(CLO) Các tàu chiến của Mỹ ở Biển Đỏ đã phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng tăng từ nhóm phiến quân Houthi từ Yemen trong nhiều tuần qua, bao gồm cả vụ một tàu khu trục Mỹ bắn hạ hơn 10 máy bay không người lái (UAV) đang nhắm tới vào thứ Bảy tuần trước.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 18/12 công bố một chiến dịch mới do Mỹ lãnh đạo nhằm bảo vệ các tàu thương mại hoạt động ở Biển Đỏ và Vịnh Aden, nguy cơ đối đầu giữa Mỹ và Houthi đã tăng lên đáng kể. Vậy các tàu chiến Mỹ sẽ đối phó với các mối đe dọa như thế nào và gặp phải những vấn đề gì tới đây?
Thiệt hại kinh tế toàn cầu từ các cuộc tấn công trên Biển Đỏ
Như đã biết, kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ vào ngày 7/10, lực lượng Houthi, nhóm ủng hộ phong trào Hamas của người Palestine ở Gaza, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào Israel cũng như các căn cứ của Mỹ trong khu vực.
Nhóm phiến quân từ Yemen này gần đây đã tăng cường tiến hành một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các tàu vận tải thương mại, thậm chí còn cố gắng cử lính biệt kích đổ bộ bằng trực thăng để cướp tàu.
Trong bối cảnh đó, hàng loạt công ty vận tải quốc tế đã tạm dừng vận chuyển qua Biển Đỏ, một trong những tuyến đường thương mại huyết mạch của thế giới. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể xáo trộn chuỗi cung ứng và đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa lên cao.
Các hãng vận chuyển MSC, Maersk, CMA CGM và Hapag-Lloyd trong những ngày gần đây đều cho biết họ sẽ tránh kênh đào Suez (nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải) vì lo ngại vấn đề an toàn. Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ BP cũng làm theo, khiến giá dầu và khí đốt tăng vọt vào hôm 18/12.
Cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus cho biết: "Nhắc đến vận chuyển hàng hải, đây là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất trên thế giới". Do đó, ông cho rằng thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa khắp châu Phi sẽ tăng đáng kể. "Điều này thực sự sẽ có tác động thực sự đến nền kinh tế toàn cầu".
Vũ khí của hải quân Mỹ và bài toán kinh tế
Trước các cuộc tấn công ngày càng gia tăng, Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ các hoạt động vận chuyển thương mại đang gặp khó khăn bằng một chiến dịch bảo vệ tuyến đường thủy quan trọng của thế giới này.
Hải quân Mỹ chưa tiết lộ tàu chiến của họ đang sử dụng hệ thống vũ khí gì để đối phó với các cuộc tấn công của Houthi, nhưng các chuyên gia cho biết một tàu khu trục của Mỹ đã được trang bị sẵn một loạt hệ thống vũ khí bao gồm tên lửa đất đối không, đạn pháo cỡ nòng 130mm của tàu khu trục và hệ thống vũ khí tầm gần. Họ cũng cho rằng các tàu Mỹ có khả năng tác chiến điện tử bằng cách cắt đứt kết nối giữa máy bay không người lái và bộ điều khiển.
Các chuyên gia cho biết, dù các tàu khu trục Mỹ sử dụng hệ thống nào thì họ cũng phải đối mặt với các quyết định về chi phí, lượng hàng tồn kho và tính hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ.
"Các máy bay không người lái chậm hơn và có thể bị bắn hạ bằng tên lửa giá rẻ hoặc thậm chí là súng trên tàu. Ông John Bradford, thành viên Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Quốc tế cho biết, tên lửa tốc độ nhanh hơn cần phải bị đánh chặn bằng tên lửa đánh chặn tinh vi hơn.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, tương tự USS Carney, là vũ khí chính của Mỹ để đối phó với các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào tàu bè trên Biển Đỏ. Tàu khu trục này đã bắn hạ 14 máy bay không người lái của lực lượng Houthi hôm 16/12. Các tên lửa có sẵn trên tàu gồm:
Standard Missile-6 (SM-6): Một loại vũ khí tiên tiến có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo ở tầm cao, các tên lửa khác có quỹ đạo thấp hơn và các tàu có tầm bắn lên tới 370km, theo Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Mỗi chiếc có giá hơn 4 triệu USD.
Tên lửa tiêu chuẩn-2 (SM-2): Kém tiên tiến hơn SM-6 với tầm bắn từ 185 đến 370km, tùy thuộc vào phiên bản, theo CSIS. Mỗi chiếc có giá khoảng 2,5 triệu USD.
Tên lửa Sea Sparrow cải tiến (ESSM): Được thiết kế để tấn công tên lửa hành trình chống hạm và các mối đe dọa có tốc độ thấp như máy bay không người lái hoặc trực thăng ở phạm vi lên tới 50km. Mỗi chiếc có giá hơn 1 triệu USD.
Theo các chuyên gia, Mỹ đã sử dụng tên lửa đắt đỏ SM-2 hoặc ESSM để chống lại các mối đe dọa từ Houthi trong những ngày qua. Điều này sẽ gây tổn hại cho nguồn ngân sách Mỹ nếu những UAV của đối phương triển khai số lượng và có đơn giá dưới 100.000 USD.
"Đây là những khả năng đánh chặn trên không tiên tiến với chi phí trung bình khoảng 2 triệu USD, khiến việc đánh chặn máy bay không người lái không hiệu quả về mặt chi phí", ông Alessio Patalano, giảng viên khoa Chiến tranh và Chiến lược tại Đại học King ở London (Anh) cho biết.
Carl Schuster, cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, cho biết hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx của tàu khu trục Mỹ - súng Gatling - có thể bắn tới 4.500 viên đạn mỗi phút. Nhờ đó, nó có thể xử lý các mối đe dọa từ máy bay không người lái hoặc tên lửa trong phạm vi 1,6 km quanh tàu.
Đây là một biện pháp phòng thủ có chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu máy bay không người lái đến gần ở phạm vi 1,6 km, đó sẽ là tuyến phòng thủ cuối cùng và nếu bắn trượt, binh lính trên tàu có thể mất mạng.
"Một tên lửa hoặc một máy bay không người lái không thể hạ tàu chiến Mỹ, nhưng có thể làm chết người và gây thiệt hại khiến tàu phải rút lui về cảng để sửa chữa", ông Bradford nhận định.
Ngoài ra, Salvatore Mercogliano, một chuyên gia hải quân và giảng viên tại Đại học Campbell ở Bắc Carolina, cho biết nếu lực lượng Houthi tấn công liên tiếp khiến tàu chiến cạn kho vũ khí, thì tàu sẽ thiếu đạn dược để bảo vệ các tàu thương mại.
Tìm kiếm sự giúp đỡ của đồng minh
Phát biểu tại cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến ngày 19/12 nhằm giải quyết vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đỏ với đại diện của 42 quốc gia khác, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết: "Những cuộc tấn công liều lĩnh này của Houthi là một vấn đề quốc tế nghiêm trọng… và yêu cầu một phản ứng mạnh mẽ của quốc tế".
Trước đó một ngày, ông Austin đã công bố thành lập Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng ở Biển Đỏ, một hoạt động đa quốc gia bao gồm Vương quốc Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha.
Về sáng kiến mới của Mỹ, giáo sư Patalano cho biết hoạt động do Mỹ dẫn đầu nhằm tăng số lượng tàu chiến bảo vệ tàu buôn sẽ hỗ trợ các nỗ lực trên Biển Đỏ. Ông cho biết: "Có vẻ như sẽ có nhiều tàu hơn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, mở rộng phạm vi và số lượng tàu sẵn có trong khu vực để đối phó với các thách thức".
Mặc dù việc tăng cường hợp tác giữa các đồng minh có thể mang lại lợi ích nhưng các chuyên gia cho rằng nếu Houthi triển khai tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo chống hạm họ có thể đặt ra một thách thức mới cho hải quân Mỹ.
Tên lửa hành trình chống hạm "có thể bay ở tầm thấp và xuyên thủng thân tàu phía trên mực nước. Đây là loại vũ khí đã đánh chìm nhiều tàu Anh trong Chiến tranh Falklands và Cuộc tấn công tàu USS Stark năm 1987", ông Mercogliano nói và nhận định thêm rằng tên lửa đạn đạo thậm chí có thể gây ra mối nguy hiểm lớn hơn.
Bởi vậy, theo một số chuyên gia, đến một lúc nào đó Mỹ rất có thể sẽ quyết định buộc phải tấn công Houthi để ngăn chặn các mối đe dọa trên Biển Đỏ.
(CLO) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố thiết quân luật trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình lúc đêm khuya vào thứ Ba (3/12), chỉ trích phe đối lập và gây chấn động khắp cả nước.
(CLO) Chiều 3/12, tại Trụ sở Trung tâm thông tấn quốc gia, Đoàn đại biểu Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) do Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Hùng dẫn đầu đã làm việc với Đoàn đại biểu Báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, do ông Oscar Alberto Sanchez Serra, Phó Tổng Biên tập, làm Trưởng đoàn.
(CLO) Motorola Moto G35 ra mắt ngày 10/12 tại Ấn Độ, nổi bật với màn hình 120Hz, camera 50MP, pin 5000mAh sạc 20W, thiết kế da thuần chay và nhiều tính năng hiện đại.
(CLO) Triển lãm nghệ thuật “Họa Cam Thảnh Cảm” với mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
(CLO) Sau 3 ngày tranh tài, Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Đặc biệt, tại giải có sự hiện diện của các “bóng hồng” cầm vợt thi đấu “nảy lửa” đến trận cuối cùng.
(CLO) Ngày 3/12, đoàn Hội Nhà báo tỉnh Chiangmai (Thái Lan) đã đến thăm và làm việc với Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP). Tiếp đoàn có Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng Biên tập Bùi Thị Hồng Sương, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM Nguyễn Tấn Phong...
(CLO) Ngày 3/12 , Công an TP Hà Nội cho biết, đã tạm giữ nhóm đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
(CLO) Hơn 600 camera được triển khai lắp đặt ở hơn 190 điểm, trải đều rộng khắp trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An. Trong đó, tập trung tại các nút giao thông như: vòng xuyến, ngã ba, ngã tư các tuyến đường chính nội thị, các tuyến giao thông trọng điểm và các mục tiêu quan trọng… là các cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung dân cư.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 4/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trung Trung Bộ có mưa rải rác và có nơi có dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Hiện nay, khu vực Nam Bộ xuất hiện sương mù, giảm tầm nhìn do không khí lạnh ở phía Bắc khuếch tán sâu xuống phía Nam hình thành rãnh áp thấp tạo nên độ ẩm không khí cao.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng kiểm tra và họp chỉ đạo triển khai dự án sân bay Long Thành; 11 tháng, tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%; Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình…
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình mong muốn Bắc Giang phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết Đại hội tỉnh đề ra; thực hiện tốt công tác đóng góp cho văn kiện và tổ chức Đại hội Đảng các cấp; sẵn sàng cho giai đoạn tăng tốc, bứt phá, phát triển trong giai đoạn vươn mình của dân tộc.
(CLO) Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, kịch tính, chiều nay ngày 3/12 Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã diễn ra lễ bế mạc. Đây là giải đấu đem đến nhiều cảm xúc cho cả vận động viên và cổ động viên, thắp sáng tinh thần thể thao, khơi dậy tinh thần đồng đội.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, bộ máy tinh gọn nhưng công việc vẫn ngày càng nhiều lên, thời gian hoàn thành nhiệm vụ cấp bách hơn, chất lượng công việc đòi hỏi cao hơn, phạm vi quản lý rộng hơn. Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ giúp mỗi cán bộ nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
(CLO) Ông Donald Trump mới đây đã đe dọa áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các nước BRICS nếu họ phát triển một loại tiền tệ mới nhằm cạnh tranh với đồng USD.
(CLO) Cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi quân nổi dậy bất ngờ tấn công thành phố chiến lược Aleppo. Cuộc chiến đang bùng phát trở lại này cho thấy tình hình tại Trung Đông sẽ còn nóng và phức tạp hơn.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.