Những thách thức và rủi ro khi châu Âu cấm ô tô chạy xăng dầu

Thứ sáu, 01/07/2022 20:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nước thành viên Liên minh châu Âu đã đạt được một thỏa thuận vào ngày 29/6 sau các cuộc đàm phán gay gắt về việc sản xuất ô tô và xe tải mới. Theo đó, khối sẽ cấm bán ô tô mới chạy bằng xăng hoặc dầu diesel kể từ năm 2035.

Việc phê chuẩn cuối cùng yêu cầu Nghị viện Châu Âu phải giải quyết những khác biệt với các chính phủ quốc gia của khối về nhiều chi tiết khác nhau, nhưng đây vẫn là bước tiến rõ rệt trong cam kết chống biến đổi khí hậu.

Xe chạy bằng xăng và diesel sẽ bị cấm bán ở EU từ năm 2035. Ảnh: DPA

Xe chạy bằng xăng và diesel sẽ bị cấm bán ở EU từ năm 2035. Ảnh: DPA

Bài liên quan

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner hy vọng nhiên liệu được sản xuất tổng hợp và thân thiện với khí hậu hơn có thể được sử dụng để thay xăng, dầu cho ô tô thông thường sau năm 2035.

Ông lập luận rằng điều này sẽ bảo vệ việc làm và hỗ trợ sự đổi mới. Ngược lại, các nhà bảo vệ môi trường của Đức chỉ muốn giới hạn sử dụng nhiên liệu điện tử trong lĩnh vực hàng không và các phương tiện vận tải hạng nặng.

Quan điểm của Đảng Xanh được hỗ trợ bởi một nghiên cứu gần đây tuyên bố rằng những chiếc ô tô chạy bằng nhiên liệu điện tử chỉ thải ra ít CO2 hơn một chút so với các loại xe thông thường. Nghiên cứu được biên soạn bởi liên minh Giao thông và Môi trường (T&E), được đưa ra nhằm hỗ trợ các khái niệm giao thông bền vững.

Các chuyên gia của Nghiên cứu Công nghệ Xe và Hệ thống Truyền động Bền vững (IASTEC) cho rằng lượng khí thải CO2 của ô tô điện cao hơn nhiều so với công bố chính thức do lượng điện cần thiết để sạc lại pin phần lớn đến từ nhiên liệu hóa thạch, ít nhất là trong thời gian này.

Hiện tại, có khoảng 250 triệu ô tô được đăng ký tại EU, 48 triệu trong số đó ở Đức. Lệnh cấm bán từ năm 2035 sẽ chỉ ảnh hưởng đến những chiếc xe mới với động cơ đốt trong, và không ảnh hưởng đến những chiếc xe đã bán trước đó. Việc buôn bán ô tô cũ cũng sẽ không bị ảnh hưởng.

Xem xét tuổi thọ trung bình 14 năm của một chiếc ô tô, rõ ràng là giai đoạn chuyển đổi khỏi động cơ đốt trong sẽ chỉ có thể được triển khai suôn sẻ từ những năm 2040.

Các chuyên gia cảnh báo rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tồn tại trong khí quyển trong một thời gian dài. Bởi vậy, họ kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tăng thuế đối với ô tô động cơ đốt trong và xây dựng hệ thống giao thông công cộng tốt hơn. Họ nói rằng số lượng ô tô được sử dụng phải giảm xuống ngay từ bây giờ.

Công chúng đang bị chia rẽ về vấn đề này. Một cuộc thăm dò gần đây của Hiệp hội TÜV, một nhóm đại diện cho các hiệp hội kiểm định kỹ thuật khác nhau của Đức, cho thấy chỉ có 26% người Đức nghĩ tới việc sẽ mua một chiếc xe điện. Đa số những người được hỏi đều phản đối việc cấm động cơ đốt trong.

Các quốc gia khác đang đi trước kế hoạch của EU. Ví dụ, Na Uy muốn cấm bán ô tô chạy xăng và diesel mới sớm nhất là vào năm 2025. Anh, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan cũng có kế hoạch tương tự vào năm 2030.

Một số nhà quan sát ngạc nhiên khi các nhà sản xuất ô tô lớn như VW và Mercedes-Benz đã hoan nghênh lệnh cấm bán ô tô động cơ đốt trong vào năm 2035. Xem xét kỹ hơn cho thấy các nhà sản xuất ô tô này đang hy vọng được hưởng lợi từ việc chuyển đổi.

Sản xuất ô tô điện đòi hỏi ít nhân công hơn vì động cơ xe điện bao gồm ít thành phần hơn. Theo Manfred Stoch của BMW, "động cơ 8 xi-lanh có 1.200 bộ phận phải được lắp ráp, trong khi động cơ điện chỉ có 17 bộ phận."

Tuy nhiên, việc khai thác và chế biến nhiều nguyên liệu thô quan trọng cần thiết để sản xuất xe điện chủ yếu nằm trong tay Trung Quốc và điều này tạo ra sự phụ thuộc. Xe điện cần những vật liệu quý hiếm như đồng, coban, mangan và lithium gấp 6 lần so với các loại xe thông thường. Theo Hiệp hội Năng lượng Quốc tế, giá lithium đã tăng vọt 700% chỉ trong vòng một năm.

Đó là tin xấu đối với những người mua ô tô điện tiềm năng vì chúng chắc chắn sẽ trở nên đắt hơn. Ở Đức, bạn phải bỏ ra ít nhất 20.000 euro cho một chiếc ô tô điện nhỏ gọn, đã bao gồm các khoản trợ cấp hào phóng của chính phủ.

Quốc Thiên (theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h