NSND Tuyết Mai - Giọng đọc ‘huyền thoại’ của Đài Tiếng nói Việt Nam

Thứ hai, 07/03/2022 11:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giọng đọc huyền thoại của NSND Tuyết Mai đã góp phần tạo thương hiệu cho nhiều tiết mục của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có những tiết mục mà đã 40 năm trôi qua, vẫn chưa tìm được giọng đọc thay thế.

NSND Tuyết Mai tên thật là Bùi Thị Thái, sinh năm 1925 tại Cát Hải (Hải Phòng), sau đó bà cùng gia đình chuyển về Hà Nội sinh sống. Bà là phát thanh viên thế hệ đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam, được phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 1984 và danh hiệu NSND vào năm 1993.

NSND Tuyết Mai là người thu âm những ca khúc đầu tiên cho Đài tiếng nói Việt Nam sau khi thành lập vào tháng 9/1945. Từ năm 1958, bà chuyển sang làm phát thanh viên. Bà được thính giả yêu mến bởi giọng chuẩn, âm sắc mượt mà, biểu cảm trong các chuyên mục Văn nghệ: “Tổ quốc ta tươi đẹp”, “Trên tuyến đầu Tổ quốc”…

nsnd tuyet mai  giong doc huyen thoai cua dai tieng noi viet nam hinh 1

NSND Tuyết Mai. Ảnh: TL

NSND Tuyết Mai được mệnh danh là giọng đọc huyền thoại với các chương trình: "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Chương trình dành cho đồng bào xa Tổ quốc"…

Nhiều người cho rằng, NSND Tuyết Mai là người có giọng đọc biến hóa, đầy sức thuyết phục, không chỉ tròn vành rõ chữ mà hết sức chuẩn mực tiếng Việt, đất Bắc, âm sắc thanh thoát đầy biểu cảm. Khi thì nhẹ nhàng, khi thì hào sảng, tràn đầy khí thế trong các bài bình luận, xã luận, mệnh lệnh chiến đấu quan trọng của Đảng và Nhà nước…

Hẳn là nhiều thính giả vẫn còn nhớ âm điệu ngọt ngào trong các lời xướng: “Tiết mục Tiếng thơ”, “Trang Văn nghệ chủ nhật” hay “Mời các bạn nghe buổi đọc truyện đêm khuya của Đài tiếng nói Việt Nam”. Đó là những minh chứng cho tài năng của giọng đọc tài hoa bậc nhất này.

NSND Tuyết Mai từng chia sẻ, để có được giọng đọc đặc sắc và đi sâu vào lòng người, bà đã phải khổ luyện liên tục. Ngoài việc vận động tập luyện thể dục thì bà còn dành nhiều thời gian để luyện thanh, luyện giọng, tập thở...

Ngoài việc khổ luyện, NSND Tuyết Mai cho rằng, người phát thanh viên phải có trái tim mẫn cảm, một nhận thức nhạy bén về đời sống mới tích hợp cho giọng đọc thêm truyền cảm, đi vào lòng người.

Từ hơn 10 năm trước, cố NSƯT Vũ Hà đã có những dòng viết về bà: “Từ mùa xuân 1958, giọng đọc Tuyết Mai xuất hiện trên sóng. Ngay từ buổi đầu, người nghe đài đã cảm mến giọng nữ trung mượt mà, êm ái. Không chỉ tròn vành rõ chữ mà hết sức chuẩn mực tiếng Việt xứ Bắc, âm sắc thanh thoát đầy biểu cảm. Thính giả mọi miền đất nước nhiều thập niên qua vẫn cho rằng, giọng nghệ sĩ ngâm thơ Trần Thị Tuyết và phát thanh viên Tuyết Mai là đặc sắc hơn cả”.

“Đặc sắc, không chỉ do có giọng trời phú. Thật sự đó còn là thành quả của một quá trình khổ luyện kiên nhẫn, miệt mài hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Riêng “vận động cơ học” thôi cũng phải rất bài bản. Sớm sớm, ngoài luyện tập thể dục còn phải dành nhiều thời gian để luyện thanh, luyện giọng trước khi tới Đài".

Tài năng của NSND Tuyết Mai không chỉ được hàng triệu thính giả trong cả nước tôn vinh là “Giọng đọc vàng” mà những gì bà đã làm khó ai theo kịp. Mặc dù bà nghỉ hưu đã hơn 20 năm, Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn sử dụng lời xướng của bà trong nhạc hiệu của nhiều chương trình như: "Tiếng thơ", "Sân khấu truyền thanh", "Đọc truyện đêm khuya". Riêng lời xướng cho buổi "Đọc truyện đêm khuya" và tiết mục "Tiếng thơ", đã 40 năm trôi qua, Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn chưa tìm được giọng đọc thay thế.

Có thể nói, giọng đọc của NSND Tuyết Mai gắn liền với rất nhiều thế hệ người Việt Nam, thế nên sự ra đi của bà là một mất mát không hề nhỏ.

Q.Anh

Bình Luận

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa