Những phong tục tổ chức Rằm tháng 7 độc đáo ở Việt Nam

Thứ sáu, 20/08/2021 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ở Việt Nam, Rằm tháng 7 là sự kiện tín ngưỡng dân gian rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại tổ chức cúng Rằm tháng 7 theo các cách khác nhau tạo nên những nét văn hóa riêng.

Sự kiện: rằm tháng 7

Người Tày ở Hà Giang: Phiên chợ bất thường rằm tháng 7

Dân tộc Tày sống trên các vùng núi thuộc tỉnh Hà Giang còn gọi Rằm tháng 7 là “Tết chỉn chất” và quan niệm đây là ngày lễ lớn nhất sau Tết Nguyên Đán. Đây là dịp để con cháu quay về đoàn tụ với gia đình, thăm nom họ hàng, nhớ đến tổ tiên. Đặc biệt, các cô gái Tày sau thời gian dài ở bên nhà chồng cũng có thể về nhà bố mẹ đẻ để chăm sóc, thờ phụng vào Rằm tháng 7.

Báo Công luận

Vì là một lễ tết lớn, người Tày sẽ cùng nhau gác lại công việc để tổ chức và vui chơi trong "Tết chỉn chất” từ ngày 10 tháng Bảy trở đi không khí Tết đã tràn ngập trên khắp các bản làng người Tày ở Hà Giang. Dù không phải là ngày họp chợ như quy định nhưng đồng bào vẫn đổ ra đường từ sớm tinh mơ để đến một phiên chợ đặc biệt, chỉ mua bán những lễ vật cho ngày tết Rằm tháng 7.

Người Dao đỏ ở Yên Bái ăn rằm "cả tháng"

Mặc dù lấy ngày 14 làm chính rằm nhưng những người Dao đỏ sống ở Yên Bái lại tổ chức ăn rằm rải ra tất cả các ngày trong tháng 7. Từ đầu tháng, khắp xóm trên bản dưới nhà nhà đều chuẩn bị gạo nếp ngon, lợn gà, rượu để chuẩn bị đón rằm. Người Dao quan niệm, ăn rằm càng đông đủ con cháu, hàng xóm thì càng đông vui và các thầy cúng sẽ được mời đến để xin các đấng thần linh phù hộ gia chủ.

Báo Công luận

Cỗ Rằm tháng 7 của người Dao nơi đây được làm theo từng gia đình. Mỗi nhà chuẩn bị 5-7 mâm cỗ để mời anh em, hàng xóm. Tổ chức ở nhà này thì các nhà khác góp sức, góp nguyên liệu, xong nhà này thì lại đến nhà khác. Trong đó, mâm cúng gia tiên được bà con chuẩn bị cầu kỳ, gồm một con lợn khoảng 40-50 kg, một con gà luộc, rượu, tiền giấy.

Người Cao Lan không thể thiếu bánh gai ngày rằm

Bánh gai là loại bánh gói bằng lá chuối đã được hong tái qua nắng nên rất dẻo và thơm. Đồng bào Cao Lan luôn phải có nó trong mâm cỗ ngày Rằm tháng 7 nên người phụ nữ Cao Lan nào cũng biết làm bánh gai và dù bận rộn đến đâu vẫn phải sắp xếp để nấu bánh, trước là để cúng tổ tiên, sau là cho gia đình thưởng thức.

Để có được chiếc bánh gai thơm ngon, ngoài bột phải giã nhuyễn thì nhân bánh gai cũng được đặc biệt chú ý. Nhân bánh phải có độ thơm bùi của đỗ, dừa khô và có pha chút gia vị của núi rừng. Có nơi nguyên liệu là bột gạo nếp được giã nhuyễn cùng quả chuối chín đã được sấy khô trước đó nhiều ngày, sau đó đem đồ, hoặc hấp cách thủy, nên giữ được độ thơm lâu.

Người Thái ở Lai Châu quỳ lạy ông bà, cha mẹ

Tiếng Thái gọi lễ Rằm tháng 7 là “xíp xí bơn chết” với quan niệm đây là dịp xá tội vong nhân, gia đình cầu bình an và khỏe mạnh, cầu cho hạn hán qua đi và điều may mắn sẽ đến trong những tháng tới. Vào chính rằm ngày 14/7, con cháu dù đi xa thì cũng cố gắng về để sum họp bên gia đình để bày mâm cúng tổ tiên và mang lễ lạt tùy theo điều kiện đến chúc mừng bố mẹ, ông bà có ơn sinh dưỡng.

Báo Công luận

Mâm cỗ soạn xong, chủ nhà thắp hương cầu nguyện tổ tiên phù hộ cho gia đình, con cháu mạnh khỏe, gặp nhiều điều may mắn. Trong lúc chờ xong một tuần hương, chủ nhà phải lên rót 3 lần rượu ra các chén trên mâm để mời người về sau hưởng lộc. Hết tuần hương, gia đình xin với tổ tiên hạ lễ, bày mâm để gia đình con cháu ăn uống. Trước khi ngồi vào mâm, con cháu quỳ lạy chúc mừng bố mẹ, ông bà mạnh khỏe.

Khang Lâm

Bình Luận

Tin khác

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa
Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa