Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động
(CLO) Sáng 14/1, tại Hà Nội, Đại hội Đại biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029 long trọng diễn ra phiên chính thức.
Theo dõi báo trên:
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà các tiến bộ công nghệ mang tính cách mạng đối với nhân loại liên tục được ra đời. Từ năng lượng hạt nhân, internet, điện thoại di động cho tới trí tuệ nhân tạo (AI)…, tất cả đều đã và đang tạo ra những bước ngoặt đối với cuộc sống trên hành tinh này.
Nhưng cách loài người đón nhận những phát minh công nghệ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trái lại, sự nghi ngờ và thậm chí sợ hãi còn là xu hướng chủ đạo, đặc biệt nếu nhìn lại quá khứ. Việc những đổi mới, sáng tạo về công nghệ bị chế giễu, chỉ trích hoặc thậm chí xem như ác quỷ từng xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử.
Nhà triết học và sử học công nghệ người Đức, Christian Vater nói: “Chúng tôi nhận thấy sự hoài nghi về công nghệ xuất hiện ngay cả trong những ghi chép sớm nhất mà chúng tôi có về lý thuyết công nghệ”. Phát biểu với đài DW, tiến sĩ Vater cho biết, có nhiều lý do dẫn đến điều này, bao gồm sự phức tạp của các phát minh công nghệ và sự thiếu kiến thức hoặc hiểu biết liên quan hoặc thậm chí chỉ đơn giản là sự chi phối của cảm xúc.
Trong khi đó, tiến sĩ Helmuth Trischler - trưởng bộ phận nghiên cứu tại Bảo tàng Deutsches (Munich) - thì nhận định, sự hoài nghi đối với các phát minh mới không phải là bằng chứng cho thấy nỗi sợ hãi chung về công nghệ. "Nguyên nhân lớn nhất là nhận thức hạn chế. Nhưng cũng thật tốt khi mọi người muốn xem xét mọi thứ thận trọng”, tiến sĩ Trischler nói. Ông cũng chỉ ra rằng, các phát minh công nghệ có thể gây ra cả mối lo ngại, hoảng sợ đến mức cực đoan có thể được nhìn thấy trong ví dụ về đường sắt và điện hạt nhân.
Khoảng 200 năm sau khi được phát minh, đường sắt là một hình thức vận chuyển hoàn toàn bình thường cho người và hàng hóa trên khắp thế giới và là một phần cấu trúc của xã hội hiện đại. Nhưng trong những ngày đầu, một số người coi đường sắt là công việc của quỷ dữ.
Tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở Anh vào năm 1825. Sau đó, đầu máy hơi nước chạy nhanh, ồn ào và đầy khói khắp châu Âu - kéo theo đó là nỗi sợ hãi về tàu hỏa. Tại Đức thời đó có một thuật ngữ gây sợ hãi với nhiều người, đó là "Eisenbahnkrankheit", tức "say tàu xe.” Điều này được cho là xuất phát từ tốc độ lên đến 30 km/giờ - được coi là rất nhanh ở thời điểm đó - và cảm giác rung lắc đến chóng mặt khi ngồi trong toa xe lửa.
Tại châu Âu, ngay cả khi mạng lưới đường sắt phát triển khắp nước Anh thời Victoria, sự chế giễu đối với phương thức vận chuyển này vẫn mạnh mẽ, bằng chứng là các bức tranh biếm họa châm biếm và các báo cáo minh họa rất tiêu cực của cảnh sát về các sự cố liên quan đến tàu hỏa.
Nhà nghiên cứu người Đức, Trischler cho biết những phản ứng này là "hoàn toàn có thể hiểu được". Những tiến bộ công nghệ thường làm dấy lên nỗi sợ hãi khiến mọi người phản ứng với những tiên lượng và sự lo lắng theo cách nghiêm trọng hóa vấn đề. "Xét cho cùng, cái mới khơi dậy sự tò mò và dễ trở thành nghi ngại. Công nghệ về cơ bản luôn gắn liền với cảm xúc”, tiến sĩ Trischler giải thích.
Nhưng không phải mọi phát minh đều ngay lập tức gợi lên những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, khi năng lượng hạt nhân mới xuất hiện, thái độ của công chúng khá tích cực. Lò phản ứng với mục đích nghiên cứu đầu tiên của Đức được xây dựng ở Munich vào năm 1957, và 4 năm sau, năng lượng hạt nhân đã bắt đầu được hòa vào lưới điện quốc gia.
Vào những năm 1960, năng lượng nguyên tử được coi là một giải pháp thay thế sạch và rẻ cho dầu mỏ và than đá, đồng thời khuyến khích hy vọng về một sự phát triển công nghiệp mới. Song những tiếng nói chỉ trích đầu tiên lớn lên ở Đức vào năm 1975, khi công trường xây dựng một nhà máy hạt nhân bị người biểu tình chiếm đóng. Các nhà đấu tranh môi trường tại Đức cảnh báo về biến đổi khí hậu, suy giảm nước ngầm (do lò phản ứng cần rất nhiều nước làm mát) và các vấn đề an ninh có thể xảy ra liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân.
Phong trào chống điện hạt nhân phát triển nhanh chóng nhờ nỗi sợ hãi sau những sự cố như vụ cháy một phần lò phản ứng tại Three Mile Island, bang Pennsylvania (Mỹ) năm 1979 và thảm họa ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ, nay là Ukraine) năm 1986. Năng lượng hạt nhân là chủ đề tranh luận trong nhiều thập kỷ, cho đến khi thảm họa tại Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011 đã dẫn đến việc nhiều nước quyết định loại bỏ điện hạt nhân vĩnh viễn hoặc không dám lắp đặt mới.
Trong khi ở một số nơi trên thế giới, năng lượng hạt nhân vẫn được coi là một giải pháp thay thế tốt cho nhiên liệu hóa thạch, thì ở các quốc gia khác, nó gợi lên sự lo lắng gần như hiện hữu. “Khi chúng ta nghĩ về lý do tại sao mọi người quan tâm đến năng lượng hạt nhân, chúng ta có thể chỉ ra câu hỏi về chất thải hạt nhân, đến Chernobyl hoặc Fukushima. Dù là các sự cố do con người tạo ra hoặc do thảm họa thiên nhiên thì nó luôn trở thành động lực cho chủ nghĩa hoài nghi công nghệ”, tiến sĩ Valter nói.
Ranh giới giữa thiện chí và hoài nghi, ủng hộ và bác bỏ có thể trở nên mong manh như thế nào, được minh họa bằng cuộc tranh luận hiện tại về AI. Nhà khoa học máy tính và nhận thức người Mỹ John McCarthy đã đặt ra cụm từ "trí tuệ nhân tạo" vào năm 1956 để mô tả một ngành khoa học máy tính với mục tiêu là tạo ra những cỗ máy có khả năng trí tuệ giống như con người.
Sau nhiều thập kỷ phát triển, gần đây cuộc tranh luận về chủ đề AI đã tập trung vào chatbot ChatGPT, một ứng dụng AI được phát hành vào tháng 11 năm 2022 và ngay lập tức gây ra tranh cãi . Vào tháng 3 , Ý đã phản ứng bằng cách trở thành quốc gia đầu tiên chặn phần mềm này, ít nhất là tạm thời. ChatGPT hiện được cho phép hoạt động trở lại tại Ý, nhưng chỉ sau khi nhà phát triển ứng dụng này cam kết làm rõ các vấn đề về dữ liệu người dùng với chính phủ Ý.
Mặc dù AI hứa hẹn nhiều lợi ích - chẳng hạn như cải thiện chăm sóc sức khỏe hoặc tăng cường an toàn đường bộ - cũng có rất nhiều chỉ trích về công nghệ này. Nỗi sợ hãi dường như chạy theo hai hướng: Một số lo lắng về khả năng bị lạm dụng, giả mạo hoặc thông tin sai lệch cũng như về tương lai nghề nghiệp và tài sản trí tuệ của họ, trong khi những người khác lo sợ về những phát triển kỹ thuật trong tương lai có thể dần dần mang lại cho AI nhiều quyền lực hơn và dẫn đến máy móc kiểm soát con người.
Nhưng theo tiến sĩ Trischler, những nghi ngại về AI nói chung bắt nguồn từ sự phức tạp của công nghệ này chứ không phải cảm xúc mơ hồ. “Những câu hỏi về tác động thực sự của AI đối với nghề nghiệp của một người là những mối quan tâm hợp lý chứ không phải là nỗi sợ hãi bao trùm về máy móc”, ông Trischler nói. “Những dự đoán rằng AI tới một lúc nào đó sẽ khiến mọi nỗ lực sáng tạo của con người trở nên thừa thãi và máy móc sẽ chiếm lĩnh thế giới, là có cơ sở”.
Khánh Nguyễn
(CLO) Sáng 14/1, tại Hà Nội, Đại hội Đại biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029 long trọng diễn ra phiên chính thức.
(CLO) Sáng 14/1, tại tỉnh Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới tham dự Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025; thăm, chúc tết, tặng quà cho các doanh nghiệp, người lao động, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách.
(CLO) Khoảng 11 giờ 30 ngày 14/1, tại Km 64, quốc lộ 18, trên địa bàn phường Mạo Khê, thành phố Đông Triều đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa một xe con (do anh N. V. L. điều khiển) và một xe tải (do anh P.V.V. điều khiển) đi ngược chiều nhau xảy ra va quệt mạnh.
(CLO) Xe bay sắp thành hiện thực với giá dự kiến 300.000 USD, mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông hiện đại, vượt xa viễn tưởng quá khứ.
(CLO) Trung Quốc đạt thặng dư thương mại kỷ lục 1.000 tỷ USD năm 2024, tuy nhiên đang đối mặt căng thẳng từ chính sách thuế quan khắt khe của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 4 địa phương tăng trưởng 2 con số, nằm trong Top 10 của cả nước, như: Hải Phòng 11,01%, Hà Nam 10,93%, Hải Dương 10,02%, Nam Định 10,01%.
(CLO) Hai chiếc Skoda Kodiaq 2025 mới đây đã bị bắt gặp lăn bánh trên một số tuyến đường tại Việt Nam. Nguồn tin cho biết, mẫu SUV cỡ D thế hệ mới đã sẵn sàng bàn giao khách hàng, giá bán khoảng 1,6 tỷ đồng.
(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh, tổ chức lại giao thông một chiều trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long từ ngày 15/1.
(CLO) Chính phủ Trung Quốc đang xem xét khả năng bán TikTok tại Mỹ cho Elon Musk nếu lệnh cấm ứng dụng này tại Hoa Kỳ được duy trì, trong khi ByteDance tiếp tục kháng cáo.
(CLO) Hướng dẫn tra cứu phạt nguội xe máy, ô tô tại nhà năm 2025. Dễ dàng kiểm tra vi phạm giao thông qua các ứng dụng và website, tiết kiệm thời gian và tuân thủ pháp luật.
(CLO) Ông Nguyễn Quang Nghĩa, Chủ tịch HĐQT và cũng là thành viên HĐQT cuối cùng của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức - Thuduc House (TDH) đã từ nhiệm. Như vậy, HĐQT công ty đã chính thức không còn một ai.
(CLO) Càng đến gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm càng tăng cao. Cùng với đó là nguy cơ thực phẩm bẩn, mất an toàn len lỏi vào thị trường. Trước nguy cơ cao tiềm ẩn mất an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng và các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tích cực phối hợp kiểm soát quyết liệt nguy cơ này…
(CLO) Do lợi nhuận cao cùng nhu cầu tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán nên dù lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh, xử lý nhưng các đối tượng vẫn lén lút mua bán pháo nổ.
(CLO) Công ty TNHH La Vie (Nước khoáng La Vie) vừa bị Cục thuế tỉnh Long An xử phạt và truy thu thuế 66,6 tỷ đồng.
(CLO) Gemini 2.0 Advanced giờ có mặt trên ứng dụng di động, mang đến hiệu suất mạnh mẽ cho các tác vụ phức tạp, dù vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm với một số hạn chế.
(CLO) Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đang vận động ủng hộ một dự luật cho phép Tổng thống đắc cử Donald Trump tiến hành đàm phán với Đan Mạch về việc mua lại Greenland.
(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.
(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.
(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.
(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.
(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.