Kỷ niệm 5 năm thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam:

Nỗ lực làm cầu nối, lưu giữ và phát huy hiệu quả di sản báo chí Việt Nam

Thứ năm, 28/07/2022 10:06 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chúng tôi tìm về Bảo tàng Báo chí Việt Nam, ngôi nhà di sản của các thế hệ người làm báo Việt Nam đúng vào dịp đánh dấu 5 năm ra đời (28/7/2017 - 28/7/2022) giữa lúc các cán bộ Bảo tàng đang bận rộn tiếp đón những vị khách xa gần đến thăm.

5 năm là một chặng đường chưa dài nhưng với những người làm công tác bảo tàng thì đây là một chặng đường đặt nền móng đầy ý nghĩa.

Dấu ấn đẹp trong lòng khách tham quan

Tiếp chúng tôi, nhà báo Trần Thị Kim Hoa - người chèo lái con thuyền Bảo tàng Báo chí Việt Nam từ những ngày đầu cho biết: “Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/2014, nội dung tập trung vào tiến trình lịch sử báo chí Việt Nam, được nhiều chuyên gia lịch sử, báo chí và Bảo tàng nhận định “sẽ phải mất 10 năm chuẩn bị mới có thể ra được bảo tàng!”. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm thành lập (2017-2020), Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã hoàn thành không gian trưng bày thường xuyên, chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020 và trở thành một địa chỉ tham quan có hoạt động đón khách sôi nổi, liên tục từ đó đến nay, ngay trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”.

no luc lam cau noi luu giu va phat huy hieu qua di san bao chi viet nam hinh 1

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Hàn Quốc thăm Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày 27/7/2022.

Chúng tôi đã thấy những hình ảnh đón khách sôi nổi đó ngay khi bước chân đến Bảo tàng với đoàn khách tham quan đến từ Hàn Quốc. Khi biết ở Việt Nam có Bảo tàng về báo chí, các vị khách này đã đến và rất hứng thú tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước và con người Việt Nam qua lăng kính của những người làm báo Việt Nam.

Theo nhà báo Trần Thị Kim Hoa, tính đến tháng 7/2022, Bảo tàng đã đón hơn 18.000 lượt khách tham quan. Một số cơ quan báo chí lớn đã tổ chức nhiều đoàn tham quan, sinh hoạt chi bộ ngay tại Bảo tàng và tiếp tục nhiệt tình hiến tặng thêm nhiều hiện vật, tư liệu mới cho bảo tàng, điển hình là Thông tấn xã Việt Nam đã tổ chức gần 10 đoàn tham quan, học tập, sinh hoạt chuyên đề tại Bảo tàng.

Bên cạnh các khu vực trưng bày thường xuyên, khu vực trải nghiệm các loại hình báo chí và các khu chức năng khác, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã dành riêng không gian để khách tham quan đọc sách báo, tra cứu tài liệu. Trước khi rời đi, các vị khách có thể ghi lại cảm tưởng của mình và ký tên lưu niệm trên vách. Nhà báo Kim Hoa cho biết với số lượng khách tham quan tăng lên từng ngày, Bảo tàng Báo chí Việt Nam liên tục bổ sung các cuốn sổ ghi cảm tưởng mới và tăng thêm không gian để các du khách có thể lưu lại chữ ký của mình.

Khi được xem hàng ngàn dòng cảm xúc của các nhà báo, sinh viên, du khách đến tham quan Bảo tàng, chúng tôi hiểu rằng, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã rất nỗ lực làm cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, lưu giữ và phát huy hiệu quả di sản báo chí Việt Nam để rồi mỗi vị khách khi đến đây đều dâng lên niềm xúc động về những cống hiến không mệt mỏi của các thế hệ người làm báo Việt Nam.

Trong một lần đến thăm Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhà báo Lê Quốc Minh khi đó là Phó Tổng Giám đốc TTXVN (hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam) đã ghi trong cuốn sổ cảm tưởng rằng: “Thật tự hào về những cống hiến của thế hệ nhà báo đi trước, những hy sinh không gì bù đắp nổi nhưng rất đỗi vinh quang. Đó sẽ là động lực để thế hệ sau nỗ lực hơn nữa vì một nền báo chí chuyên nghiệp, chất lượng cao, luôn phụng sự Tổ quốc và độc giả, khán thính giả”.

Vào dịp khai trương, Bảo tàng đã ký kết “hợp tác chiến lược” với 02 cơ sở đào tạo báo chí lớn trong nước là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Viện Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập và “coi Bảo tàng Báo chí là giảng đường thứ 2”.

“Chúng tôi hy vọng rằng việc học tập thông qua những minh chứng, di sản báo chí sống động từ khởi thủy cho đến hiện tại sẽ góp một phần nào đó trong việc tiếp thêm cho các em cảm hứng, tình yêu với nghề. Và quan trọng hơn hết là xác định rõ cho các em về sứ mệnh, về vai trò của báo chí Việt Nam trong đời sống xã hội hiện đại, về trách nhiệm của người cầm bút ngày hôm nay”, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí - Truyền Thông bày tỏ.

no luc lam cau noi luu giu va phat huy hieu qua di san bao chi viet nam hinh 2

Khu vực trưng bày Báo chí Việt Nam 1925-1945.

Đặc biệt, nhiều Đại sứ và cán bộ sứ quán các nước Anh, Mỹ, Canada, Nga… đã chọn Bảo tàng Báo chí Việt Nam làm nơi tham quan và tổ chức các hoạt động ca ngợi vai trò của báo chí trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh và an sinh xã hội… Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward bày tỏ ấn tượng với cách bài trí của Bảo tàng: “Bảo tàng Báo chí Việt Nam có cách trưng bày rất hiện đại, cuốn hút. Tôi đặc biệt ấn tượng với chiếc loa phóng thanh có thể truyền xa trên 10km trong thời chiến. Bảo tàng Báo chí đã nêu bật được vai trò to lớn của báo chí với đất nước”.

Nỗ lực sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ trên 500 nhà báo đã hy sinh

Theo lãnh đạo Bảo tàng Báo chí Việt Nam, với tính chất là một bảo tàng chuyên ngành báo chí luôn mang trong mình hơi thở cuộc sống, Bảo tàng đã tổ chức được hơn 20 cuộc tọa đàm, trưng bày nhằm giới thiệu và phát huy giá trị di sản báo chí các thời kỳ được công luận, công chúng đón nhận và đánh giá cao. Một trong số đó là Bảo tàng đã chủ động và phối hợp tổ chức thành công tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh các tọa đàm và triển lãm chuyên đề về 100 năm báo Le Paria (Người cùng khổ). Dự kiến, triển lãm này sẽ tiếp tục được tổ chức ở Cần Thơ và Đà Nẵng trong năm 2022…

Được tận mắt nhìn thấy hình ảnh Báo Le Paria - tờ báo do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập và từng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cùng những hiện vật trưng bày tại bảo tàng, ông Lương Tất Đạt - nguyên giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, vị khách đã ngoài 80 tuổi bước đi chậm rãi, ngắm nhìn từng vách, xem kỹ từng hiện vật trưng bày và bày tỏ xúc động khi thấy toàn bộ tiến trình lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam được tái hiện một cách sinh động và dễ nhớ.

no luc lam cau noi luu giu va phat huy hieu qua di san bao chi viet nam hinh 3

Cán bộ Bảo tàng báo chí Việt Nam giới thiệu với Đại sứ Anh trưng bày tại Bảo tàng.

Ông Lương Tất Đạt chia sẻ: “Tôi rất vui được đến tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Bảo tàng đã sưu tầm được những hiện vật rất quý giá, đó là những tờ báo đầu tiên của nền báo chí Việt Nam, như những tờ: Gia Định Báo, Thanh niên… rồi trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến thời kỳ hiện nay là thời kỳ nở rộ của nhiều loại hình báo chí: Báo giấy, báo nói, báo hình, báo điện tử…”.

“Tôi đặc biệt xúc động được thăm nơi trưng bày về tờ báo Le Paria, tờ báo do Bác Hồ tham gia sáng lập và vận hành, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ra đời tờ báo này. Xem những bản in của tờ báo càng thấm thía tâm huyết và tài năng của Người, một nhà báo lớn của chúng ta trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn (về tài chính, về việc bị cấm đoán…) mà vẫn cho ra đời và vận hành được một tờ báo như vậy, quả là vô cùng đáng khâm phục. Tôi mong muốn Bảo tàng sẽ liên tục phát triển và sẽ có ngày càng nhiều cuộc trưng bày thú vị, thu hút người xem để thế hệ sau biết nhiều hơn về lịch sử dân tộc qua một lăng kính khác, đó là “lăng kính của những người làm báo”, ông Lương Tất Đạt cho biết.

no luc lam cau noi luu giu va phat huy hieu qua di san bao chi viet nam hinh 4

Khu vực trưng bày báo chí địa phương.

Vào những ngày tháng 7 thiêng liêng, cả nước lại lặng mình tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam. Đóng góp vào chiến công chung đó, lớp lớp những người làm báo vừa cầm bút, vừa cầm súng, đã anh dũng chiến đấu và ngã xuống với tiếng thơm còn lưu truyền, vang vọng mãi… Một trong những khu vực được nhiều khách tham quan tới thăm là khu vực tưởng niệm những người làm báo đã hy sinh vì Tổ quốc và nhân dân, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.

Nhà báo Kim Hoa cho biết Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã nỗ lực sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ trên 500 nhà báo đã hy sinh và in trang trọng trên bức vách màu đỏ đặt tại khu vực tưởng niệm của Bảo tàng. Đó là những cây bút ưu tú, tinh thông nghiệp vụ, những cán bộ, nhân viên dũng cảm thuộc nhiều cơ quan báo chí của cả nước, như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Nhân Dân, Cứu quốc, Giải phóng…

Bảo Minh

Bình Luận

Tin khác

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội
Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Ngày 12/4, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và các nhà báo đã đến dâng hoa, thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sĩ A1.

Công tác hội