(CLO) Việc phân phối thực phẩm, các dịch vụ y tế và nhiều hoạt động nhân đạo khác đã bị đình chệ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đóng băng viện trợ nước ngoài và cắt giảm ngân sách của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
Các dự án nước sạch ở nhiều nước
USAID hỗ trợ hàng trăm dự án về an ninh nguồn nước tại Jordan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Hiện có khoảng 4 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nước uống an toàn.
“Nếu không có những chương trình đó, động vật chết, người chết, người phải di dời”, Evan Thomas, giáo sư kỹ thuật môi trường tại Đại học Colorado ở Boulder, nhận định.
Ông tham gia một dự án tại Kenya, nơi hơn 1 triệu người được tiếp cận nước sạch nhờ 200 máy bơm nước ngầm sâu do USAID tài trợ một phần. Hiện tại, chương trình không thể thanh toán cho các hợp đồng bảo trì và sửa chữa máy bơm. "Toàn bộ chương trình đó hiện có nguy cơ sụp đổ", ông nói.
"Khi người dân không có nước, gia súc của họ chết, họ rơi vào tình trạng căng thẳng. Điều này tạo cơ hội cho các lực lượng dân quân lợi dụng để tuyển mộ", Thomas cảnh báo, đề cập đến ảnh hưởng ngày càng tăng của nhóm khủng bố Al-Shabaab tại Kenya. “Làm suy yếu khả năng tiếp cận thực phẩm, nước và thuốc men trên toàn cầu sẽ không giúp nước Mỹ an toàn hơn”.
"Mọi người không chỉ ngồi yên và chết khát. Họ sẽ di cư. Và điều đó sẽ làm gia tăng áp lực di cư trên toàn thế giới", ông nói thêm.
Tại các khu vực khác của Kenya, những dự án do USAID tài trợ nhằm cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS cũng đang bị gián đoạn.
Các chương trình cung cấp thực phẩm ở Sudan
Jeremy Konyndyk, Chủ tịch Refugees International và cựu quan chức USAID, cho biết các bếp ăn do Hoa Kỳ tài trợ tại Sudan đã buộc phải đóng cửa.
Thông tin này được đưa ra khi Liên hợp quốc báo cáo rằng hàng triệu gia đình, trong đó nhiều người đã phải di dời, đang phải đối mặt với tình trạng đói kém nghiêm trọng do xung đột kéo dài tại quốc gia này.
Thực phẩm từ USAID được phân phát cho những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc xung đột Tigray. (Ảnh: GI)
“Rất nhiều người di dời và nhiều người khác đang phải chịu đói kém cùng các cuộc khủng hoảng khác. Họ có thể bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí tử vong”, Konyndyk cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh tác động sâu rộng đối với người tị nạn tại Sudan, Syria và Gaza.
Hệ thống giám sát nạn đói toàn cầu FEWSNET của Hoa Kỳ, được sử dụng để theo dõi tình hình đói kém trên toàn thế giới, cũng đã bị ngừng hoạt động do chính quyền Trump đóng băng viện trợ.
Jamie Munn, giám đốc điều hành Hội đồng các cơ quan tình nguyện quốc tế, nhận định rằng: "USAID là nền tảng của các sáng kiến cứu sinh tại những khu vực chịu đói kém như Ethiopia, Somalia và Sudan. Tuy nhiên, việc đóng băng nguồn tài trợ đã khiến hàng triệu người mất đi các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, nước sạch và nơi trú ẩn".
Sốt rét có thể trở nên phổ biến hơn
USAID dẫn đầu một chương trình kiểm soát và loại trừ sốt rét tại 24 quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm Mali, nơi căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Cơ quan này tài trợ thuốc chống sốt rét, bộ xét nghiệm và màn chống muỗi tẩm thuốc trừ sâu, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và cứu sống nhiều người.
Sốt rét vẫn cướp đi khoảng 600.000 sinh mạng mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới năm tuổi. Tuy nhiên, nhờ Sáng kiến chống sốt rét của Tổng thống Hoa Kỳ do USAID điều hành, tỷ lệ tử vong đã giảm một nửa kể từ khi chương trình được triển khai năm 2006.
Afghanistan đối mặt hậu quả nghiêm trọng
Một nguồn tin cho biết các chương trình viện trợ cứu sinh cho 145.000 phụ nữ dễ bị tổn thương ở Afghanistan đã bị đóng băng. Những chương trình này cung cấp nhà an toàn, tư vấn sức khỏe tâm thần, chăm sóc y tế và đào tạo nghề trong bối cảnh Taliban ngày càng siết chặt kiểm soát đối với phụ nữ.
Trong khi đó, hơn 6 triệu người Afghanistan chỉ sống cầm cự bằng "bánh mì và trà", theo Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Afghanistan, Hsiao-Wei Lee. Theo Liên hợp quốc, năm ngoái, Hoa Kỳ đóng góp 54% ngân sách tài trợ cho WFP tại Afghanistan.
Viện trợ cho Ukraine bị gián đoạn
USAID tài trợ cho hệ thống sưởi ấm dự phòng tại 14 khu vực của Ukraine, giúp trường học và bệnh viện hoạt động trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, tài khoản chính thức của USAID Ukraine trên mạng xã hội X hiện đã ngừng cập nhật.
Cơ quan này cũng hỗ trợ cung cấp thiết bị cho công nhân năng lượng, như tại thành phố Odessa, nơi gần đây bị ảnh hưởng bởi một cuộc tấn công lớn vào hệ thống điện.
Theo các tổ chức phi lợi nhuận tại Ukraine, nguồn tài trợ cho các chương trình an ninh lương thực và phục hồi chức năng cho cựu chiến binh cũng đã bị đình trệ.
USAID cũng tài trợ cho các chương trình giúp hàng nghìn trẻ em tiếp tục đến trường và hỗ trợ các em bị ảnh hưởng tâm lý bởi chiến tranh. Ngoài ra, USAID còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan truyền thông Ukraine.
"Các khoản tài trợ này đã trở thành trụ cột giúp các cơ quan truyền thông duy trì hoạt động, trong bối cảnh thị trường quảng cáo chưa thể phục hồi...", Ủy ban Chính sách Nhân đạo và Thông tin của Quốc hội Ukraine cho biết tuần trước.
Mất ổn định biên giới Venezuela - Colombia
Tại Colombia, USAID điều hành nhiều chương trình quan trọng, bao gồm chống ma túy, hỗ trợ lương thực khẩn cấp và bảo vệ rừng.
Các tổ chức làm việc tại thực địa bày tỏ lo ngại về việc cắt giảm viện trợ đột ngột, đặc biệt khi quốc gia này đang đối mặt với tình trạng bạo lực gia tăng và khủng hoảng nhân đạo tại Catatumbo - một khu vực chiến lược trong sản xuất ma túy.
Các nhân viên cứu trợ phi chính phủ tại Mỹ Latinh đã lập danh sách các dự án USAID được thiết kế để chống lại tình trạng nhập cư và ảnh hưởng của các băng nhóm tội phạm. Tuy nhiên, các chương trình này hiện đã bị đình chỉ tại Colombia, El Salvador, Guatemala và Honduras.
Mỹ tài trợ 47% viện trợ nhân đạo toàn cầu
Tác động của việc đóng băng viện trợ không chỉ giới hạn trong một số quốc gia, mà còn có thể gây ảnh hưởng trên toàn cầu.
"Tôi nghĩ toàn bộ hệ thống nhân đạo có thể sụp đổ vì chúng tôi tài trợ khoảng 40% trong số đó", một viên chức USAID cho biết. Theo Liên hợp quốc, Hoa Kỳ đóng góp khoảng 47% tổng viện trợ nhân đạo toàn cầu.
Mặc dù USAID chỉ chiếm chưa đến 1% ngân sách liên bang Hoa Kỳ, nhưng tổ chức được thành lập vào năm 1961 này là nhà cung cấp viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới.
(CLO) Ngày 20/3, Đoàn kiểm tra số 1925 của Bộ Chính trị do đồng chí Lê Minh Trí, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Huế.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa giải mật 64.000 trang tài liệu liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống John F. Kennedy vào năm 1963, trong đó có nhiều thông tin chấn động về Lee Harvey Oswald, vai trò của CIA và các âm mưu chính trị trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
(CLO) Ngày 20/3, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Feng Yong (SN 1985, quốc tịch Trung Quốc, tạm trú tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
(CLO) Ngày 20/3, Công an xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP HCM, phối hợp với các đơn vị xác minh, mời người liên quan trong vụ việc một nam tài xế ô tô bị đánh trên địa bàn.
(CLO) Khi anh N.T. P. xuất hiện, Nguyễn Thanh Nam đã cầm dao chém nhiều nhát vào đầu và tay anh P. Nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhiều trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Israel đã đánh chặn một tên lửa do phiến quân Houthi ở Yemen phóng vào sáng sớm 20/3, trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng sau khi Mỹ tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhóm vũ trang này.
(CLO) Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận 10 năm qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận, với năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục mới.
(CLO) Vườn hoa Lý Thái Tổ sẽ được cải tạo, nâng cấp theo hướng mở rộng không gian sang các tuyến phố Lê Lai, Lê Thạch. Đặc biệt, khu vực này sẽ được nghiên cứu kết nối với hồ Hoàn Kiếm qua đường Đinh Tiên Hoàng, tạo thành một hệ thống không gian xanh liên hoàn.
Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
(CLO) Giám đốc điều hành Nvidia, Jensen Huang, tin rằng chỉ trong vòng chưa đầy năm năm nữa, robot hình người sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất.
(CLO) TAND tối cao hướng dẫn đối tượng, hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị đặc xá đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.
(CLO) Ba Lan có thể sẽ biến biên giới phía đông của NATO với Nga thành một bãi mìn, sau khi nước này tuyên bố rút khỏi Công ước Ottawa, vốn cấm sử dụng mìn sát thương.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1593/QĐ-UBND, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội (giai đoạn 2) tại Trung tâm giao dịch thường xuyên và Liên cơ quan, số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.
(CLO) Châu Âu đang đối mặt với một thực tế đầy thách thức khi vai trò trụ cột của Mỹ trong NATO - liên minh quân sự đảm bảo an ninh cho lục địa này suốt gần 80 năm - không còn là điều chắc chắn.
(CLO) Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân là loại tàu chiến phức tạp nhất và có khả năng răn đe cực kỳ mạnh mẽ. Nhân việc Triều Tiên vừa gia nhập các nước sở hữu loại tàu này, cùng điểm mặt 5 cường quốc đang đầu tư mạnh nhất cho tàu ngầm hạt nhân.
(CLO) Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine tại Nhà Trắng vào hôm 28/2 và việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine đã đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
(CLO) Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine đồng nghĩa Kiev sẽ không được tiếp nhận thêm những loại vũ khí đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.
(CLO) Trung Quốc đang mở rộng đáng kể ảnh hưởng kỹ thuật số của mình tại châu Phi, tập trung vào tăng trưởng cơ sở hạ tầng và hợp tác công nghệ, đặc biệt là thông qua sáng kiến “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.