Những vấn đề chủ yếu gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung

Thứ năm, 23/07/2020 08:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quan hệ Mỹ-Trung đang leo thang căng thẳng. Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc trong tuần này đóng cửa lãnh sự quán ở Houston là vụ bất đồng mới nhất trong một loạt các tranh chấp, đưa mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đến mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang với những diễn biến đầy phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh: Reuters

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang với những diễn biến đầy phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh: Reuters

Vì sao căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng? Những vấn đề chủ yếu nào gây bất đồng giữa hai cường quốc này? Dưới đây là những điểm tranh chấp chính giữa Bắc Kinh và Washington.

Virus Corona

Tổng thống Donald Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch về virus Corona, lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái. Ông Trump còn gọi nó là “virus Trung Quốc”.

Trump cho rằng các quan chức Trung Quốc đã phớt lờ nghĩa vụ báo cáo của họ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus này - đã giết chết hàng trăm ngàn người trên toàn cầu - và gây áp lực cho cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc để “đánh lừa thế giới”.

Tuy nhiên, Trung Quốc nói rằng họ đã minh bạch về sự bùng phát của dịch bệnh, khẳng định đã hợp tác chặt chẽ với WHO và các nước trong việc chia sẻ thông tin.

Trong khi đó, WHO bác bỏ những khẳng định của ông Trump rằng họ đã bao che cho những “thông tin sai lệnh” của Trung Quốc.

Sau khi tuyên bố ngừng cung cấp tài chính, Tổng thống Trump đã ấn định thời điểm Mỹ rời khỏi WHO vào giữa năm 2021.

thuong mai my-trung

Thương mại

Chính quyền Trump bắt đầu tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ, vào năm 2018 như một phần trong kế hoạch đầy tham vọng buộc Bắc Kinh phải kiềm chế trợ cấp cho sản xuất nhà nước, và yêu cầu cứng rắn đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc.

Sau hơn một năm áp dụng thuế quan làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hai quốc gia đã ký một thỏa thuận thương mại vào tháng 1 năm 2020, hoãn thực hiện một số thuế quan, nhưng không giải quyết được các vấn đề cốt lõi.

Bắc Kinh đã cam kết tăng nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ thêm 200 tỷ đô la trong hai năm.

Bộ Thương mại Mỹ đang thúc đẩy các công ty của nước này chuyển nguồn cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông thời gian gần đây, với mục tiêu đảm bảo an toàn hàng hải - Ảnh: Reuters

Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông thời gian gần đây, với mục tiêu đảm bảo an toàn hàng hải - Ảnh: Reuters

Biển Đông

Hoa Kỳ đã củng cố vị thế của mình trong những tuần gần đây trên Biển Đông, nơi họ cáo buộc Trung Quốc cố gắng xây dựng một đế chế hàng hải trên biển ở vùng biển có nhiều năng lượng.

Các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam gặp thách thức lớn trước yêu sách của Trung Quốc đối với khoảng 90% Biển Đông.

Ngày 13 tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lần đầu tiên gọi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp và cáo buộc Bắc Kinh thực thi chính sách bắt nạt tại khu vực này.

Mỹ và Trung Quốc bất đồng gay gắt về vấn đề Hong Kong - Ảnh: AP

Mỹ và Trung Quốc bất đồng gay gắt về vấn đề Hong Kong - Ảnh: AP

Hong Kong

Trung Quốc và Hoa Kỳ xung đột gay gắt về vấn đề Hong Kong, nhất là gần đây Bắc Kinh áp dụng luật pháp an ninh mới đối với Đặc khu hành chính này, sau những cuộc biểu tình đòi dân chủ kéo dài hai năm qua.

Trong tháng 7, Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành pháp để chấm dứt đối xử kinh tế ưu đãi đối với Hong Kong, cho phép ông áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế thị thực đối với các quan chức và tổ chức tài chính Trung Quốc liên quan đến việc ban hành luật.

Trung Quốc đã đe dọa các biện pháp trừng phạt trả đũa của riêng mình.

Người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ

Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức, công ty và tổ chức của Trung Quốc đối với các vi phạm nhân quyền liên quan đến việc đối xử với Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc vì đã thiết lập các khu phức hợp ở Tân Cương xa xôi để cưỡng bức và cải tạo tư tưởng nhằm dập tắt chủ nghĩa cực đoan. Tuy nhiên, Trung Quốc phản bác khi cho rằng đó là các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề, mang đến cho mọi người những kỹ năng mới.

Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc triệt sản cưỡng bức với những nhóm dân tộc thiểu số. Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc và chỉ trích Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của mình.

Mỹ đã ra các lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei - Ảnh: Reuters

Mỹ đã ra các lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei - Ảnh: Reuters

Công ty Huawei

Công ty công nghệ Trung Quốc Huawei đã được bổ sung vào danh sách thực thể của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào năm ngoái, do lo ngại về an ninh quốc gia, giữa những cáo buộc từ Washington rằng Huawei đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và có thể âm thầm theo dõi khách hàng.

Huawei đã bác bỏ mọi cáo buộc.

Chưa dừng lại, Mỹ tiếp tục cấm Huawei tiếp cận các bộ phận và nguồn cung cấp công nghệ quan trọng, như chip hay phần cứng từ các nhà cung cấp ở Hoa Kỳ.

Huawei cho rằng Washington muốn ngăn cản sự tăng trưởng của mình vì không có công ty nào ở Mỹ cung cấp công nghệ tương tự với mức giá cạnh tranh.

Hoa Kỳ đã và đang thúc đẩy thành công các quốc gia trên thế giới bỏ Huawei.

Mỹ và Trung Quốc bất đồng về cách giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên - Ảnh: Yonhap

Mỹ và Trung Quốc bất đồng về cách giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên - Ảnh: Yonhap

Vấn đề Triều Tiên

Trung Quốc đang bất đồng với Hoa Kỳ về Triều Tiên, mặc dù cả hai đều muốn nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Washington đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc.

Trung Quốc muốn dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, nhưng Hoa Kỳ không đồng ý.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump đã gặp nhau ba lần, nhưng không đạt được tiến bộ khi Washington kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, còn Triều Tiên yêu cầu chấm dứt trừng phạt.

Báo chí và sinh viên Trung Quốc

Mỹ coi một số cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như các đại sứ quán nước ngoài và cắt giảm số nhà báo được phép làm việc tại các văn phòng của các cơ quan truyền thông Trung Quốc ở Hoa Kỳ, từ 160 xuống còn 100 người.

Đáp lại, Trung Quốc đã trục xuất khoảng một chục phóng viên Mỹ của các hãng truyền thông lớn của Hoa Kỳ và yêu cầu bốn tổ chức truyền thông của Hoa Kỳ gửi thông tin chi tiết về hoạt động của họ tại Trung Quốc.

Washington hồi tháng Năm đã đưa ra các quy tắc mới hạn chế việc cấp thị thực cho sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc được cho là có liên kết với quân đội Trung Quốc.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h