Nông sản thời EVFTA: Cần lấn sân rộng hơn tại thị trường EU

Thứ bảy, 19/09/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thành quả sau hơn một tháng thực thi EVFTA hiệu quả là những lô nông sản xuất sang thị trường EU đã hưởng trọn quyền lợi. Tuy nhiên, việc song hành lúc này là phải "thừa thắng xông lên" để nông sản ngày càng lấn sân rộng hơn tại thị trường EU.

Sự kiện: nông sản

Nông sản Việt hưởng thuế suất chưa từng có

Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, ngành nông nghiệp liên tục đón tin vui, gần đây nhất là vào ngày 16/9 Việt Nam đã chính thức xuất khẩu lô cà phê đầu tiên với trọng lượng 296 tấn sang châu Âu - thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của cả nước. Trước đó, gạo, tôm và trái cây được sang EU với thuế suất ưu đãi chưa từng có.

Việt Nam đã chính thức xuất khẩu lô cà phê đầu tiên với trọng lượng 296 tấn sang châu Âu để hưởng lợi từ EVFTA.

Việt Nam đã chính thức xuất khẩu lô cà phê đầu tiên với trọng lượng 296 tấn sang châu Âu để hưởng lợi từ EVFTA.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, sau khi có hiệu lực, EVFTA đã tạo ra hiệu ứng tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt vào thị trường EU. Nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử… đã có sự tăng trưởng tích cực.

Minh chứng là từ 1 – 31/8, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 cho các mặt hàng: giày dép, thủy sản, cà phê, hàng dệt may, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan... với kim ngạch 277 triệu USD xuất khẩu tới 28 nước EU.

Cụ thể, với mặt hàng gạo, sau 1 tháng triển khai EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu gạo hưởng lợi khá lớn bởi thuế suất mặt hàng này 0% nên giá xuất khẩu đã tăng từ 80 - 200 USD/tấn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. 

Cùng với đó, lô chanh leo 100 tấn “xuất thân” từ Gia Lai lần đầu tiên được công bố xuất khẩu sang EU theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). 

Với mặt hàng thủy sản, chỉ nửa đầu tháng 8 vừa qua, xuất khẩu tôm sang EU đã đạt 29,4 triệu USD, tăng mạnh trở lại với 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính cả tháng 8 có thể tăng khoảng 20% so với cùng kỳ nhờ những cơ hội mà EVFTA mang lại cho ngành tôm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, thời gian tới, xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục tăng lên. Đặc biệt, lợi thế về thuế của mặt hàng tôm sẽ là yếu tố quan trọng để các nhà nhập khẩu của EU tìm tới nguồn cung của Việt Nam.

Còn ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...

Ngoài các đơn hàng lớn, hiện cũng đang có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ khác vẫn xuất khẩu trái cây tươi vào EU. Các đơn hàng nhỏ lẻ này của doanh nghiệp vẫn đều đặn xuất khẩu và bước đầu được hưởng lợi về thuế từ EVFTA, ông Nguyên chia sẻ. 

Thừa thắng xông lên 

Với hơn 500 triệu người tiêu dùng, EU là thị trường lớn và ổn định, chiếm tới 45% giá trị thương mại toàn cầu của rau, quả tươi. Hiện EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam, sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Kể từ khi thực thi EVFTA, việc miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU đã giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các nước khác và thành quả sau hơn một tháng thực thi hiệu quả là những lô nông sản xuất sang thị trường EU đã hưởng trọn quyền lợi. 

Tuy nhiên, việc cần làm lúc này là phải thừa thắng xông lên để nông sản ngày càng lấn sân rộng hơn tại thị trường EU. Đây không chỉ là cơ hội quảng bá hình ảnh trái cây Việt Nam tới sân chơi quốc tế mà quan trọng hơn nữa là để cho những doanh nghiệp, đơn vị phân phối bán sỉ trên toàn thế giới nhìn nhận ra và hiểu được chất lượng, hình ảnh trái cây, nông sản của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cơ hội mà EVFTA mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên, doanh nghiệp Việt không nên xem EVFTA là “cứu cánh” mà chỉ nên xem những ưu đãi từ Hiệp định là yếu tố hỗ trợ. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là nội lực và sự cố gắng không ngừng của doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy tiếp cận toàn cầu, chủ động nâng cao năng lực sản xuất nội tại và khả năng tham gia thương mại quốc tế để tận dụng những lợi thế mà EVFTA đem lại để có thể phát triển và trụ vững trên thương trường quốc tế.

Còn theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để tận dụng được cơ hội từ EVFTA, trước hết cần xác định ngành nông nghiệp có lợi thế trên 3 trụ cột.

Một là, thương mại xuất khẩu về nông sản, chúng ta có một số những nhóm ngành hàng đang có lợi thế. Hai là, trong việc hợp tác, tiếp thu các công nghệ (đặc biệt là công nghệ chế biến) của khu vực châu Âu. Ba là, hai bên sẽ có lợi thế nâng cao năng lực quản lý thông qua các quy chuẩn, thông qua việc đào tạo nhân lực, kỹ năng phát triển… 

Cùng với đó, ngành nông sản phải chú ý đến dài hạn, tính căn cơ bền vững. Không gì bằng tái cơ cấu lại, hướng sản xuất nông nghiệp theo chuỗi và đảm bảo liên kết chặt chẽ doanh nghiệp với nông dân để hình thành quy trình khép kín. Từ đó đảm bảo truy suất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm và tận dụng tốt thị trường này.

Bên cạnh đó, thông qua thị trường châu Âu, ngành nông sản không chỉ khai thác tuyệt đối giá trị xuất khẩu mà còn làm chứng chỉ chứng minh trình độ sản xuất nông sản Việt Nam, trình độ liên kết các nhóm hàng Việt Nam đã đến cấp độ có thể đi bất kỳ thị trường nào trên thế giới, ông Cường nhấn mạnh.

Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020. Đối với các nhóm hàng nông sản quan trọng trong đó có cả áp dụng hạn ngạch thuế quan, cam kết của EU dành cho Việt Nam như sau:

Cà phê: EU xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang, giảm từ 7 – 11% xuống 0%; các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020.

Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của ta trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.

Gạo: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.

Đường: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%.

Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Gỗ và các sản phẩm gỗ hầu hết sẽ xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu.

Các sản phẩm khác thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 25.000 tấn tinh bột sắn (trên tổng nhập khẩu của EU là 33.000 tấn); 5.000 tấn ngô ngọt (riêng ngô bao tử sẽ không bị hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất 0% trong vòng 7 năm); 400 tấn tỏi và 350 tấn nấm. Thuế suất trong hạn ngạch của tất cả các mặt hàng thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan của EU là 0%. 

Ngọc An

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp