Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu năm 2024 của giáo viên

Thứ sáu, 08/12/2023 10:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của viên chức giáo viên khi đáp ứng điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội là 61 tuổi đối với giáo viên nam, 56 tuổi 4 tháng đối với giáo viên nữ.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 là khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của giáo viên nam là 60 tuổi 9 tháng, giáo viên nữ là 56 tuổi. Từ năm 2024, mỗi năm tuổi nghỉ hưu tăng thêm 3 tháng đối với giáo viên nam và 4 tháng đối với giáo viên nữ. Như vậy, tuổi nghỉ hưu của viên chức giáo viên là 61 tuổi đối với giáo viên nam, 56 tuổi 4 tháng đối với giáo viên nữ.

nhung thay doi ve tuoi nghi huu cach tinh luong huu nam 2024 cua giao vien hinh 1

Ảnh minh họa.

Đặc biệt, người lao động là giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định trên nhưng không quá 5 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của giáo viên được tính theo công thức sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Với lao động nam, đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ, đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng, mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng.

Ví dụ, giáo viên nam A đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 25 năm. Khi giáo viên này nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu sẽ được nhận như sau:

20 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 45%.

5 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại được hưởng 5 x 2% = 10%.

Tổng tỷ lệ lương hưu của giáo viên A = 45% + 10% = 55%.

Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên A là 9 triệu đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó, bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32%. Trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, giả sử với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 9 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A là = 55% x 9 triệu đồng = 4,95 triệu đồng/tháng.

PV

Bình Luận

Tin khác

Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

(CLO) Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo bị thu hồi trong các trường hợp nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục, nhà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải.

Giáo dục
Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục
Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục