Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019):

Nửa thế kỷ lưu trữ, giữ gìn và xuất bản Di chúc Bác Hồ

Thứ năm, 25/04/2019 09:40 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nửa thế kỷ qua, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là văn kiện lịch sử quý báu, là tài sản vô giá của Đảng, của dân tộc ta. Năm 2012, bản Di chúc đã trở thành bảo vật quốc gia nên việc lưu trữ, giữ gìn cũng như xuất bản Di chúc được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng.

Lưu giữ tuyệt đối cẩn trọng

Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3/9/1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969. Bản Di chúc được công bố năm 1969, có đề ngày 10/5 gồm 4 trang in khổ 14,5x22cm. 

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) khẳng định bản Di chúc đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc chọn bản Di chúc Bác viết năm 1965 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ.

Bác Hồ tại phòng làm việc nhà 54, tháng 4/1957.

Bác Hồ tại phòng làm việc nhà 54, tháng 4/1957.

Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa VI cũng quyết định những tài liệu, tư liệu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh và liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được sự cho phép của Ban Bí thư mới được công bố, nhằm giữ ổn định chính trị.

TS Lưu Trần Luân, NXB Chính trị Quốc gia (NXB Sự Thật), một trong rất ít người may mắn được giao nhiệm vụ tham gia vào quá trình xuất bản toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên vào năm 1989, sau khi Ban Bí thư ra Thông báo “Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đã kể lại trong một nghiên cứu của mình: “Sau này, chúng ta được biết khi đồng chí Vũ Kỳ trao lại Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định chọn một người được tuyệt đối tin tưởng là một đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị lưu giữ. Trước khi đồng chí qua đời, các cơ quan chức năng đã thu lại tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này trong két sắt tại nhà riêng của đồng chí và Bộ Chính trị tiếp tục giao cho một Ủy viên Bộ Chính trị khác quản lý. Đến cuối năm 1989, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được giao lại cho cơ quan chức năng là Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng bảo quản. Từ đó đến nay, Di chúc của Người đã được lưu giữ tuyệt đối cẩn trọng”.

Xuất bản Di chúc

Thực ra từ năm 1969, ngay sau khi Bác Hồ qua đời, Di chúc của Người đã được công bố. Ở miền Bắc tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này đã được in và phát công khai trên các phương tiện thông tin để đồng bào cả nước biết về những lời dặn lại cuối cùng của Người. Ở miền Nam, năm 1970, trong điều kiện chiến tranh, Di chúc của Bác cũng đã được bí mật in để gửi tới nhân dân miền Nam, động viên, cổ vũ nhân dân quyết tâm thực hiện những điều mong ước của Bác, trước hết là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Theo TS Lưu Trần Luân, ngày 7/1/1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07-NQ/TW về việc xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập, thành lập Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch. Bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ nhất gồm 10 tập, kéo dài trong 10 năm, từ năm 1980 đến cuối năm 1989 thì hoàn thành. Văn bản cuối cùng của tập 10 in bản Di chúc đã được báo Nhân Dân công bố ngày 10/9/1969.

Nơi lưu trữ các hiện vật về Bác Hồ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Nơi lưu trữ các hiện vật về Bác Hồ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh.

TS Lưu Trần Luân nhớ lại: Mùa thu năm 1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, quyết định công bố toàn văn Di chúc Hồ Chủ tịch và ra chỉ thị thực hiện Di chúc này. Nhiệm vụ tổ chức xuất bản toàn văn di chúc được giao cho Nhà xuất bản Sự thật.

Việc in toàn văn cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao cho Nhà in Tiến Bộ. “Công việc được triển khai khẩn trương trong điều kiện an ninh được bảo đảm nghiêm ngặt”, ông Luân kể. 

Cũng theo ông Luân, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in theo công nghệ và chất liệu hiện đại nhất lúc bấy giờ: in màu, giấy couché với số lượng tới hơn 100.000 bản.

Từ đó cho đến nay, Di chúc của Bác đã nhiều lần được tái bản với số lượng lớn. Bởi tài liệu này như một văn kiện chính trị để lại cho toàn Đảng, toàn dân và đến hôm nay, nhiều vấn đề vẫn còn mang tính thời sự.

Cùng với việc xuất bản toàn văn Di chúc Hồ Chủ tịch, một sự trùng hợp thú vị là cũng trong năm 1989, khi bản thảo cuốn Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc hoàn thành, ông Vũ Kỳ - người giúp việc tận tuỵ và trung thành trên cương vị thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945-1969) - đã tin tưởng gửi bản thảo đến Nhà xuất bản Sự thật để tiến hành biên tập, xuất bản. Một chi tiết lý thú là bản thảo lúc đầu mà ông Vũ Kỳ gửi đến có tiêu đề là Bác Hồ dặn lại hoặc “Tôi để sẵn mấy lời này” đã được nhà báo Hoàng Tùng - lúc đó là Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật - đặt lại thành tên sách rất hay như ngày nay chúng ta biết là “Bác Hồ viết Di chúc”. Sau đó, cuốn “Bác Hồ viết Di chúc” của ông Vũ Kỳ do Thế Kỷ ghi đã được Nhà xuất bản Sự thật in cùng một lúc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và phát hành rộng rãi trong cả nước. Như vậy, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969 - 1989), người dân cả nước đã được tiếp cận với toàn văn Di chúc Hồ Chủ tịch và hồi ký “Bác Hồ viết Di chúc”.

Điều đặc biệt từ “Không gian Di chúc Hồ Chí Minh”

Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành vào đúng ngày 19/5/1990 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, ngay từ những ngày đầu chuẩn bị nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, Di chúc Bác Hồ đã được các nhà khoa học và các nhà bảo tàng học xác định là một trong những tài liệu trọng tâm, cần được nghiên cứu sâu cả về nội dung và hình thức văn bản để có giải pháp trưng bày phù hợp. Khảo sát thực tế trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh cho thấy, Di chúc Bác Hồ hiện đang được trưng bày tại nhiều vị trí trang trọng, với những ý tưởng trưng bày độc đáo. Trong đó, đáng kể nhất là “Không gian Di chúc Hồ Chí Minh”.

Bảo tàng Hồ Chí Minh còn thực hiện không gian 3D, xây dựng lại hình ảnh Bác đang ngồi đánh máy văn kiện cuối cùng trong cuộc đời, đó là không gian Bác Hồ viết Di chúc sau gian tưởng niệm. Tại không gian này, người xem được chứng kiến cả tiếng chim hót, máy chữ lách cách để khách tham quan như được sống lại khoảnh khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tài liệu lịch sử.

Trong 30 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận (đợt I, năm 2012) có 5 tài liệu có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là các tác phẩm: “Đường cách mạng”, “Nhật ký trong tù”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước”, và “Di chúc”. “Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - Bảo vật Quốc gia cuối cùng mà Người để lại là sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hy sinh vì nước vì dân; vạch ra những định hướng mang tính Cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi; là những lời căn dặn thiết tha; là sức mạnh thôi thúc toàn dân tộc hành động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Thư Trang

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức