Nợ công “vượt trần” liệu có đáng lo?

Thứ năm, 23/09/2021 14:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu nhìn vào con số, vượt 10% so với mức trần 25% là con số đáng lo ngại. Thế nhưng, nếu xét dưới góc nhìn toàn cảnh nền kinh tế, thì đây không hẳn là rủi ro lớn.

Nợ công “vượt trần” liệu có đáng lo?

Vào tháng 10/2020, Chính phủ dự báo nợ công năm 2020 vượt 3,63 triệu tỷ đồng và nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi khoảng trên 360.000 tỷ đồng. 

Năm 2020, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu là 34,6%, vượt gần 10% so với mức trần 25% mà Quốc hội cho phép, tức là 1/4 ngân sách của Việt Nam chỉ dùng để trả nợ gốc và lãi hàng năm. Đây là một chỉ số Chính phủ cho rằng cần được lưu ý.

no cong vuot tran lieu co dang lo hinh 1

Nếu xét dưới góc nhìn toàn cảnh nền kinh tế, hiện nợ công không là rủi lo lớn.

Nhận định về hiện tượng này, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, từ năm 2016, trần nợ công của Việt Nam đã giảm rõ rệt do được quản lý hiệu quả.

Với con số nợ công vượt trần 25% của năm 2020, ông Cường cho rằng đây không phải là rủi ro lớn.

“Nếu nhìn vào con số, vượt 10% so với mức trần 25% là con số đáng lo ngại. Thế nhưng, nếu xét dưới góc nhìn tổng thể, dài hạn, nhất là tiềm năng của kinh tế Việt Nam, thì đây không hẳn là rủi lo lớn”, ông Cường nói.

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Cường nói: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển tốt. Ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh, nền kinh tế vẫn ghi nhận tăng trưởng đáng ghi nhận. Với tiềm năng như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể thể trả nợ dần các khoản vay trước đó.

“Việt Nam muốn tăng trưởng cao, thì phải có đầu tư. Muốn có đầu tư thì phải huy động vốn, bằng các khoản vay, mà đã vay thì sẽ có nợ công. Tuy nhiên, xét về bức tranh tổng thể về kinh tế, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao, và có khả năng trả nợ cao”, ông Cường nói.

Chính vì vậy, chuyên gia của ADB cho rằng, dư luận không nên đặt nặng các con số.

“Vừa qua, Thái Lan đã nâng trần nợ công lên 60% - 70% để đảm bảo kinh tế phát triển và hồi phục. Nhìn lại Việt Nam, trần nợ công dựa trên xuất nhập khẩu mới dừng lại ở ngưỡng 25%, không phải là rủi ro lớn”, ông Cường nói.

Nợ công tại Việt Nam vẫn ở mức an toàn

Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới đây, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, sau khi theo đuổi chính sách tài khóa nới lỏng trong nửa cuối năm 2020 nhằm kích thích khôi phục kinh tế, Việt Nam đã quay lại với chính sách tài khóa trung lập trong nửa đầu năm 2021. 

Cơ quan chức năng đã đẩy mạnh nỗ lực thu kết hợp với giảm chi, nhất là chi đầu tư. Cùng lúc đó, Chính phủ vay 141,5 ngàn tỷ đồng (2,2% GDP) trên thị trường nội địa trong 6 tháng đầu năm, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Nhận định về con số này, bà Dorsati Madani- chuyên gia kinh tế cao cấp của WB Việt Nam cho biết, về mặt tài khoá, trong nửa đầu năm đến nay, ngân sách trung hòa cân bằng, thậm chí là còn thặng dư. Điều đó cho thấy, Chính phủ đã làm rất tốt trong việc thực hành thu ngân sách.

Đồng thời về chi ngân sách, Việt Nam vẫn tiếp tục kế hoạch đầu tư công tuy chưa được triển khai một cách tích cực nhưng Chính phủ cũng đang có những giải pháp thúc đẩy các chính sách tài khóa và cố gắng thúc đẩy kế hoạch đầu tư công cũng như những khoản chi đầu tư phát triển. 

Theo bà Dorsati, đây là một động thái rất tốt vì nó hỗ trợ cho tổng cầu trong nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng giống như trong năm ngoái và bày tỏ hy vọng, Chính phủ sẽ tiếp tục thành công trong năm nay.

Theo kịch bản cơ sở của WB, bội chi ngân sách của Việt Nam dự kiến tăng từ 4,9% GDP năm 2020 lên 6% năm 2021, dẫn đến nợ công tăng khoảng 3% GDP. Về việc nợ công của Việt Nam có sự gia tăng, bà Dorsati cho rằng, nợ công đã tăng một chút nhưng điều đó là bình thường.

“Ở hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay, bất cứ quốc gia nào trên toàn cầu mà chúng tôi nghiên cứu đều có hiện tượng như vậy. Chúng tôi nghĩ rằng, mức nợ công ở Việt Nam rất bền vững, an toàn, ở dưới mức ngưỡng mà Quốc hội đã thông qua. Diễn biến của nợ công cũng rất lành mạnh. Chính phủ đã có những quyết định mang tính chiến lược để kéo dài thời hạn những khoản vay, tiếp tục chuyển sang vay trong nước nhiều hơn. Điều đó làm cho tình hình nợ công bền vững hơn”, chuyên gia WB nói.

Định Trần

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô