Những ông chủ hay lạm dụng quyền lực tại Nhật Bản dè chừng với luật mới

Chủ nhật, 12/07/2020 18:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Nhật Bản, một điều luật mới ra đời nhằm tìm cách kiềm chế các giám đốc điều hành có hành vi ngược đãi nhân viên.

Khi Honda Soichiro xây dựng công ty của mình từ một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất động cơ gắn vào xe đạp, trở thành một gã khổng lồ sản xuất ô tô toàn cầu, ông đã gây dựng danh tiếng của mình như một kỹ sư tài năng và một giám đốc điều hành không theo một khuôn mẫu nào.

Ông cũng được biết đến là một ông chủ sách nhiễu, thậm chí là một người bạo lực.

Theo một cựu giám đốc điều hành kể lại “khi ông ấy nổi điên, ông ấy bất chấp, cầm lấy bất cứ thứ gì nằm xung quanh, rồi ném bừa mọi vật trong tầm với vào mọi người’’.

Tính khí nóng nảy như vậy còn quá phổ biến trong giới quản lý Nhật Bản.

Một nhà tâm lý học Nhật Bản thậm chí còn đặt ra một thuật ngữ để mô tả hành vi bạo hành cá biệt của các quản lý Nhật đè nặng lên một số nhân viên: đó là thuật ngữ pawahara, hay quấy rối bằng lạm dụng quyền lực.

Khiếu nại về hành vi quấy rối tại nơi làm việc đã gia tăng trong những năm gần đây, đạt mức cao kỷ lục với 82.797 khiếu nại trong năm 2018, tăng từ con số 32.242 từ một thập kỷ trước.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Năm 2016, Bộ Lao động nước này nhận thấy một phần ba người lao động Nhật Bản đã từng bị bị quấy rối từ lạm dụng quyền lực trong ba năm qua.

Xu hướng này đủ khiến chính phủ lo lắng để phải thúc đẩy việc thông qua luật chống quấy rối gần đây.

Kể từ ngày 1/6, các công ty Nhật Bản được yêu cầu phải có chính sách rõ ràng tại chỗ và xây dựng hệ thống nội bộ nhằm hỗ trợ việc báo cáo và xác minh các khiếu nại về lạm quyền.

Ở khía cạnh cực đoan, chèn ép tại nơi làm việc cũng có thể bao gồm bạo lực thể xác giống như hành động của Honda.

Thông thường hơn, nó thể hiện ở tất cả các hình thức như bạo hành bằng lời nói, cảm xúc và tâm lý.

Bộ lao động Nhật Bản định nghĩa sáu loại quấy rối bằng lạm dụng quyền lực: tấn công thể xác, tấn công tinh thần, cô lập xã hội, đòi hỏi sách nhiễu, yêu cầu thiếu tôn trọng và xâm phạm quyền riêng tư.

Những vụ tự tử liên quan đến quấy rối bằng lạm dụng quyền lực không phải là hiếm. Các trường hợp này được phân chia theo các lĩnh vực và các tầng lớp.

Một thành viên nghị viện từ Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã từ chức sau khi xuất hiện một đoạn ghi âm được cho là bắt gặp bà đánh một trợ lý và gọi anh ta là “đồ hói”.

Mặc dù những ông chủ tệ bạc là một hiện tượng phổ biến, môi trường làm việc của Nhật lại có thể tạo điều kiện đặc thù cho dạng hành vi tồi tệ nhất.

Hệ thống cấp bậc vốn cứng nhắc và ăn sâu vào các doanh nghiệp.

Inao Izumi từ công ty tư vấn Cuore C Cube, công ty đầu tiên định nghĩa pawahara cho biết, điều mà các ông chủ coi là “tình thương nghiêm khắc” có thể vô tình gây tổn thương cho cấp dưới, đặc biệt là khi các chuẩn mực hành vi thay đổi giữa các thế hệ.

Sự thiếu linh hoạt trong thị trường lao động Nhật Bản càng làm nghiêm trọng vấn đề này.

Bà Rochelle Kopp từ Công ty tư vấn liên văn hóa Nhật Bản bày tỏ, “Người lao động có thể dễ dàng bỏ việc nếu họ ghét ông chủ của mình còn các công ty lại không dễ sa thải các lãnh đạo tồi”.

Những người phản biện phản bác rằng luật mới ra vừa mơ hồ vừa vô dụng đối với việc giúp đỡ những người lao động bị ngược đãi.

Bởi các công ty vừa và nhỏ không phải tuân thủ điều luật này cho đến năm 2022.

Điều luật này không áp dụng cho những người làm việc bán thời gian, lực lượng chiếm một phần ba lao động của Nhật Bản.

Nó cũng không quy định cụ thể hình phạt cho những kẻ quấy rối, chỉ để cho các công ty tự quyết định sẽ làm thế nào.

Kaneko Masaomi từ Viện nghiên cứu lạm dụng chức quyền quấy rối nơi làm việc cho rằng “Điều luật chỉ đơn thuần có tính cảnh cáo những người vi phạm - nó giống như một chiếc thẻ vàng”.

Hành động khiếm nhã của những ông chủ tệ bạc có xu hướng không dừng lại cho đến khi họ phải lo lắng về việc bị đuổi khỏi sân chơi.

Mai Bùi

Tin khác

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h