NutiFood lội ngược dòng

Thứ sáu, 24/01/2020 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bối cảnh thị trường sữa trong nước cạnh tranh gay gắt, xuất hiện nhiều cái tên ngoại danh tiếng, các doanh nghiệp một mặt nỗ lực đứng vững tại thị trường nội địa, một mặt hướng tới các thị trường nước ngoài. Điểm mặt những cái tên thành công, không thể không nhắc tới NutiFood.

Từ “tổ hợp Đồng Tâm” đến… siêu thị Mỹ

NutiFood được hình thành từ Tổ hợp đời sống của Trạm Nghiên Cứu Dược Liệu - Sở Y Tế TP.HCM, lấy tên là Đồng Tâm, trong giai đoạn đất nước khó khăn bủa vây những năm 80 thế kỷ trước. Ban đầu, các dược sĩ, kỹ sư ở Đồng Tâm đã tự sản xuất các loại kẹo vitamin, viên ngậm mentha, cốm bổ,… phục vụ người bệnh sau mổ, rồi vươn mình thần tốc nhờ khả năng chèo lái của vợ chồng bác sĩ Trần Thị Lệ - doanh nhân Trần Thanh Hải.

Sau khi đã có chỗ đứng tại thị trường trong nước với doanh thu trên dưới 10.000 tỷ, NutiFood đã lên chiến lược vươn ra khỏi lãnh thổ, đáng kể nhất là bước tiến “kỳ diệu” vào Mỹ.

NutiFood ký kết hợp tác dinh dưỡng với Tập đoàn BASF - Cộng hòa Liên bang Đức.

NutiFood ký kết hợp tác dinh dưỡng với Tập đoàn BASF - Cộng hòa Liên bang Đức.

Nói về những ngày đầu tìm “visa” cho sữa Việt vào Mỹ, Tổng Giám đốc NutiFood - bác sĩ Trần Thị Lệ cho biết đó là khoảng thời gian không thể quên, gần như đã huy động mọi nguồn lực tốt nhất, tâm huyết nhất cho dự án. Bởi sản phẩm Việt vào Mỹ chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt với dòng sữa đặc trị vì thị trường này là nơi khai sinh các công ty sữa dinh dưỡng hàng đầu thế giới.

Chọn mặt hàng xuất khẩu cũng là vấn đề quan trọng. Đại diện NutiFood cho biết sau nhiều năm hợp tác, một số đối tác nước ngoài có đặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm của đơn vị, trong đó có Delori - nhà nhập khẩu hàng đầu các loại nước giải khát probiotic, sữa chua cho Mỹ. “Khi chúng tôi tìm hiểu về mặt hàng sữa, sản phẩm dinh dưỡng để mở rộng phân phối, NutiFood lọt vào tầm ngắm vì giữ thị phần số một trong thị trường sữa đặc trị Việt Nam, với hàng loạt sản phẩm được người dùng đón nhận...”, Chủ tịch Delori Jaime Brown chia sẻ.

Tuy nhiên, muốn bán sữa Việt ở Mỹ không phải chỉ đơn giản mang sản phẩm đặt lên kệ. Ông Jaime Brown cho biết hai bên đã phải nỗ lực không ngừng. Bước quan trọng và khó khăn nhất là chất lượng sản phẩm phải được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp “giấy thông hành”. NutiFood mất 6 tháng để kiện toàn nhà máy, dây chuyền sản xuất cũng như con người mới đạt những tiêu chuẩn mà FDA đề ra với hơn một triệu USD đầu tư thiết bị.

Kết quả, sau 2 năm đàm phán với Delori và làm việc với FDA Hoa Kỳ, sản phẩm của NutiFood được tổ chức kiểm nghiệm độc lập Michelson Laboratories (Mỹ) cấp giấy chứng nhận, nhà máy đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của FDA. Ngày 18/1/2018, NutiFood chính thức ký hợp đồng đưa dòng sữa bột Pedia Plus vào hơn 300 siêu thị tại bang Califonia.

Tiếp nối Vinamilk, TH Milk xây nhà máy ngoài biên giới

Ngoài Mỹ, NutiFood cũng đã và đang tiến vào thị trường châu Á. Từ chuyến xuất khẩu đầu tiên vào thị trường Trung Quốc và Philippines năm 2017, hiện sản phẩm của NutiFood đã có mặt ở Lào, Campuchia và Myanmar, hướng tới mở rộng thị trường sang Hàn Quốc, Nhật và châu Phi - nơi cần sữa đặc trị.

Dòng sữa đặc trị thực sự là thế mạnh của NutiFood, đã có mặt tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Đây cũng là một trong những lý do để nhiều đối tác ngoại tìm đến với NutiFood, tiêu biểu như: Tháng 9/2018, NutiFood hợp tác với Tập đoàn Backahill (Thụy Điển); Tháng 11/2018, NutiFood ký hợp tác với Tập đoàn BASF (Đức); Tháng 1/2019, NutiFood công bố liên doanh với Asahi (Nhật Bản) đưa các sản phẩm thương hiệu Wakodo vào Việt Nam; Tháng 3/2019, NutiFood ký hợp tác với Golf thủ huyền thoại Greg Norman đưa Nuti Café ra thế giới;…

Nhà máy sản xuất của NutiFood Sweden AB tại Thụy Điển.

Nhà máy sản xuất của NutiFood Sweden AB tại Thụy Điển.

Tới cuối tháng 5/2019 vừa qua, NutiFood Sweden AB, nhà máy chế biến sữa với 50% vốn góp của NutiFood đã được đưa vào vận hành ở miền Nam Thụy Điển, giá trị đầu tư giai đoạn 1 gần 20 triệu đô la Mỹ, tổng công suất 15.000 tấn mỗi năm. Khi hoàn thiện giai đoạn 2, nhà máy sẽ sản xuất sữa tươi tiệt trùng organic và sữa bột organic cao cấp đóng lon, hướng đến phân phối không chỉ tại châu Âu, châu Á, mà còn vươn ra thị trường toàn cầu.

Đáng chú ý, NutiFood Sweden AB là liên doanh đối tác giữa ba bên: NutiFood – Tập đoàn Backahill - Hợp tác xã các nông trại chăn nuôi bò sữa Skånemejerier Ekonomisk Förening. Trong đó, Backahill là tập đoàn thuộc sở hữu của tỷ phú Thụy Điển Erik Paulsson. “Chúng tôi chọn NutiFood bởi đây là công ty được thành lập bởi những chuyên gia dinh dưỡng và có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, bán các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm này sang nhiều quốc gia... Đặc biệt, chúng tôi rất ấn tượng khi NutiFood đã có được chứng chỉ FDA của Hoa Kỳ với những điều kiện hết sức khắt khe để đưa sản phẩm vào thị trường này…”, tỷ phú Erick Paulsson chia sẻ.

Việc bắt tay với một đối tác tầm cỡ nhưng vẫn giữ thế chủ động, góp vốn chiếm đến 50% được xem là một kỳ tích của một doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài. Thêm nữa, NutiFood Sweden AB là cái tên uy tín, giúp nối dài danh sách các dự án đầu tư của ngành sữa Việt ra thế giới sau các dự án của Vinamilk và THMilk tại Nga, Mỹ, New Zealand, Campuchia,...

Đón đầu cơ hội hội nhập

Không giấu diếm mục tiêu, khát vọng của NutiFood khi quyết định mở rộng đầu tư ra nước ngoài, Chủ tịch NutiFood Trần Thanh Hải mới đây đã cho biết: “Trong chiến lược vươn ra thế giới của mình, chúng tôi đã chinh phục được thị trường Mỹ, đây là bước tiếp theo để chúng tôi chinh phục thị trường châu Âu. Chúng tôi chọn Thụy Điển vì đây là đất nước cung cấp thực phẩm đạt chuẩn organic cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là sữa”.

Phát triển vững chắc thị trường nội địa và mở rộng thị trường ra thế giới là hướng đi táo bạo của các doanh nghiệp sữa Việt Nam vốn còn non trẻ. Theo giới đầu tư nhận định, các doanh nghiệp Việt đầu tư mạnh ra thị trường thế giới là để đón đầu cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và chủ động ứng phó với những thách thức do hiệp định này mang lại, như việc thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản giảm xuống 0%, khiến các thương hiệu sữa Việt bị cạnh tranh khốc liệt về giá ngay tại sân nhà.

Tổng Giám đốc NutiFood Trần Thị Lệ thăm trung tâm nghiên cứu thí nghiệm của BASF Khu vực Đông Nam Á.

Tổng Giám đốc NutiFood Trần Thị Lệ thăm trung tâm nghiên cứu thí nghiệm của BASF Khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp Hội sữa Việt Nam, ngành sữa đang tăng trưởng khá nhanh với mức 15-17% một năm. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên kết với các Viện nghiên cứu về dinh dưỡng tạo ra sản phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và đã đưa nhiều dòng sản phẩm sữa nước, sữa chua,… tới các thị trường châu Á, Trung Đông.

Theo đánh giá, đầu tư ra nước ngoài, sau đó đưa một phần sản phẩm về thị trường nội địa là định hướng của nhiều doanh nghiệp sữa, trong đó có NutiFood, và được cho là hướng đầu tư khôn ngoan, dám đi xa để “bắt cá lớn”.

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2019. Hai đại diện của Việt Nam góp mặt là của Tổng Giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và Tổng Giám đốc Nutifood Trần Thị Lệ.

Bác sĩ Trần Thị Lệ và cộng sự đặt tham vọng đưa NutiFood vượt ra khỏi biên giới Việt Nam bằng việc đầu tư ra nước ngoài thông qua các hoạt động liên doanh, mua bán và sáp nhập.

An Nhiên

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp