Ninh Bình sau 30 năm tái lập tỉnh: Thành tựu lớn, toàn diện và tự hào

Thứ năm, 24/03/2022 22:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trải qua 30 năm kể từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, huy động và vận dụng tối đa tiềm năng, trí lực, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 1
ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 2

Trở lại những ngày đầu mới tái lập tỉnh (01/4/1992), kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình gặp nhiều khó khăn: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, phân tán, manh mún, hiệu quả sản xuất thấp. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu GDP cao, chiếm tới 62,9%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt 40 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người chưa đầy 1 triệu đồng/năm. Hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa thiếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Đội ngũ cán bộ thiếu và không đồng bộ…

Quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng, nhận thức, đánh giá đúng những thuận lợi, khó khăn, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và bằng nhiều quyết sách táo bạo, khát vọng vươn lên, Ninh Bình đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Kinh tế có bước phát triển nhanh, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng qua các năm, bình quân giai đoạn 1992 - 1995 tăng 13,3 %, giai đoạn 1996-2000 tăng 9,6%, giai đoạn 2001 - 2005 tăng 13,1 %, giai đoạn 2006 - 2011, tăng 15,7 %, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 11,7%/năm, giai đoạn2016 – 2020, tăng bình quân 8,03%/năm.

ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 3

Riêng năm 2021, mặc dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng  tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,71%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 đạt trên 22 nghìn tỷ đồng, gấp trên 500 lần so với năm 1992, Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, gấp 1.182 lần so với năm 1992, Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt trên 26.890 tỷ đồng, gấp 563 lần so với năm tái lập tỉnh, tăng bình quân 25,3%.

Đến nay, quy mô nền kinh tế của tỉnh Ninh Bình năm 2021 đạt trên 72 nghìn tỷ đồng, gấp 105 lần so với năm 1992, GRDP bình quân đầu người đạt 71,5 triệu đồng, gấp 85 lần so với năm tái lập tỉnh.

ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 4

Lĩnh vực du lịch - dịch vụ được đặc biệt chú trọng và có những bước phát triển vượt bậc.Với ưu thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều danh thắng, di tích lịch sử đặc trưng, Ninh Bình đã nắm bắt cơ hội, phát triển xen kẽ nhiều loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, thăm quan cũng như phát triển các hạ tầng phục vụ du lịch, dịch vụ, hướng tới sự phát triển nghành một cách bền vững.

Sự kiện Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014 là cơ hội lớn đưa du lịch Ninh Bình dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tỷ trọng dịch vụ từ 21,6% năm 1992 tăng lên 39% vào năm 2021. Giá trị GRDP toàn ngành dịch vụ năm 2021 đạt 15,4 nghìn tỷ đồng, gấp 101 lần so với năm 1992, chiếm 33,9% tổng GRDP toàn tỉnh.

Đến nay, hạ tầng giao thông của tỉnh từng bước được đầu tư làm mới, nâng cấp kết nối đồng bộ các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ và 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, tạo sự kết nối vùng, liên vùng; kết nối các khu, điểm du lịch khá thuận lợi. 

ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 5

Hạ tầng giao thông được tỉnh Ninh Bình không ngừng đầu tư nâng cao cải thiện.

Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi trong khu vực đồng bằng sông Hồng, nguồn lao động dồi dào có tay nghề càng ngày càng cao, việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh có nhiều thay đổi ngoạn mục. 

Cùng với việc tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Ninh Bình thu hút được nhiều dự án công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, khiến cho nền công nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,1% năm 1992 lên 49,1% vào năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đã đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,7% tổng GRDP toàn tỉnh, đóng góp trên 50% tổng số thu ngân sách của tỉnh.

ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 6

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, bộ mặt đô thị và nông thôn của Ninh Bình đã thay đổi theo hướng “sáng, xanh, sạch, đẹp”. Đến hết năm 2021, tỉnh có trên 90% hộ gia đình văn hóa, gần 96% khu dân cư văn hóa; trên 98% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 75% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30% năm 1995 xuống còn 1,5% năm 2021 theo tiêu chí nghèo đa chiều.

Ninh Bình hiện có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm trên 95,1%, chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục nâng lên và luôn đứng tốp đầu các tỉnh có điểm trung bình cao tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đặc biệt quan tâm: Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố. Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện được mở rộng, cải tạo, nâng cấp, đầu tư trang, thiết bị hiện đại. Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở được tăng cường về số lượng, chất lượng.

ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 7

Ninh Bình thực hiện tốt việc đẩy lùi đại dịch Covid-19

Đặc biệt, trong các đợt bùng phát dịch Covid-19, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Ninh Bình quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộnhiều giải pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho nhân dân. Đến thời điểm này, Ninh Bình đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, bảo vệ “vùng xanh”, cùng cả nước bước vào giai đoạn mới “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được duy trì và phát triển. Hoạt động khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực, công tác quản lý công nghệ được quan tâm. Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào nền nếp, hướng về cơ sở và người lao động, kịp thời biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến, góp phần động viên các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng được thực hiện tốt, từng bước đưa Ninh Bình cùng với các địa phương khác tham gia đầy đủ vào trục liên thông văn bản quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử. Năm 2021, chỉ số cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình đạt 85,64%, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đều đạt được những kết quả toàn diện. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới, sáng tạo, nề nếp, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được thực hiện nghiêm túc. 

ninh binh sau 30 nam tai lap tinh thanh tuu lon toan dien va tu hao hinh 8

Công tác Xây dựng Đảng được tỉnh Ninh Bình đặc biệt chú trọng

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên. 30 năm sau tái lập, số lượng, chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên không ngừng nâng cao. Năm 1992, toàn tỉnh mới có 636 tổ chức cơ sở Đảng, hơn 40.000 đảng viên. Đến năm 2021, có 12 đảng bộ trực thuộc, 672 tổ chức cơ sở đảng, trên 74 nghìn đảng viên. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh được nâng lên, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình sau 30 năm tái lập tỉnh là to lớn, toàn diện và tự hào. Những kết quả đó sẽ là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, giúp Ninh Bình đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong tương lai. 

Kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình (1822 - 2022) và 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (01/4/1992 - 01/4/2022) sẽ là dịp tìm về cội nguồn, tự hào và tiếp tục khẳng định, giữ gìn, phát huy những thành quả dựng nước, giữ nước của cha ông, của vùng đất và con người Ninh Bình trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đó là sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, chính quyền và quân và dân Ninh Bình tiêp tục đoàn kết vượt qua khó khăn,bằng chính “bàn tay, khối óc, cánh rừng, cồn biển, mảnh đất của mình” thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025, phấn đấu xây dựng  Ninh Bình trở thành tỉnh khá ở đồng bằng sông Hồng.

Trần Anh - Phùng Thọ

Bình Luận

Tin khác

Người dân kêu trời về xe quá tải, khói bụi và tiếng ồn?

Người dân kêu trời về xe quá tải, khói bụi và tiếng ồn?

(CLO) Theo phản ánh của của người dân sống dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 16 đoạn qua phường Hương Văn và Tứ Hạ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) họ kêu trời vì phải sống chung với vấn nạn xe quá tải, khói bụi và tiếng ồn do các mỏ đá, mỏ đất, nhà máy xi măng,… và nhà máy xay xác đá gây ra.

Đời sống
Thái Bình: Hình thành thói quen đọc sách từ mỗi gia đình, dòng họ đến cơ quan, đoàn thể

Thái Bình: Hình thành thói quen đọc sách từ mỗi gia đình, dòng họ đến cơ quan, đoàn thể

(CLO) Tối ngày 17/4, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc tỉnh Thái Bình năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”.

Đời sống
Lào Cai: Dừng đón khách chiêm bái Di tích lịch sử quốc gia đền Thượng để tu bổ,tôn tạo

Lào Cai: Dừng đón khách chiêm bái Di tích lịch sử quốc gia đền Thượng để tu bổ,tôn tạo

(CLO) UBND thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) vừa ra thông báo tạm dừng các hoạt động tham quan, chiêm bái, thực hành nghi lễ tại Di tích quốc gia đền Thượng và đền Am.

Đời sống
Kon Tum: Đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng bị chết

Kon Tum: Đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng bị chết

(CLO) Liên quan đến vụ thủy điện Thượng Kon Tum tích nước làm chết 25 ha rừng ở Kon Plông, Sở NN&PTNT tỉnh này vừa có đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ.

Đời sống
Dự báo thời tiết 18/4/2024: Hà Nội mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết 18/4/2024: Hà Nội mưa rào rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/4/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, sau có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây hửng nắng.

Đời sống