong quá trình thảo luận nội bộ”, song một thành viên Nghị viện châu Âu, ông Tomasz Zdechowsky nói với Izvestia rằng, gói trừng phạt mới có thể sẽ nhắm đến ngành luyện kim của Nga.
Trước đó, vào tháng 3/2022, lần đầu tiên lĩnh vực này phải chịu các hạn chế của phương Tây như một phần trong gói cấm vận lần thứ tư. Sau đó, những hạn chế này đã ảnh hưởng đến một loạt sản phẩm thép, đặc biệt là về tấm kim loại, sản phẩm thiếc, phụ kiện, thanh dây thép không gỉ, ống thép liền mạch, sản phẩm từ sắt,…
Tiếp đó, vào tháng 10/2022, trong gói cấm vận thứ tám, các lệnh trừng phạt mở rộng sang lĩnh vực nhập khẩu các sản phẩm thép từ Nga sang châu Âu, bao gồm cả thép tấm, một bán thành phẩm được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm thép dẹt. Đồng thời, EU cũng đưa ra hạn ngạch để cho phép các nước thành viên tiếp tục nhập khẩu bán thành phẩm cần thiết từ Nga. Ví dụ như từ ngày 7/10/2022 đến ngày 30/9/2023 các nước EU được phép nhập khẩu 3,75 triệu tấn đá phiến từ Nga. Con số này tiếp tục được gia hạn trong khoảng thời gian từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, các biện pháp trừng phạt mới cũng có thể ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá. Trong gói trừng phạt đưa ra vào tháng 4/2022, EU đã từ chối nhập khẩu động vật giáp xác và trứng cá muối từ Nga. Tuy nhiên, theo ấn phẩm Die Welt của Đức, EU cũng đang thảo luận về lệnh cấm các mặt hàng cá tươi, đặc biệt là cá minh thái của Nga ở châu Âu. Các nước vùng Baltic và đặc biệt là Lithuania đang kiên quyết thực hiện các hạn chế này đối với Nga. Theo Die Welt, 85% cá minh thái tiêu thụ ở Đức hiện có nguồn gốc từ Nga.
Người đứng đầu Liên minh Công nghiệp đánh cá ở Đức, Steffen Mayer, cho biết Đức sẽ gặp nhiều khó khăn trong trường hợp không thể nhập khẩu cá hồi và cá tuyết từ Nga. Nếu lệnh cấm vận được đưa ra, giá cả về mặt hàng này tại Đức sẽ leo thang nghiêm trọng, kéo theo hàng nghìn công nhân bị mất việc làm. Theo ông Steffen Mayer, ngành chế biến cá ở Đức có thể sẽ bị sụp đổ hoàn toàn.
Điều đáng chú ý là một tháng trước khi áp dụng gói cấm vận thứ tám, 9 công ty luyện kim lớn của châu Âu đã viết thư cho Ủy ban châu Âu yêu cầu không đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thép bán thành phẩm. Nguyên nhân các công ty này đưa ra là 80% hàng nhập khẩu đến từ Nga và Ukraine. Trong bối cảnh các nhà máy Ukraine buộc phải đóng cửa do xung đột quân sự leo thang thì nguồn cung từ Nga trở nên vô cùng quan trọng đối với ngành luyện kim của châu Âu.
Tuy nhiên, theo Ivan Timofeev, Tổng Giám đốc Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC), cho rằng không loại trừ khả năng EU có thể tìm kiếm nguồn cung thay thế nguyên liệu thô từ Nga và giảm hoặc thậm chí hủy bỏ các hạn ngạch nhập khẩu trong gói trừng phạt mới.
“Một ví dụ điển hình liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Trước đây, truyền thông và giới chuyên gia cho rằng không có lựa chọn thay thế nào của châu Âu đối với khí đốt của Nga. Song cuối cùng lĩnh vực này lại là lĩnh vực mà châu Âu siết chặt nhất, và thậm chí đang hướng tới việc “cai” hoàn toàn khí đốt Nga. Cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng nếu không có kim cương Nga, hoạt động kinh doanh ở Bỉ sẽ sụp đổ. Nhưng mặt hàng này vẫn nằm trong danh sách bị cấm vận”, ông Ivan Timofeev nói với tờ Izvestia.
Về những rủi ro liên quan đến các lệnh trừng phạt, ông Ivan Timofeev cho rằng, các công ty, chủ sở hữu và người tiêu dùng châu Âu sẽ là những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng do giá cả leo thang. Còn về phía Nga, ngành luyện kim nói riêng và nền kinh tế Nga nói chung cũng sẽ không tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng. Giải pháp duy nhất của Nga là nhanh chóng tìm kiếm các đối tác thay thế, có thể nhắm đến thị trường các nước châu Phi trong bối cảnh nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực này đang gia tăng.
Rõ ràng, các lệnh trừng phạt luôn là con dao hai lưỡi và dù ít hay nhiều, chúng sẽ tác động đến nền kinh tế các nước EU, vì thực tế là các sản phẩm của Nga có tính cạnh tranh khá cao. Theo chuyên gia Ivan Timofeev, khi bất kỳ một biện pháp trừng phạt nào được đưa ra, sẽ có người thắng, kẻ thua.
Năm 2014, các hạn chế được phương Tây đưa ra đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, đặc biệt là các dự án ở Bắc Cực. Nhiều công ty Mỹ buộc phải cắt giảm hoạt động kinh doanh vì thua lỗ do tác động từ gói cấm vận này. Ngược lại, cũng có những người vận động hành lang cho những biện pháp trừng phạt này để thu lại lợi nhuận. Song cuối cùng, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị tác động nặng nề nhất khi giá cả leo thang, lạm phát gia tăng.
Về phía Nga, nước này đã nhiều lần chỉ ra với các nước phương Tây rằng các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow có tác dụng ngược và không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề. Các biện pháp trừng phạt kinh tế không dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Nga - mặc dù chịu thiệt hại lớn nhưng nước này đang nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới.
Bộ Tài chính Nga cho biết, trong tháng 5/2024, ngân sách liên bang ghi nhận thặng dư lần đầu tiên trong một năm qua, khi thu đạt 2.600 tỷ Rúp (29 tỷ USD) và chi 2.100 tỷ Rúp. Còn theo Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) báo cáo trong quý II/2024, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 4,4% trên cơ sở hằng năm và dự kiến sẽ tăng 3,2% trong quý III/2024.
Ngày 16/8, ông Dmitry Birichevsky, Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới chưa tham gia vào các biện pháp cấm vận Nga, nhưng buộc phải thu hẹp phạm vi hợp tác do lo ngại các biện pháp trừng phạt thứ cấp mà Mỹ áp đặt. Theo Dmitry Birichevsky, đến nay đã có hơn 20 nghìn lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Nga, bao gồm các hạn chế cá nhân, tổ chức, nhắm vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế Nga, cũng như phong tỏa tài sản.
Trong khi đó, tờ Izvestia dẫn nhận định của ông Vladimir Dzhabarov, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban quốc tế thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga cho rằng, nền kinh tế các nước châu Âu cũng chịu thiệt hại nặng nề kể từ khi bắt đầu cuộc chiến cấm vận với Nga. “Các nước châu Âu mất đi những nguyên liệu thô giá rẻ và tiếp tục chặt cái cành mà chính họ đang ngồi. Các nước này từ chối dầu của Nga, song buộc phải mua dầu giá cáo qua nước thứ ba. Tiếp đó, châu Âu “cai” khí đốt của Nga để bắt đầu mua khí hóa lỏng của Mỹ với giá đắt gấp đôi nhưng Mỹ cũng không có đủ trữ lượng để đáp ứng nhu cầu của châu Âu. Châu Âu sẽ phải tìm kiếm các nhà cung cấp mới, rất có thể là từ Trung Đông. Và đối với lần này, nếu châu Âu không muốn mua nguyên liệu luyện kim của Nga, Moscow sẽ tìm kiếm thị trường khác thay thế”, Vladimir Dzhabarov nói.
Theo Thượng nghị sĩ này, một khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine kết thúc, các biện pháp trừng phạt sẽ bắt đầu giảm bớt. Bởi lẽ, nếu châu Âu quyết định duy trì các hạn chế, điều đó sẽ gây ra những khó khăn rất lớn đối với các nước này do những lợi ích đã mất từ quan hệ đối tác với Nga.
Hà Anh
(CLO) Ukraine vừa tiến hành đợt không kích lớn nhất nhằm vào lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần ba năm trước.
(CLO) Giới chức Nam Phi đã phát hiện 36 thi thể và giải cứu 82 người sống sót từ một mỏ vàng bị bỏ hoang gần thị trấn Stilfontein, cách Johannesburg khoảng 140 km.
Sáng 15/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số.
(CLO) Dù nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, ông lớn ngành vận tải biển CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, Mã: VOS) vừa lên kế hoạch đi lùi cho năm 2025.
(CLO) Sở Giao thông vận tải Hà Nội có văn bản thông báo về việc tổ chức giao thông cho phép xe ô tô chở học sinh lưu thông qua Cầu Chương Dương từ 20/1/2025.
(CLO) Sau sự việc một bé gái 3 tuổi bị người phụ nữ lạ mặt dẫn đi khỏi Trường Mầm non Thiên Hương ( Hải Phòng) và được tìm thấy sau gần 1 ngày, nhà trường đã tạm đình chỉ công tác hai giáo viên.
(CLO) CTCP Thương mại - Du lịch - Đầu tư Cù Lao Chàm, một đơn vị kinh doanh BĐS từng tăng vốn từ 200 tỷ lên hơn 1.200 tỷ đồng. Công ty vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu.
(CLO) Sau nửa tháng tăng nặng mức xử phạt, lực lượng CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý 174.653 trường hợp vi phạm, giảm 22.786 trường hợp so với thời gian trước liền kề.
(CLO) Bộ trưởng phụ trách dịch vụ tài chính và chống tham nhũng Tulip Siddiq của Vương quốc Anh, đã từ chức sau những áp lực liên quan đến mối quan hệ tài chính với dì ruột của bà là cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina.
(CLO) Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, 11 tháng năm 2024, lượng sầu riêng nhập từ Việt Nam đạt gần 721.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ 2023.
(CLO) UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025. Quyết định này nhằm tạo điều kiện cho việc hoàn thiện phương án thí điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường này.
(CLO) Đội bóng của HLV Thiago Motta hòa tới 13 trên tổng số 20 trận từ đầu mùa tại Serie A, thành tích hiếm có trong lịch sử.
(CLO) Hôm qua, người dùng Internet tại Nga đã gặp phải sự cố mất kết nối trên diện rộng, ảnh hưởng đến khả năng truy cập các công ty viễn thông và nền tảng trực tuyến.
(CLO) Hình ảnh quảng cáo Samsung Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra rò rỉ tiết lộ thiết kế mới, với vòng camera đồng màu mặt lưng và các tính năng AI, Snapdragon 8 Elite.
(CLO) Ứng dụng Google trên Android cập nhật thanh công cụ mới dưới cùng cho các trang Tìm kiếm và Khám Phá, cải thiện trải nghiệm tìm kiếm và chia sẻ tiện lợi hơn.
(CLO) TikTok bác bỏ tin đồn bán lại cho Elon Musk trước thời hạn 19/1, khi đối mặt nguy cơ ngừng hoạt động tại Mỹ sau 5 năm tranh cãi.
(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.
(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.
(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.
(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.
(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.